Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

26 Tháng Tám 201000:00(Xem: 33248)

Trong mùa xuân này, tôi đến một số nơi và thấy nhiều mẫu tượng Phật Di Lặc khác nhau. Tượng Di Lặc đứng hoặc ngồi bụng no tròn, nét mặt sáng ngời, vui vẻ. Tượng Ngài cũng như thế nhưng thêm chi tiết đứng trên một cái bao lớn, lưng đeo “bầu rượu”, giữa bụng có chữ Phước. Loại tượng Di Lặc khác thì có thêm hai tay nâng thỏi vàng lên cao, hoặc tay cầm xâu tiền đồng, hoặc vai gánh trái đào, nón đeo sau lưng, đứng trên bao lớn v.v… Tôi hỏi thì hầu hết mọi người nói đó là tượng Phật Di Lặc. Tuy nhiên, khi tôi hỏi những người bán đồ thờ cúng ở quận 5 (TP.HCM) thì được cho biết đó là tượng ông thần Tài. Hiện tôi rất băn khoăn để phân biệt đâu là tượng thần Tài và đâu là tượng Phật Di Lặc, mong quý Báo hoan hỷ trợ duyên.


Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Huỳnh Ngọc Trảng (Nguồn gốc thờ thần Tài) thì tục thờ thần Tài có từ lâu đời và phổ biến trong các cộng đồng người Hoa. Trước hết, Thổ Địa là một trong những vị thần Tài. Do nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu nên thần Đất cũng là thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài do thuyết ngũ hành tương sinh: Thổ sinh kim.

 

blank

Tượng Di Lặc nâng thoi vàng một biến thể
không đúng với quy chuẩn đồ tượng học Phật giáo

Ngoài thần Đất được thờ tự để cầu tài, người Hoa còn thờ nhiều thần Tài khác. Phổ biến và tôn quý nhất là Tài Bạch tinh quân. Đây là vị thần thường thờ tự tôn kính ở các đền miếu, đặc biệt phổ biến là các cơ sở thờ tự thuộc nhóm phương tộc Triều Châu. Tài Bạch tinh quân gồm 5 vị thần, chủ bộ Tài lộc thiên giới, do Triệu Nguyên soái hay Triệu Công Minh đứng đầu.

Trên trời có Tài Bạch tinh quân, dưới đất cũng có thần Tài âm phủ. Hình tướng vị thần Tài này giống một phán quan, đen thui, trên đầu đội mũ ống cao, có dòng chữ “Nhất kiến phát tài”. Ngoài ra còn có thần Tài Phạm Lãi (trung thần của Việt Vương Câu Tiễn), thần Tài Lưu Hải (Tể tướng triều Lương), thần Tài Hòa Hợp nhị tiên, thần Tài Quan Công v.v…

Người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực. Đến cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” và đến tận bây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân ly ở khắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia... Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học, là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa.

 

blank

Tượng Tài Bạch tinh quân

Qua những cứ liệu trên, chúng ta thấy rõ rằng, dù có nhiều vị thần Tài khác nhau được tôn thờ trong dân gian nhưng hình tượng của chư vị thần Tài ấy hoàn toàn khác với tôn tượng của Bồ tát Di Lặc (Bố Đại Hòa thượng) của Phật giáo với nét đặc trưng là hình dáng vị Tăng có chiếc bụng lớn, miệng cười hoan hỷ, tay cầm túi đãy lớn, thường có trẻ nhỏ đeo bám xung quanh…

Như thế, tượng Ngài Di Lặc nâng thoi vàng hiện nay là một biến thể do dân gian sáng tạo ra, gán ghép cho Ngài chứ không theo quy chuẩn đồ tượng học Phật giáo. Và tất nhiên, không thể gọi Ngài Di Lặc là thần Tài được. Ngài là Bồ tát chứ không phải thánh thần, dù rằng Ngài được tin tưởng và sùng kính là vị Bồ tát luôn ban tặng niềm vui, hỷ xả, sức khỏe và phúc lộc.

Theo quan niệm của thuật Phong thủy phương Đông, tượng Di Lặc, thoi vàng, bình vàng bạc,... được xếp vào Tài thần dùng để chiêu tài, bày biện tại gia trạch hoặc cửa hiệu để tăng thêm phúc lộc, hóa sát, thu tài. Vì thế, việc gán ghép vàng thỏi, tiền xâu lên tôn tượng Di Lặc là một sự khiên cưỡng, khập khiễng và vô hình trung “thế tục hóa” Ngài, dù điều ấy chỉ thể hiện lòng mong mỏi chân thành được phúc lộc, thịnh phát.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 9847)
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12065)
Con nghe nói hộ niệm vãng sinh, nhất là cho người hấp hối sắp chết, nhưng con không hiểu phải hộ niệm như thế nào mới đúng cách? và phải làm sao cho người chết được lợi lạc vãng sinh? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11280)
Theo tinh thần Chánh pháp, hộ niệm dù đông đảo, thiết tha và chí thành đến mấy cũng chỉ có tính trợ duyên mà không mang tính quyết định trong việc vãng sanh của người chết. Vãng sanh (hoặc sanh về cõi lành) hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4988)
Nam Mô A Di Đà Phật. kính bạch sư phụ cho đệ tử được hỏi, con muốn đào ao nuôi cá, khi cá lớn con sẽ bán, như vậy có phạm giới sát sinh không?
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4558)
dạ thưa quý sư phụ, đệ tử là 1 phật tử, đã quy y, và tu theo pháp môn tịnh độ, nay con muốn tu thêm pháp môn mật tông có được không? và nếu được thì con có phải làm lễ quán đãnh hay không? và tu tập ở đâu? con ở quận 3, tp hcm. dạ kính xin quý sư phụ hoan hỉ chỉ dạy. Nam Mô A DI Đà Phật.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9274)
Sau khi đọc cuốn “Thiền Tông và Tịnh Độ Tông” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ và “Thiền Tịnh Song Tu” của Ni trưởng Như Thanh, con đã quyết định thực tập niệm Phật và tu tập Thiền song song với nhau, vì con thấy sự kết hợp này rất phù hợp với con. Nhưng con không biết rằng tu tập như vậy có được không? Con muốn dung hòa tự lực và tha lực chứ không nghiêng về một bên. Kính mong quý thầy quý sư cô hướng dẫn giúp con một đường đi cụ thể hơn?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 9969)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâm và bản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâm và bản tánh giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tánh Phật của mọi người nó bất sanh bất diệt, thế nào là bất sanh bất diệt?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 20637)
Chúng tôi được đọc sách của một vị Thiền sư. Vị này nói rằng “tâm không thể ở ngoài não, tâm cũng không thể ở trong trái tim mà tâm thực sự ở trong não….tâm bị nhốt trong cơ chế não”. Và "Cơ chế Tánh Giác (Phật tánh - Buddha nature) nằm sau bán cầu não trái". Vì vậy, xin quý độc giả cao minh và ban biên tập hoan hỷ giải thích cho chúng tôi hiểu rõ, chiếu theo lời Phật và chư Tổ thì Tâm ở đâu?
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 8314)
Tôi là một kỹ sư, độc thân, công việc thì tạm ổn. Là Phật tử, tôi nguyện sống tử tế, hài hòa với mọi người trong gia đình, trong cơ quan và bè bạn. Hiện có một điều làm tôi cảm thấy khó xử. Đó là, theo như giáo lý nhà Phật, con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau; những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình sẽ tác động đến mọi người xung quanh, và ngược lại...
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10631)
Có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng mải mê đầu cơ tích trữ, vun vén cho bản thân, nuôi tham vọng làm cho cơ nghiệp ngày càng thêm lớn, bất chấp thủ đoạn, giẫm bừa lên khổ đau của người khác. Một lần vợ ông bệnh nặng, ông thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu phước giải bệnh. Ông nói với vị Tăng: