Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

26 Tháng Tám 201000:00(Xem: 39997)

Con là một đệ tử của Phật, đồng thời cũng là một người đồng tính. Con cảm thấy rất xấu hổ mỗi khi đi vào chùa, hoặc thậm chí mỗi khi thắp nhang ở nhà. Con không biết như vậy có phải là tội lỗi không? Nếu con kết hôn đồng tính, con có được đi vào chùa nữa không, con có được các sư tăng chấp nhận không? Nếu câu hỏi này mạo phạm đến các Phật, xin tha thứ cho con.

Chào em,

Trước hết phải nói ngay với em rằng đồng tính luyến ái, theo các nhà khoa học ngày nay cho biết không phải là một căn bệnh, cả về tâm lý lẫn sinh lý. Điều này đã được Tổ Chức Y tế Thế Giới Liên Hiệp Quốc (WHO: World Health Organization) và Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) xác nhận bằng cách loại bệnh đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các chứng bệnh trên thế giới.

Thật ra, bản chất của đồng tính luyến ái không phải là tốt hay xấu mà tốt hay xấu là do tư cách hành xử của chúng ta trong cuộc sống với môi trường chung quanh. Chính vì thế em không nên có mặc cảm xấu hổ, cần phải che dấu và chịu đau khổ một mình. Hiện nay có rất nhiều người đồng tính luyến ái trên thế giới đang phải chịu đau khổ do sự kỳ thị bởi thiếu hiểu biết và thiếu cảm thông giữa người với người. Đối với luật pháp hiện nay của Việt Nam cũng như của rất nhiều quốc gia trên thế giới chưa cho phép những người cùng giới tính kết hôn với nhau.

Đối với Phật Giáo, đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, bình đẳng và không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mầu da và giới tính. Với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, Phật giáo không chủ trương xét xử, không chống đối hay chỉ trích người khác, đơn thuần chỉ dựa trên tính chất của người đó, vì điều này được xem như là một sự phê phán thiên vị và không công bằng. Vì thế, xuyên qua những lời giảng dạy của Đức Phật, chúng ta không thấy Ngài phê phán những người đồng tính về phương diện đạo đức.

Với hàng Phật tử tại gia đồng tính, Đức Phật không có điều luật hay lời khuyên nhủ nào về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính này. Ngài nói rằng Ngài chỉ là người hướng đạo, là người dẫn đường cho chúng sinh đến bến bờ giải thoát. Điều này được hiểu là ngài không có thẩm quyền để bắt buộc người khác phải theo Ngài hay phải làm gì. Nguyên tắc này cho chúng ta thấy, nguyên lý giáo pháp của Đức Phật không bao gồm những qui tắc, phong tục tập quán...

Xem tiếp nguyên bài:
ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI CÓ ĐƯỢC PHẬT GIÁO CHẤP NHẬN KHÔNG
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11350)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi:
23 Tháng Tám 2015(Xem: 7270)
Tôi đọc khá nhiều những câu chuyện Phật giáo và rất tin tưởng vào nhân quả. Nhưng có hai vấn đề hiện tôi vẫn chưa hiểu rõ: 1- Ví như đời này tôi giết một con chó, đời sau đủ nhân duyên tôi và con chó đều được tái sinh, và con chó ấy giết lại tôi thì đúng vì tôi phải trả mạng lại cho nó. Nhưng
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14748)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6090)
Hãy thính Pháp với càng nhiều vị giảng sư càng tốt bởi đó là điều kiện mình sẽ được tiếp cận nhiều nguồn truyền thụ phong phú từ nhiều bộ óc khác nhau. Không nên chỉ chăm chăm nghe Pháp độc nhất với một vị dù đó là thần tượng trong tâm đi nữa
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 7170)
...chồng chết thủ tiết nuôi con theo quy chuẩn tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Người nữ lúc nhỏ thì theo cha, đến khi lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì theo con), hoàn toàn xa lạ với nhân quả và đạo đức nhân bản của Phật giáo.
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 4014)
lo sợ vì tâm ác tự khởi dù không muốn
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 4208)
Tôi tu tại gia thì mặc áo tràng màu gì Và kinh nhật tụng bản triếng việt mua ở đâu hay tên kinh sách
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 7142)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 4573)
Tôi là một người mới học tu theo pháp môn Tính Độ. Vì có quá nhiều nghiệp ác nên đầu óc không được thành tịnh khí niệm Phật. Tôi muốn niệm Phật và lạy Phật để sám hối những nghiệp chướng của mình. Tôi mỗi ngày niệm Phật và lạy Phật tương đối khá thường xuyên. Vì muốn sám hối những nghiệp ác của mình nên đã học thuộc chú Đại Bi. Tôi mỗi ngày trước khi đi làm có niệm chú nhưng muốn khi đi làm, lúc đi bộ miệng đọc chú để khỏi quên và cũng nhân thể được giảm bớt ác nghiệp của mình. Kính thưa Ban Biên Tập có thể cho ý kiến cho một vài câu hỏi sau: 1. Niệm chú trong lúc đi bộ không chắp tay lạy có được không? 2. Đọc kinh A Dì Đà trước bàn làm việc, thỉnh thoảng phải bốc điện thoại hoặc không chắp tay lạy có tội không? Kính mong Ban Biên Tập trả lời nhưng thắc mắc này để tôi có thể yên tâm đọc kinh và đọc chú trước khi làm việc mà không mắc tội. Chân thành cảm ơn Ban Biên Tập