Năm Thời Thuyết Pháp Của Đức Phật.

27 Tháng Tám 201000:00(Xem: 37589)
Xin cho biết về Năm Thời Thuyết Pháp của Đức Phật.

TRẢ LỜI: Theo Ngài đại sư Trí Khả thì đức Phật thuyết pháp chia là 5 thời kỳ:

1. Thời kỳ Hoa Nghiêm (Avatamsaka). – Sau khi mới thành đạo, đức Phật dùng tuệ nhãn nhìn thấy rõ tâm địa các vị đại Bồ tát và các bậc căn trí thượng thừa đã thuần thục, nên Phật nói kinh Hoa Nghiêm để giáo hóa và điều ngự họ. Trong số đó cũng có những hàng tiểu căn nghe, nhưng lại chẳng hiểu đức Phật nói gì cả.

2. Thời kỳ A Hàm (Agamas). - Thời kỳ đức Phật nói kinh “Tứ A Hàm”:

- Dirghàgamsa sutra (Trường A Hàm)
- Madhyamàgamas sutra (Trung A Hàm)
- Ekottarikàgamas sùtra (Tăng Nhất A Hàm)
- Samyaktàgamas sùtra (Tạp A Hàm) và

- Khudhana sùtra (Tiểu A Hàm) (Tạp Tạng) thì gọi là “Ngũ A Hàm”. Bộ kinh này đầu tiên đức Phật giảng tại vườn hoa Lộc Uyển (Sarnath), nên sau này còn gọi là Thời kỳ Lộc Uyển, vì căn cơ của các hàng Thanh văn còn thấp kém nên Phật nói Pháp “Tứ Diệu Đế” (Catuariyasaca = Khổ, Tập, Diệt, Đạo); diễn giảng trong 4 bộ kinh A Hàm, để giáo huấn các bậc sơ cơ Tiểu Thừa.

3. Thời kỳ Phương Đẳng (Vaipulya). – “Phương Đẳng” có nghĩa là thời kỳ thuyết giáo chung cho hết thảy chúng sinh, gồm 4 giáo TẠNG – THÔNG - BIỆT – VIÊN. Về thời kỳ này, đức Phật nói kinh Vimalakirti (Duy Ma Cật) để giáo hóa các bậc Tiểu Căn, rằng giáo pháp thuộc Nhị Thừa giáo chưa phải là chỗ rốt ráo, cùng tột, đã vội cho là đủ, tức Phật có ý quở trách để họ tự biết hối mà ham mộ giáo lý Thượng Thừa.

- Tạng Giáo, tức Tam Tạng Thánh Giáo.

- Thông Giáo, tức có nghĩa là đức Phật thuyết pháp cho mọi hạng người đều nghe. Hàng đệ tử căn cơ ám độn khi nghe giáo pháp ấy thì “thông” vào Tạng Giáo; bậc căn trí sáng láng, nghe giáo pháp ấy rồi thì được “thông” vào Biệt Giáo và Viên Giáo, nên gọi là Thông Giáo.

- Biệt Giáo, tức là đức Phật nói phép cho hàng Bồ tát, khác với Tạng Giáo, Thông Giáo kể trên và Viên Giáo sau này, nên gọi là Biệt Giáo.

- Viên Giáo, Đức Phật đối với các bậc Bồ tát có căn trí thông tuệ mà nói ra pháp cao siêu, mầu nhiệm, dạy đủ Viên, Đốn, cho nên gọi là Viên Giáo.

(Trong 4 Giáo trên, TẠNG, THÔNG BIỆT, là 3 giáo thuộc về Quyền Giáo, VIÊN giáo thuộc về Thật Giáo).

4.Thời kỳ Bát Nhã (Prajnãramita), tức thời kỳ đức Phật nói các kinh Bát Nhã để mở mang kiến, văn, giải, cho hàng Tiểu căn, có tâm hướng thượng; nhưng hãy còn có chỗ cố chấp, chưa dứt bỏ hết được, nên Phật nói pháp “Bát Nhã Không Tuệ” để phá chấp, giúp cho họ không đạt lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU của các “Pháp”. (Đấy chẳng qua là “giả tướng”, chứ thực ra không có cái gì là thật thể hiện hữu trên cõi đời này). Nhờ đó mà hàng Tiểu căn sớm đạt được giải thoát.

5.Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn (Saddharmapundarikam - Nirvàna), tức thời kỳ đức Phật nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa và kinh Niết Bàn cho mọi căn cơ, mọi lớp người (từ thượng căn, bậc căn trí thông tuệ, đến trung căn, bậc căn trí trung bình và hạ căn, bậc căn trí thấp kém), tất cả đều được nghe và hiểu, tùy mỗi căn tính chúng sinh; cũng gọi là “HộiTam Qui Nhất” cho đến khi đã thuần thục, nên đức Phật trực chỉ nghĩa Khai, Quyền, Hiển, Thực, tức là chỉ thẳng Thật Tính, Thật Tướng của các “pháp”; không ngoài mục đích: “Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật Tri Kiến” cho chúng sinh đều được chứng đạo quả “Vô Thượng Bồ Đề = Anuttara Samyak Sambodhi”. Ngoài ra, cũng có những căn cơ vì quá thấp kém thì Phật giảng kinh Niết Bàn để độ tận chúng sinh cùng vào bể “Đại Hải Thanh Tịnh”, chứng đạo quả Giác ngộ và Giải thoát.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11405)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi:
23 Tháng Tám 2015(Xem: 7296)
Tôi đọc khá nhiều những câu chuyện Phật giáo và rất tin tưởng vào nhân quả. Nhưng có hai vấn đề hiện tôi vẫn chưa hiểu rõ: 1- Ví như đời này tôi giết một con chó, đời sau đủ nhân duyên tôi và con chó đều được tái sinh, và con chó ấy giết lại tôi thì đúng vì tôi phải trả mạng lại cho nó. Nhưng
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14818)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6135)
Hãy thính Pháp với càng nhiều vị giảng sư càng tốt bởi đó là điều kiện mình sẽ được tiếp cận nhiều nguồn truyền thụ phong phú từ nhiều bộ óc khác nhau. Không nên chỉ chăm chăm nghe Pháp độc nhất với một vị dù đó là thần tượng trong tâm đi nữa
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 7201)
...chồng chết thủ tiết nuôi con theo quy chuẩn tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Người nữ lúc nhỏ thì theo cha, đến khi lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì theo con), hoàn toàn xa lạ với nhân quả và đạo đức nhân bản của Phật giáo.
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 4051)
lo sợ vì tâm ác tự khởi dù không muốn
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 4246)
Tôi tu tại gia thì mặc áo tràng màu gì Và kinh nhật tụng bản triếng việt mua ở đâu hay tên kinh sách
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 7167)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 4596)
Tôi là một người mới học tu theo pháp môn Tính Độ. Vì có quá nhiều nghiệp ác nên đầu óc không được thành tịnh khí niệm Phật. Tôi muốn niệm Phật và lạy Phật để sám hối những nghiệp chướng của mình. Tôi mỗi ngày niệm Phật và lạy Phật tương đối khá thường xuyên. Vì muốn sám hối những nghiệp ác của mình nên đã học thuộc chú Đại Bi. Tôi mỗi ngày trước khi đi làm có niệm chú nhưng muốn khi đi làm, lúc đi bộ miệng đọc chú để khỏi quên và cũng nhân thể được giảm bớt ác nghiệp của mình. Kính thưa Ban Biên Tập có thể cho ý kiến cho một vài câu hỏi sau: 1. Niệm chú trong lúc đi bộ không chắp tay lạy có được không? 2. Đọc kinh A Dì Đà trước bàn làm việc, thỉnh thoảng phải bốc điện thoại hoặc không chắp tay lạy có tội không? Kính mong Ban Biên Tập trả lời nhưng thắc mắc này để tôi có thể yên tâm đọc kinh và đọc chú trước khi làm việc mà không mắc tội. Chân thành cảm ơn Ban Biên Tập