Tu Tịnh Độ Không Phải Chỉ Tụng Kinh Vô Lượng Thọ

17 Tháng Chín 201200:00(Xem: 33528)

TU TỊNH ĐỘ
KHÔNG PHẢI CHỈ TỤNG KINH VÔ LƯỢNG THỌ

 

kinhadida_13small-thumbnailHỎI: Gần đây tôi nghe nhiều người tu niệm Phật nói về hai việc khiến tôi rất hoang mang. Một là, phải quy y Phật A Di Đà với pháp danh Diệu Âm mới được vãng sanh Tịnh độ. Hai là, thời mạt pháp này chỉ nên niệm Phật A Di Đà và tụng kinh Vô Lượng Thọthôi, không nên tụng những kinh khác. Mong quý Báo giải thích hai vấn đề cho tôi được hiểu để an tâm trong việc tu tập theo pháp môn Tịnh độ truyền thống.

 

(THIỆN BẢO, qv619@yahoo.com)

ĐÁP:

Bạn Thiện Bảo thân mến!

Vấn đề “phải quy y Phật A Di Đà với pháp danh Diệu Âm mới được vãng sanh Tịnh độ” hiện chúng tôi chưa tìm thấy kinh luận nào trực tiếp đề cập đến. Trong kinh Vô Lượng Thọ (phẩm 48 - Nghe kinh được lợi ích) có nói đến danh hiệu Diệu Âm: “Bốn vạn ức na-do-tha trăm ngàn chúng sanh chưa từng phát nguyện thành Phật, nay mới phát tâm gieo các căn lành, nguyện sanh về Cực lạc, thấy Phật A Di Đà, đều sẽ vãng sanh về cõi Tịnh độ của Phật Vô Lượng Thọ, thảy đều thứ lớp thành Phật khắp các phương cùng một danh hiệu là Diệu Âm Như Lai” nhưng đây là sự thọ ký của Phật A Di Đà, chứ không phải là bắt buộc quy y lại với Ngài.

Mặt khác, khi một người phát tâm quy y Tam bảo, quy y Phật tức vị ấy đã quy y tất cả chư Phật trong mười phương ba đời, trong đó tất nhiên đã quy y với Đức Phật A Di Đà rồi nên bây giờ quy y thêm lần nữa thì không đúng. Mà quy y với tâm niệm ràng buộc kiểu “phải quy y Phật A Di Đà với pháp danh Diệu Âm mới được vãng sanh Tịnh độ” thì lại càng xa lạ với Chánh pháp, không đúng và không nên. Đành rằng thâm tín với Phật A Di Đà chính là quy mạng, quy y Ngài nhưng sự quy y đó mang ý nghĩa quay về nương tựa vào lời Ngài dạy thực hành tự độ, độ tha cho đến ngày công viên quả mãn; hiển lộ tự tánh Di Đà hằng thanh tịnh và sáng suốt của bản tâm tịch tịnh chứ không phải là quy y lại theo sự tướng bên ngoài.

Tu học theo pháp mônTịnh độ, để thành tựu vãng sanh, theo kinh A Di Dà, hành giả phải thành tựu tín-nguyện-hạnh và nhất là niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn từ một cho đến bảy ngày. Niệm Phật nhất tâm là chánh hạnh, còn trợ hạnh là làm tất cả các việc lành, chánh hạnh và trợ hạnh phải song hành trong quá trình tu tập. Đây chính là nguyên tắc căn bản nhất, xuyên suốt nhất, là điều kiện cần và đủ để vãng sanh theo tôn chỉ tu tập của Tịnh Độ tông.

Tiếp đến, vấn đề “thời mạt pháp này chỉ nên niệm Phật A Di Đà và trì tụng kinh Vô Lượng Thọ thôi” cũng chưa ổn. Riêng vấn đề “không nên tụng những kinh khác” là hoàn toàn sai với Chánh pháp. Bởi giáo lý Tịnh độ dạy người muốn vãng sanh thì phải: Hiếu kính cha mẹ và sư trưởng, phát Bồ-đề tâm, tu tập thiện nghiệp và đọc tụng kinh điển Đại thừa (Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ).

Nếu đổ thừa cho thời mạt pháp mà chủ trương như vậy lại càng sai. Chính thời mạt pháp, người Phật tử phải phát Bồ-đề tâm, hành theo hạnh Bồ-tát, nỗ lực truyền bá Chánh pháp của Phật. Y theo tôn chỉ “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học/Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”, mới xiển dương Chánh pháp của Phật, sao lại chủ trương quay lưng với kinh điển Phật dạy?

Mặt khác chủ trương “không nên tụng những kinh khác” là mắc tội phá kiến, khiến cho số đông người không hiểu hoặc hiểu sai bản chất của toàn bộ giáo lý Đức Phật; điều này người học Phật nên thận trọng, vô tình phạm vào tội hủy báng Chánh pháp. Tu hành chưa được bao nhiêu công đức, mà phạm tội đó thì đáng tiếc, phải chịu quả báo khổ đau, làm sao mà thành tựu nguyện lực vãng sanh!

Có thể sau quá trình tìm hiểu nhiều kinh điển liên quan đến Tịnh Độ tông, hành giả chọn một vài kinh tiêu biểu như kinh A Di Đà hay kinh Vô Lượng Thọ để hành trì chuyên sâu. Thế nhưng, kêu gọi những hành giả sơ cơ chuyên nhất vào kinh Vô Lượng Thọ mà không tìm hiểu, đọc tụng các kinh sách khác là không nên, nếu điều đó vì dụng ý riêng để dựng tông lập phái thì Phật tử chúng ta phải hết sức cảnh giác.

Hiện nay một số vị hành giả Tịnh tông (ảnh hưởng Phật giáo nước ngoài) đang cổ xúy cho việc chuyên nhất vào kinh Vô Lượng Thọ, tụng kinh thì tốt nhưng kêu gọi Phật tử “không nên tụng những kinh khác” là một sự sai lạc cần được chấn chỉnh. Bởi lẽ, nhân danh tu tập pháp môn Tịnh độ mà kêu gọi Phật tử từ bỏ Phật Thích Ca để quy y với Phật A Di Đà là không thể chấp nhận. Thậm chí có nơi đã xảy ra hiện tượng “phế” Phật Thích Ca để chỉ thờ duy nhất Phật A Di Đà mà thôi. Chúng ta thử hình dung có một tổ chức Phật giáo mà gần như lãng quên Đức Giáo chủ Phật Thích Ca, chỉ biết đến duy nhất niệm Phật A Di Đà và thọ trì kinh Vô Lượng Thọ mà thôi, thì tổ chức ấy có còn là Phật giáo đích thực nữa không? Nhân đây chúng tôi kính đề nghị các ban ngành hữu quan của GHPG Việt Nam quan tâm đến vấn đề này để kịp thời chấn chỉnh.

Đối với những ai đã quen với nếp tu học niệm Phật, tụng kinh, lễ bái và thực hành theo kinh A Di Đàcùng nhiều kinh điển Đại thừa khác như cổ lệ chùa chiền Việt Nam từ trước đến nay thì cứ như vậy mà tu hành, không có gì phải dao động cả. Tu học theo Phật pháp là không nên vội tin bất cứ điều gì mà phải luôn vận dụng tuệ giác soi xét tất cả các pháp trong tinh thần Chánh kiến của đạo Phật.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9536)
Nghi thức cúng cô hồn với tên gọi “Mông sơn thí thực” là nghi thức do Phật giáo Trung Quốc biên soạn, đức Phật không hề dạy nghi thức này. Người TQ cho rằng TQ cho rằng “sống là tạm bợ trên dương thế, chết là về với âm phủ lâu dài”; cũng giống với người TQ, người Ai Cập cổ xưa tin rằng dưới lòng đất mới là cảnh giới sống vĩnh hằng.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6432)
Một ngày kia, vừa bước chân vào lớp, sư Ashim Chakma và các sư cùng lớp đều gọi tôi bằng một ngôn từ tiếng Việt rằng: Khất sĩ. Một sự ngạc nhiên và cảm xúc tràn dâng, đúng chúng ta là Khất sĩ.
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8449)
Về phương diện xuất gia giải thoát, thì không dễ như bạn đã hình dung. Vì nếu muốn được sự giải thoát thì không chỉ dựa vào yếu tố buông bỏ hoặc buông xả, vì nó chỉ là bước đầu tiên của ý niệm từ bỏ hay xa lánh.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7356)
Tôi vốn rất tin tưởng vào các quan điểm của Phật giáo, tuy hơi thắc mắc về chuyện liệu 29 năm qua đi cha tôi đã đầu thai chưa? Việc mỗi khi có sự kiện gì lớn trong gia đình tôi lại mơ thấy cha mình, lúc nhiều lúc ít, liệu đây có phải là cha tôi vẫn còn chưa siêu thoát và vẫn còn tham dự vào chuyện gia đình chúng tôi?
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11124)
Vấn đáp: Danh xưng trong Phật Giáo Việt Nam. Các cấp giới phẩm, Long cung và ngài Long Thọ, niềm tin trong đạo Phật, lạm dụng danh xưng hóa thân (Pháp Vương), niệm Phật vãng sanh, niệm Phật một cách cực đoan, Phật hóa gia đình
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9564)
Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không?
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5765)
Kính bạch Thầy, con nghe người ta nói, con người sau khi chết có một cái hồn tồn tại và rồi đi đầu thai, chứ không có nghiệp báo gì hết. Họ nói như thế có đúng không? Kính xin Thầy giải đáp cho chúng con được rõ.
27 Tháng Mười 2015(Xem: 10687)
Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng.
26 Tháng Mười 2015(Xem: 7605)
HỎI: Tại sao có nhiều người làm việc ác mà vẫn giàu có sung sướng, còn những người hiền lương lại hay bị hoạn nạn và nghèo khó? Luật Nhân Quả có bất công hay không?
25 Tháng Mười 2015(Xem: 7127)
Kính bạch thầy. Con là sa di Trung Thắng mới xuất gia được hơn một năm. Con kính xin thầy chỉ dạy thế nào là Chánh mạng đối với người xuất gia để con có được định hướng thích đáng trong việc tu học. Con xin kỉnh lễ tri ân Thầy.