Con Ăn Chay Trường Nhưng Bác Sĩ Bảo Ăn Mặn Để Chữa Bệnh, Nên Làm Như Thế Nào?

28 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 26510)

CON ĂN CHAY TRƯỜNG
Nhưng Bác Sĩ Bảo Ăn Mặn Để Chữa Bệnh,
Nên Làm Như Thế Nào?

VẤN: Con ăn chay trường đã hơn hai mươi năm và sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên gần đây con bị một chứng bệnh và phải điều trị phẫu thuật nên người khá yếu. Thêm vào đó con còn bị thêm chứng bệnh viêm xoang chữa trị khá nhiều thuốc tây y không hết. Từ khi ở trong bệnh viện cho đến khi ra viện, các bác sĩ bảo với con là muốn khỏe mạnh nhanh chóng thì phải nên ăn mặn, không ít thì nhiều mới mau lại sức. Thêm vào đó, một người thân mách bảo cho con biết là bệnh viêm xoang của con có thể sẽ được chữa trị khỏi với một bài thuốc đông y và cần phải giết một con rắn lục. Nghe đến việc sát sanh con đã hoảng loạn từ chối. Thế nhưng họ hàng gia đình làm áp lực bắt con phải ăn mặn bảo như vậy mới có sức khỏe tốt. Thêm vào đó nếu không dùng thuốc đông y với rắn lục đốt lên xông mũi thì phải uống rượu rắn ngâm với nhân sâm để bệnh mau thuyên giảm. Mọi người bảo đây là vì bệnh nên phải như thế thôi và hứa khi hết bệnh sẽ cho con ăn chay trở lại. Con không muốn làm như vậy nhưng không biết phải làm sao? Xin Sư cho con biết con nên làm gì cho đúng và nếu con dùng thực phẩm mặn hay dùng thuốc như họ chỉ dạy thì con có mang tội không?

ĐÁP: Đối với người xuất gia có quyết tâm và hướng thượng thì dù có chết bao nhiêu thân xác nầy cũng không phá giới, chuyển từ ăn chay trường đến ăn mặn để trị bệnh theo lời Bác sĩ điều trị hướng dẫn.

Năm 2012, lúc bệnh nằm ở Bệnh viện, Sư có nghe kể chuyện một bạn tu: Thượng tọa Thích Thông Quả, Trụ trì chùa Phước Hoa, Long Thành, Đồng Nai tu thấp hơn Sư cả hai bậc, mang bệnh tiểu đường, lại có vết thương chữa mãi không lành, Bác sĩ yêu cầu ăn mặn để điều trị và cho “tháo khớp”, Thầy nói: “tôi thà chịu chết chứ không ăn mặn và không cho tháo khớp”!

Mọi người nghe Thầy nói như vậy thương kính quá, vì Thầy phải mang trong mình vết thương không bao giờ lành, mà còn nguy hiểm đến tánh mạng. Có vị nữ tu sĩ đến thăm, cúng dường ủng hộ cho Thầy một túi trái khổ qua rừng xắt mõng phơi khô để dành pha uống như uống trà. Trải qua một thời gian uống nước khổ qua rừng, lần hồi vết thương Thầy khô ráo và lành hẳn cho đến hôm nay đã hai mươi năm tu hành, Thầy trở thành vị Thượng tọa lành lặn, không bị tháo khớp mà cũng không phá giới ăn mặn.

Ở Việt Nam có ba loại Thầy Thuốc, một vị Thầy Thuốc khi chữa bệnh nhân ăn chay thì khuyên nên ăn mặn mới chữa trị, không ăn mặn không trị - một vị Thầy Thuốc không bàn đến việc ăn chay hay ăn mặn mà Thầy vẫn trị cho bệnh nhân - một vị Thầy Thuốc vẫn giữ nguyên việc ăn chay của bệnh nhân mà vẫn chữa trị cho bệnh nhân. Cả ba Thầy Thuốc nầy đều chữa lành bệnh cho bệnh nhân, đôi khi cũng không lành bệnh dẫn đến tử vong, hoặc bệnh nhân phải chuyển Thầy khác.

Theo Sư thì các Thầy Thuốc không nên xen vào việc ăn chay hay ăn mặn của bệnh nhân, mà vẫn chữa trị cho bệnh nhân, chỉ nên khuyến khích bệnh nhân ăn uống theo chế độ, theo lệnh điều trị của Thầy Thuốc thôi, như vậy mới đúng nghĩa Thầy Thuốc giỏi.

Khi chữa trị, Thầy Thuốc phải giết thú vật để làm thuốc điều trị cho bệnh nhận, trách nhiệm thuộc về Thầy Thuốc, có tội lỗi bao nhiêu thuộc về Thầy Thuốc, không xuất phát từ bệnh nhân. Làm Thầy Thuốc chữa bệnh, nên tìm phương thuốc tối ưu, phù hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân là Thầy Thuốc đại tài. Với người tu sĩ Phật thì Thầy Thuốc tìm thuốc phù hợp với tu sĩ, với người ở ngoài thế tục thì Thầy Thuốc tìm phương thuốc theo thế tục mà chữa trị.

Với người ăn chay thì Thầy Thuốc tìm loại thuốc chữa trị cho người bệnh thuộc diện ăn chay, với người ăn mặn thì Thầy Thuốc tìm loại thuốc chữa trị cho người bệnh thuộc diện ăn mặn… đó là đức tánh của một đại lương dược xưa nay hiếm.

Ngày nay, thế lực văn minh khoa học xâm lăng vào lẽ sống và chết của con người, nói chung là vạn vật. Họ muốn cho con người và vạn vật sống thì được sống, muốn cho con người và vạn vật chết thì phải chết. Nhưng đối với người tu sĩ Phật chánh chân sẽ không phục tùng thế lực nầy và họ chiến thắng. Người tu sĩ Phật sống ngoài vòng sanh diệt của thế cuộc mới đúng là tu sĩ chánh chân, tu sĩ Phật bị lệ thuộc thế cuộc là tu sĩ sa đọa. Lẽ sống chết đối với tu sĩ Phật là thường tình, như thay áo cũ, mặc vào áo mới rồi tiếp tục đi về cố hương, đạt mục đích cứu cánh an vui tự tại, thế thôi.

Trên đây là một số ý hướng thượng cho Phật tử, các Bạn có cương quyết thì việc gì cũng thành công, cho dù các Bạn là bệnh nhân nhưng phải có ý chí tự quyết. Còn việc trị bệnh của Thầy Thuốc không liên quan đến việc ăn chay, ăn mặn của bệnh nhân, không nên khuyến giáo bệnh nhân ăn chay hay ăn mặn, mà chỉ lo trị bệnh cho bệnh nhân.

Cuối cùng, Sư có lời khuyến giáo: “khi Bạn là bệnh nhân thì Bạn là của Thầy Thuốc, Bạn là tu sĩ Phật khi Bạn hết bệnh…”. Chúc các Bạn an lạc.

HT Thích Giác Quang

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 9844)
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12065)
Con nghe nói hộ niệm vãng sinh, nhất là cho người hấp hối sắp chết, nhưng con không hiểu phải hộ niệm như thế nào mới đúng cách? và phải làm sao cho người chết được lợi lạc vãng sinh? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11279)
Theo tinh thần Chánh pháp, hộ niệm dù đông đảo, thiết tha và chí thành đến mấy cũng chỉ có tính trợ duyên mà không mang tính quyết định trong việc vãng sanh của người chết. Vãng sanh (hoặc sanh về cõi lành) hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4987)
Nam Mô A Di Đà Phật. kính bạch sư phụ cho đệ tử được hỏi, con muốn đào ao nuôi cá, khi cá lớn con sẽ bán, như vậy có phạm giới sát sinh không?
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4556)
dạ thưa quý sư phụ, đệ tử là 1 phật tử, đã quy y, và tu theo pháp môn tịnh độ, nay con muốn tu thêm pháp môn mật tông có được không? và nếu được thì con có phải làm lễ quán đãnh hay không? và tu tập ở đâu? con ở quận 3, tp hcm. dạ kính xin quý sư phụ hoan hỉ chỉ dạy. Nam Mô A DI Đà Phật.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9271)
Sau khi đọc cuốn “Thiền Tông và Tịnh Độ Tông” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ và “Thiền Tịnh Song Tu” của Ni trưởng Như Thanh, con đã quyết định thực tập niệm Phật và tu tập Thiền song song với nhau, vì con thấy sự kết hợp này rất phù hợp với con. Nhưng con không biết rằng tu tập như vậy có được không? Con muốn dung hòa tự lực và tha lực chứ không nghiêng về một bên. Kính mong quý thầy quý sư cô hướng dẫn giúp con một đường đi cụ thể hơn?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 9968)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâm và bản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâm và bản tánh giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tánh Phật của mọi người nó bất sanh bất diệt, thế nào là bất sanh bất diệt?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 20635)
Chúng tôi được đọc sách của một vị Thiền sư. Vị này nói rằng “tâm không thể ở ngoài não, tâm cũng không thể ở trong trái tim mà tâm thực sự ở trong não….tâm bị nhốt trong cơ chế não”. Và "Cơ chế Tánh Giác (Phật tánh - Buddha nature) nằm sau bán cầu não trái". Vì vậy, xin quý độc giả cao minh và ban biên tập hoan hỷ giải thích cho chúng tôi hiểu rõ, chiếu theo lời Phật và chư Tổ thì Tâm ở đâu?
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 8313)
Tôi là một kỹ sư, độc thân, công việc thì tạm ổn. Là Phật tử, tôi nguyện sống tử tế, hài hòa với mọi người trong gia đình, trong cơ quan và bè bạn. Hiện có một điều làm tôi cảm thấy khó xử. Đó là, theo như giáo lý nhà Phật, con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau; những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình sẽ tác động đến mọi người xung quanh, và ngược lại...
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10629)
Có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng mải mê đầu cơ tích trữ, vun vén cho bản thân, nuôi tham vọng làm cho cơ nghiệp ngày càng thêm lớn, bất chấp thủ đoạn, giẫm bừa lên khổ đau của người khác. Một lần vợ ông bệnh nặng, ông thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu phước giải bệnh. Ông nói với vị Tăng: