Nghiệp Câu Cá

26 Tháng Tư 201300:00(Xem: 23825)


caucaHỎI:

Tôi là Phật tử đã về hưu, tôi luôn tâm niệm sống thế nào cho tốt, góp phần bảo vệ thiên nhiên, nuôi dưỡng từ tâm theo Phật dạy. Tôi có mấy ông bạn già thích đi câu, có người là đại gia giàu nhất nhì ở địa phương, việc ăn mặc ở không thiếu cái gì. Nhưng rồi ngày ngày các bạn tôi phải ngồi một góc khuất nào đó, kiên trì chờ cá cắn câu. Nắng cũng như mưa, ngồi bên mép nước, chờ niềm hứng khởi. Không đi câu là không được, không thấy cá cắn câu là không vui. Đó có phải là nghiệp không? Cái nghiệp vui sướng trên sự khổ đau của chúng sinh.

(NGUYỄN TRANH, thaihoa1508@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Nguyễn Tranh thân mến!

Trong dân gian hay nói “nghề chơi cũng lắm công phu”. Câu cá cũng được xem là một trò chơi, thú tiêu khiển khá công phu của một số người nhàn rỗi, khá giả. Nhưng trong vô số trò tiêu khiển, thú vui của tuổi già thì câu cá (hay săn bắn) không phải là trò hiền lành mà gắn liền với nghiệp sát hại chúng sanh. Người Phật tử có thể xem đây là một trò chơi ác, một thú vui bất thiện, có hại cho đời này và cả đời sau, không nên tham dự vào.

Bạn là Phật tử và đã có quan điểm rất đúng đắn “luôn tâm niệm sống thế nào cho tốt, góp phần bảo vệ thiên nhiên, nuôi dưỡng từ tâm theo Phật dạy”. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động khác, có lợi ích cho thân tâm, cho đời này và cả đời sau hơn câu cá rất nhiều như tập dưỡng sinh, tập thiền, đi bộ, trồng cây… và các hoạt động xã hội bổ ích khác.

Mỗi người đều có nghiệp riêng, chọn thú tiêu khiển câu cá cũng do nghiệp của họ. Nếu có dịp, bạn cũng nên chia sẻ tâm sự để những người bạn thích đi câu nhận thức được hành vi câu cá để tiêu khiển là không tốt, vì tạo nghiệp giết chóc, tàn hại môi trường nhằm giúp họ chuyển nghiệp xấu câu cá sang một hoạt động giải trí khác bổ ích hơn.

Chúc các bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

 

BÀI ĐỌC THÊM:

CÁ CÓ BIẾT ĐAU KHÔNG? Tâm Linh biên dịch

THAY ĐỔI CÁCH NHÌN VỀ LOÀI VẬT - Nguyên tác: Jeremy Rifkin – Tâm Linh Chuyển ngữ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 6176)
Sống chết là vấn đề hầu như ai cũng thấy lo ngại, nhất là với người lớn tuổi. Trong buổi tọa đàm ở một đạo tràng thiền, một phụ nữ lớn tuổi đã nêu ra thắc mắc: “Một thầy ở bên Tịnh độ khi nào gặp con cũng khuyên con nên tu Tịnh độ. Nhưng vừa rồi đây, một người bạn bên Tịnh độ đã hỏi con, khi chị ấy đang lâm vào cơn bạo bệnh với những đau đớn về thể xác không thể tránh khỏi, là bên Thiền có pháp gì hỗ trợ cho chị vào lúc này không?”.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 6127)
Thị phi là một yếu tố hiển nhiên trong cuộc sống nó giống như gió bụi giữa hư không . Thị phi hiểu đơn giản là dư luận, là lời đồn, Trong đó tiếng Hán Việt thì “thị” là đúng, “phi” là sai, “thị phi” đi chung với nhau ý muốn nói miệng đời không lường được, ai muốn nói đúng nói sai thế nào thì nói.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 6138)
Trước khi xuất gia, ta cần có quyết tâm, thấu rõ động cơ tốt, hiểu được bản thân, xác định lý tưởng. Không nên lấy thiện cảm hay tình cảm với một vị thầy nào để làm mục đích xuất gia, vì như thế sẽ không có giá trị.