Làm Thế Nào Để Bắt Đầu Thực Hành Pháp

07 Tháng Giêng 202209:53(Xem: 3012)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU THỰC HÀNH PHÁP 
HH. Song Rinpoche 
Minh Hằng dịch Việt


HH. Song Rinpoche (1905 - 1984) sinh ra tại Kham, Tibet, học tại tu viện Ganden, nổi tiếng là một geshe uyên bác và là tu viện trưởng ở đây trong 9 năm. Sau đó, ngài sang Ấn Độ và là hiệu trưởng Học viện Nghiên cứu Tây Tạng Cao Cấp tại Sarnath. Rinpoche ban hướng dẫn nhập môn này vào ngày đầu tiên của khoá học hai tuần về Đại Thừa Chuyển Tâm tại Camp Kennolyn, Soquel, California, 20/05/1978 trong chuyến hoằng pháp đầu tiên của ngài tới phương Tây. Lama Zopa Rinpoche dịch trực tiếp tại pháp hội. Minh Hằng dịch Việt

---o0o---


THỰC HÀNH PHÁP LÀ SỰ LỰA CHỌN CÁ NHÂN

Nói chung, với tư cách cá nhân, tùy bạn có muốn thực hành Pháp hay không. Đó không phải là điều gì bạn có thể bị buộc phải làm – trừ phi là luật pháp sở tại, trong trường hợp này mọi người phải thực hành. Mặc dù thế, đó không phải là thực hành Pháp thực sự bởi vì tuân theo luật pháp sở tại nên được thực hiện chỉ cho đời này. 

Nếu bạn chỉ sống cho đời này, bạn không giúp ích cho các đời sau của bạn, trong khi thực hành Pháp, bạn mang lại hạnh phúc không chỉ cho tất cả các đời sau mà còn cho cuộc sống hiện tại của bạn nữa. 

Tuy nhiên, bạn phải tìm thấy và thực hành chánh Pháp; nếu bạn thực hành tà Pháp, cho dù bạn thực hành nó bao nhiêu, bạn cũng lãng phí cả cuộc đời của mình. 

Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó. Nhiều tôn giáo khác nhau đã xuất hiện trên Địa cầu này nhưng Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ban hạnh phúc và lợi ích lúc bắt đầu, ở giữa và cuối cùng. Nhân của Pháp là công đức, Pháp dẫn đến công đức, Pháp tạo công đức mọi lúc và, do đó mang lại lợi ích liên tục

Từ lúc bắt đầu, Phật Pháp lan rộng khắp Ấn Độ và sau đó sang Tây Tạng. Những ngày này, vì tình thế bất lợi, Pháp đang truyền bá lại trong Ấn Độ và thậm chí xa hơn. Tôi sử dụng từ “bất lợi” bởi vì tình thế mà tôi đang nói đến là tình thế đã diệt trừ Phật giáo ở Tây TạngTuy nhiên, vì cùng tình thế này đã giúp Pháp truyền bá đến các nước khác, từ cách nhìn đó có lẽ chúng không quá bất lợi

Bạn nên làm gì khi bạn gặp Pháp? Đầu tiên bạn nên lắng nghe, sau đó hãy cố hiểu ý nghĩa và cuối cùng thiền định. Nếu bạn thực hành theo cách đó, bạn có thể đạt thành giác ngộ

Có hai lý do để lắng nghe [hoặc đọc] những giáo lý; một là đơn giản đạt được hiểu biết trí tuệ, hai là biết cách để thực hành. Nếu bạn thực hành Pháp, sẽ giũ sạch các ý tưởng tiêu cực phiền não và chuyển hóa tâm bạn; thay đổi tâm tốt hơn. Điều này mang lại hạnh phúc cho bạn trong đời này và các đời sau

Nếu bạn lắng nghe [hoặc đọc] Pháp để đạt được hiểu biết trí tuệ nhưng không đưa các giáo lý mà bạn nghe vào thực hành thì bạn không giúp ích cho tâm nhiều đâu. Tuy nhiên, vì những gì bạn đang lắng nghe là Phật Pháp nên có lợi ích nào đó – nghe giáo lý để lại dấu ấn trong thức của bạn; nó gieo mầm trong tâm bạn. Sau đó, trong đời sau, bạn có thể sẽ dễ dàng hiểu và nhận biết Pháp hơn. 

Do đó, nếu bạn đang lắng nghe [hoặc đọc] giáo lý để hiểu và thiền định về chúng, điều đó thật tuyệt hảo, nhưng dù thế nếu bạn chỉ cố đạt hiểu biết trí tuệ, điều đó cũng tạo phước đức rộng lớn và là nhân cho hoan hỷ. Dù bất cứ động cơ thúc đẩy của bạn nghĩ về Pháp là gì thì bạn nên cảm thấy “Tôi thật may mắn làm sao!”. 

Vì chúng ta gặp Pháp trong thời mạt pháp này, điều vô cùng quan trọng là chúng ta đừng để lỡ cơ hội này. Một khi chúng ta bắt đầu thực hành, điều thiết yếu là bạn không chỉ tiếp tục thực hành như vậy mà còn hoàn thành sự thực hành của mình. Đầu tiên hãy thử hiểu các giáo lý, sau đó thử thực hiện những gì bạn hiểu có lợi nhất có thể cho các chúng sanh khác.  

Để Pháp mở rộng trong tâm, bạn phải tìm được một vị đạo sư phẩm hạnh hoàn hảo. Những ngày này, số các tăng sĩ, cao tăng (gesh), và Lama uyên bác bên ngoài Tây Tạng nhiều hơn tại Tây Tạng

Điều mà chúng ta gọi là Pháp là liều thuốc trị tâm, thay đổi từ tâm bất phục, trạng thái trước Pháp sang tâm tốt đẹp hơn. Từ thuở vô thủy, tâm chúng ta đã bị hoen ố, mơ hồnhiễm ô và phiền não bởi tam độc của vô minh, tham đắm và giận dữ bởi vì chúng ta vừa không hiểu biết vừa không thực hành giáo lý. Pháp là liều thuốc thay đổi phần nào tâm đó cho tốt đẹp hơn.


TÁI SINH

Không chỉ Phật giáo là tôn giáo giảng về tái sinh. Chẳng hạn ở Ấn Độ cổ, đã có nhiều tín ngưỡng phi Phật giáo tin vào sự tái sinh. Nhưng một trong những tôn giáo này – Triết học duy vật khoái lạc (người theo chủ nghĩa khoái lạc), tri kiến của họ đặc biệt bị hạn chế – phủ nhận sự hiện hữu của tái sinh bởi vì họ tin rằng chỉ tất cả những gì mà họ có thể nhìn thấy bằng mắt mới hiện hữu. Đó là lập luận của họ: nếu bạn có thể thấy nó thì nó có; nếu bạn không thể thấy nó thì không có. Ngay cả người bình thường cũng cho rằng đây là một vô minh kiếnvô cùng hạn chế. Có nhiều thứ mà bạn không thể thấy – như sau lưng bạn, những thứ được chôn dưới lòng đất hoặc những gì người khác nghĩ – nhưng chúng vẫn hiện hữu

Có nhiều lý do chứng minh sự hiện hữu của các đời trước và đời sau, nhưng nếu bạn không nghiên cứu về các quảng kinh đi sâu vào những lý do này thì khó cho tôi giải thích chúng và khó cho bạn để hiểu. 

Tuy nhiên, vì bạn đã quan tâm thực hành Pháp rồi, nên cũng không bắt buộc tôi phải cố giải thích sự hiện hữu của tái sinh cho bạn. Dù sao đi nữa, số lượng các hiện tượng hiện hữu mà chúng ta không thể thấy thì vô cùng lớn hơn số mà chúng ta có thể thấy; về cơ bản không so sánh được. Những điều mà chúng ta không thấy hoặc nhận biết là không đếm xuể; kiến thức hiện tại của chúng ta gần như bằng không. Chỉ điều đó cho thấy hiểu biết chúng ta nhỏ bé biết mấy.


BẠN CẦN BIẾT ĐIỀU GÌ ĐỂ THỰC HÀNH PHÁP

Có lẽ điều tốt nhất mà bạn có thể làm khi thực hành Pháp là noi theo giáo lý về ba phạm vi của con đường tiệm tiến tới giác ngộcon đường cho bậc hạ căntrung căn và tối thượng căn. Bằng cách thực hành giáo lý, bạn có thể tạo ra ba phương diện chủ yếu của con đường – sự từ bỏ sinh tử luân hồibồ đề tâm, và chánh kiến của tánh không – điều này giúp bạn có đủ tư cách đi theo con đường tiệm tiến của mật chú thừa hay Kim Cương thừa

Tuy nhiên, điều chính mà bạn nên làm là rèn luyện tâm trong bồ đề tâm, bởi vì không làm điều này thì không có khả năng nhỏ nhất để đạt thành trạng thái giác ngộ cực lạc; bạn tuyệt đối phải dấn thân vào những thực hành cao cả của sự chuyển hóa ý tưởng Đại thừaNếu không rèn luyện bồ đề tâm, bạn thậm chí không được phép lắng nghe  mật điển (tantra), chưa nói đến đưa chúng vào thực hành. Và khi bạn bước vào mật đạo tantra, bạn nên giữ bí mật việc thực hành của mình; đó là lý do tại sao giáo lý mật điển cũng được gọi là mật chú

Không chỉ giáo lý về mật chú không thể được giảng giải đến những ai có tâm còn non nớt, không dễ lĩnh hội mà ngay cả giáo lý chuyển hóa ý tưởng Đại thừa vĩ đại cũng không nên truyền đạt cho những ai có tâm chưa sẵn sàng. Bạn không thể chỉ chạy vào trung tâm thành phố và trao chúng cho bất kỳ người qua đường. Thực tế, chúng chỉ nên được thuyết cho những học trò hỏi thầy của mình một cách thành khẩn về chúng. 

Nếu bạn muốn đạt thành giác ngộ, bạn cần phải thực hành tantra, và để làm điều đó, bạn cần phải rèn luyện tâm trong bồ đề tâm. Để rèn luyện trong bồ đề tâm, bạn cần phải thực hành sự chuyển hóa ý tưởng Đại thừa vĩ đại và để làm điều đó, bạn cần phải  thọ nhận các giáo lý về nó. Do vậy, bạn nên thành khẩn thỉnh thầy của bạn giảng dạy về các giai đoạn của con đườngđặc biệt về sự chuyển hóa ý tưởng. Sau đó, dù cho tâm của bạn chưa trở thành bồ đề tâm, nhưng gần đến bồ đề tâm, bạn có thể tiếp nhận sự khai tâm và giáo lý về mật chúvô cùng có ích; điều này để lại một ấn tượng quan trọng trong tâm bạn. 

Trước khi bạn nhiếp thọ giáo lý về sự chuyển hóa ý tưởng Đại thừa vĩ đại, bạn cần phải nghiên cứu những giáo lý sơ bộ  về con đường tiệm tiến tới giác ngộ

Mục đích của Pháp là quy thuận tâm bạn, tu sửa những hành vi trong đời sống hàng ngày của bạn để chúng trở nên ích lợi. Cho nên, giáo Pháp là tấm gương phản ánh rõ ràng các hành vi của thân, khẩu và tâm để bạn có thể nhận định chúng là có ích lợi – nhân của hạnh phúc – hay là có hại – nhân của khổ đau.  

Từ vô thủy trong các đời trước, chúng ta đã nằm dưới sự khống chế của những ý tưởng tiêu cực phiền não, chúng thúc đẩy chúng ta luôn tạo ra những hành động tai hại, nghiệp tiêu cực, nhân của khổ đau mà không có chọn lựa. Kết quả, từ thuở vô thủychúng ta đã trải qua những khổ đau khác nhau của sinh tử luân hồi và thậm chí trong đời này, chúng ta tiếp tục chịu đựng như vậy. Từ lúc sinh ra, chúng ta không có được một ngày không có vấn đề

Nói cách khác, chúng ta bị bệnh; chúng ta là bệnh nhân. Chúng ta đang mắc bệnh về ý tưởng tiêu cực phiền não, làm cho chúng ta tạo nên những hành vi lầm lỗi, mang lại quả khổ đau. Điều gì có thể chữa lành căn bệnh này? Điều gì có thể làm dịu khổ đau của chúng ta? Chúng ta cần điều trị gì? Đó là Pháp. Pháp là liều thuốc duy nhất có thể giúp đỡ.  

Bây giờ, vấn đề về liều thuốc đó là phải dùng thuốc. Bệnh nhân có đúng thuốc nhưng không uống thuốc thì không thể chữa khỏi. Tương tự, nếu chúng ta không thực hành giáo Pháp mà chúng ta thọ nhận thì không thể chấm dứt các vấn đề trong đời sống hàng ngày của chúng ta hoặc thoát khỏi khổ đau.  

Trước khi nhiếp thọ các giáo lý về sự chuyển hóa ý tưởng Đại thừa vĩ đại, chúng ta cần phải hoàn thành các thực hành sơ bộ. Đây là nền tảng đúng để thiền định về bồ đề tâm. Những giáo lý khởi đầu này bao gồm những nội dung về tái sinh làm người toàn hảo – đó là gì, nó có ý nghĩa như thế nào và sẽ khó như thế nào để tiếp nhận trở lạivô thường và cái chết; nương tựa Phật, Pháp và Tăng; nghiệp; và những thiếu sót của vòng sinh tử luân hồi. Bạn nên bắt đầu thực hành của mình bằng cách tu tập và rồi đưa vào thực hành giáo lý về sự tái sinh làm người toàn hảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5724)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt. Hãy quy y từ tận đáy lòng bạn. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
06 Tháng Năm 2016(Xem: 5831)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới. [01] Từ ngữ "Phật Giáo" xuất phát từ chữ "budhi", có nghĩa là "tỉnh thức". Phật Giáo có nguồn gốc cách đây khoảng 2.500 năm khi Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gotama), được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tự mình tỉnh thức (giác ngộ) ở tuổi 35.
11 Tháng Tư 2016(Xem: 7136)
Sách nằm trong loạt sách liên kết được sự cho phép chính thức bằng văn bản của ngài Rajiv Mehrotra, thay mặt cho Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Ấn Độ.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 7218)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 6624)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 5406)
25 Tháng Tư 2015(Xem: 42573)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 8061)
Sự giải thoát của kinh Hoa Nghiêm không phải là phá hủy sự tướng, dù chỉ bằng cách quán tưởng; cũng không phải là đưa sự tướng trở về bản tánh tánh Không của chúng. Sự giải thoát, giác ngộ của kinh Hoa Nghiêm là thấy được sự viên dung vô ngại của tất cả sự tướng.