Lạy Phật Cách Nào Đúng?

23 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 16136)

Lạy Phật cách nào đúng?

Lạy Phật theo cách “ngũ thể đầu địa” là thể hiện lòng tôn kính nhất.

lay_phat_1HỎI: Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnh và trang nghiêm. Tuy nhiên thực tế tôi thấy nhiều người lạy Phật với những cách thức khác nhau: Có người ngửa hai lòng bàn tay, trán cúi đặt vào lòng bàn tay. Có người thì úp hai bàn tay xuống đất, trán cúi đặt vào lưng bàn tay. Có người thì trán cúi chạm xuống đất, còn hai bàn tay ngửa đưa ra phía trước trán. Có người khi cúi đầu lạy xuống, giữ lại một lúc. Có người cúi lạy xuống thì ngẩng đầu lên ngay. Tôi không biết cách lạy nào đúng? Ý nghĩa của cách thức lạy ấy thế nào? Kính mong quý Báo hướng dẫn.

(CHÁNH TÂM, tanlochappy@yahoo.com.vn)

ĐÁP:

Bạn Chánh Tâm thân mến!

Đúng như bạn nói, lạy Phật theo cách “ngũ thể đầu địa” là thể hiện lòng tôn kính nhất. Ngũ thể đầu địa có nghĩa là năm vóc (đầu, hai tay và hai chân) gieo sát đất. Theo Phật Quang đại từ điển, tập 3, dẫn sách Đại Đường Tây Vực ký (quyển 2), nói về cách lạy Phật “năm vóc gieo xuống đất” gồm: Trước hết, quỳ gối bên phải (gồm toàn bộ gối, cẳng chân và mu bàn chân) sát đất, kế đến là gối bên trái, rồi đến hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán, sau cùng là đỉnh đầu đặt sát đất, giữ yên một lúc, như thế gọi là một lạy.

Điều cần lưu ý là động tác “hai khuỷu tay sát đất, hai bàn tay ngửa ra duỗi thẳng quá trán”. Động tác này biểu thị cho việc hai tay người lạy nâng bàn chân của Thế Tôn cung kính đảnh lễ . 

lay_phat_2med
(Ảnh chụp lại từ Phật Quang Đại Từ Điển)

Cho nên, cách lạy này còn gọi là “đầu diện tiếp túc quy mạng lễ” (đầu mặt chạm chân Thế Tôn cung kính lễ lạy). Như vậy, cách lạy mà bạn mô tả “trán cúi chạm xuống đất, còn hai bàn tay ngửa đưa ra phía trước trán” là đúng với cách lạy “ngũ thể đầu địa”.

Một điều nữa cần lưu tâm là “đầu đặt sát đất, giữ yên một lúc”. Việc cúi lạy rồi “giữ yên một lúc” là rất cần thiết vì không chỉ thân mà cả tâm đều cung kính lễ. Do đó, cần một khoảng thời gian để dốc hết tâm tư cung kính lễ lạy Phật. Lạy Phật nên chậm rãi, thong thả mới trang nghiêm và thành kính. Nên, những ai “cúi đầu lạy xuống, giữ lại một lúc” là đúng với quy cách lạy “ngũ thể đầu địa”.

Theo Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao, khi kính lễ Tam bảo năm vóc gieo sát đất có ý nghĩa nhiếp phục sự kiêu mạn và tỏ lòng thành kính: 1. Khi gối bên phải sát đất nguyện cho chúng sanh được đạo chánh giác. 2. Khi gối bên trái sát đất, nguyện cho chúng sanh không khởi tà kiến ngoại đạo, tất cả đều an trụ trong đạo chánh giác. 3. Khi tay phải sát đất, nguyện như Thế Tôn ngồi tòa kim cương, đại địa rúng động, hiện bày tướng lành, chứng nhập đại Bồ-đề. 4. Khi tay trái sát đất, nguyện cho chúng sanh xa lìa ngoại đạo, khiến họ vào chánh đạo. 5. Khi đỉnh đầu sát đất, nguyện cho chúng sanh lìa tâm kiêu mạn, đều được thành tựu vô kiến đỉnh tướng.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 9847)
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12072)
Con nghe nói hộ niệm vãng sinh, nhất là cho người hấp hối sắp chết, nhưng con không hiểu phải hộ niệm như thế nào mới đúng cách? và phải làm sao cho người chết được lợi lạc vãng sinh? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11283)
Theo tinh thần Chánh pháp, hộ niệm dù đông đảo, thiết tha và chí thành đến mấy cũng chỉ có tính trợ duyên mà không mang tính quyết định trong việc vãng sanh của người chết. Vãng sanh (hoặc sanh về cõi lành) hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4988)
Nam Mô A Di Đà Phật. kính bạch sư phụ cho đệ tử được hỏi, con muốn đào ao nuôi cá, khi cá lớn con sẽ bán, như vậy có phạm giới sát sinh không?
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4560)
dạ thưa quý sư phụ, đệ tử là 1 phật tử, đã quy y, và tu theo pháp môn tịnh độ, nay con muốn tu thêm pháp môn mật tông có được không? và nếu được thì con có phải làm lễ quán đãnh hay không? và tu tập ở đâu? con ở quận 3, tp hcm. dạ kính xin quý sư phụ hoan hỉ chỉ dạy. Nam Mô A DI Đà Phật.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9275)
Sau khi đọc cuốn “Thiền Tông và Tịnh Độ Tông” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ và “Thiền Tịnh Song Tu” của Ni trưởng Như Thanh, con đã quyết định thực tập niệm Phật và tu tập Thiền song song với nhau, vì con thấy sự kết hợp này rất phù hợp với con. Nhưng con không biết rằng tu tập như vậy có được không? Con muốn dung hòa tự lực và tha lực chứ không nghiêng về một bên. Kính mong quý thầy quý sư cô hướng dẫn giúp con một đường đi cụ thể hơn?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 9972)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâm và bản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâm và bản tánh giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tánh Phật của mọi người nó bất sanh bất diệt, thế nào là bất sanh bất diệt?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 20641)
Chúng tôi được đọc sách của một vị Thiền sư. Vị này nói rằng “tâm không thể ở ngoài não, tâm cũng không thể ở trong trái tim mà tâm thực sự ở trong não….tâm bị nhốt trong cơ chế não”. Và "Cơ chế Tánh Giác (Phật tánh - Buddha nature) nằm sau bán cầu não trái". Vì vậy, xin quý độc giả cao minh và ban biên tập hoan hỷ giải thích cho chúng tôi hiểu rõ, chiếu theo lời Phật và chư Tổ thì Tâm ở đâu?
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 8316)
Tôi là một kỹ sư, độc thân, công việc thì tạm ổn. Là Phật tử, tôi nguyện sống tử tế, hài hòa với mọi người trong gia đình, trong cơ quan và bè bạn. Hiện có một điều làm tôi cảm thấy khó xử. Đó là, theo như giáo lý nhà Phật, con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau; những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình sẽ tác động đến mọi người xung quanh, và ngược lại...
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10639)
Có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng mải mê đầu cơ tích trữ, vun vén cho bản thân, nuôi tham vọng làm cho cơ nghiệp ngày càng thêm lớn, bất chấp thủ đoạn, giẫm bừa lên khổ đau của người khác. Một lần vợ ông bệnh nặng, ông thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu phước giải bệnh. Ông nói với vị Tăng: