Mười hai bộ kinh

01 Tháng Giêng 201514:55(Xem: 9903)

MƯỜI HAI BỘ KINH
(THẬP NHỊ BỘ KINH)


* Nếu dựa trên phạm vi vĩ mô thì giáo lý mà Phật nói trong 49 năm được chia thành 3 tạng kinh điển là:

1) Kinh tạng
2) Luật tạng 
3) Luận tạng

* Nếu dựa theo thời gian thuyết pháp thì giáo lý Phật nói được chia thành 5 thời, gọi là "Ngũ thời giáo":

1) Thời Hoa Nghiêm
2) Thời A Hàm
3) Thời Phương Đẳng
4) Thời Bát Nhã
5) Thời Pháp Hoa, Niết Bàn

* Nếu dựa theo cấp độ cao thấp về ý nghĩa thì giáo lý Phật nói được chia thành 5 cấp độ, gọi là "Ngũ thừa". Mỗi "thừa" phù hợp với một tầng lớp căn cơ từ thấp đến cao:

1) Nhân thừa
2) Thiên thừa
3) Thanh Văn thừa
4) Duyên Giác thừa
5) Bồ tát thừa, Đại thừa hay Phật thừa

* Nếu dựa theo phạm vi ý nghĩa chi tiết của kinh điển thì giáo lý Phật giáo được chia thành 12 chủng loại, gọi là "Thập nhị bộ kinh"

1) Kinh (Khế kinh): những bài kinh chính căn bản Phật nói bằng văn xuôi, ngắn gọn, súc tích, khế cơ và khế lý tức là những lời Phật dạy khế hợp với chân lý với từng căn cơ của chúng sinh.

2) Trùng tụng (Ứng tụng): những bài kinh hoặc kệ tụng được đức Phật nhắc đi nhắc lại nhiều lần để các đệ tử ngài thuộc lòng. 

3) Thụ ký: kinh Phật thụ ký, chứng nhận quả vị cho những đệ tử và những việc xảy ra về sau.

4) Ký chú (Phúng tụng): những bài kinh thuộc thể thơ ca không diễn xuôi

5) Tự thuyết (Tán thán): bài pháp Phật thuyết không cần sự thưa thỉnh

6) Nhân duyên (Quảng thuyết): kinh nói về nhân duyên pháp hội, nhân duyên của nhân sinh và vũ trụ.

7) Thí dụ (Diễn thuyết giải ngộ): kinh Phật dùng thí dụ để giảng thuyết những giáo lý cao thâm cho dễ hiểu.

8) Bản sự kinh (Như thị pháp hiện): kinh Phật nói “tu nhân, chứng quả” của hàng đệ tử trong quá khứ và vị lai.

9) Bản sinh kinh: kinh Phật nói về tiền thân của Phật và hàng Bồ tát dẫn đến câu chuyện của đời hiện tại, sự liên hệ giữa tiền kiếp và hậu kiếp…

10) Phương quảng (Phương đẳng): kinh điển đại thừa, nói về pháp tu rốt ráo

11) Hy pháp (Vị tằng hữu): kinh Phật nói về thần lực của Phật và hàng thánh đệ tử, nói về cảnh giới vi diệu của quả tu.

12) Nghị luận (Cận sự thỉnh vấn): kinh vấn đáp, biện luận giữa Phật và hàng đệ tử hoặc giữa các hàng đệ tử với nhau để lý giải rốt ráo chính tà…

Ý kiến bạn đọc
31 Tháng Mười Hai 202016:02
Khách
Xin vui lòng ghi bài kinh để học...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11464)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi:
23 Tháng Tám 2015(Xem: 7337)
Tôi đọc khá nhiều những câu chuyện Phật giáo và rất tin tưởng vào nhân quả. Nhưng có hai vấn đề hiện tôi vẫn chưa hiểu rõ: 1- Ví như đời này tôi giết một con chó, đời sau đủ nhân duyên tôi và con chó đều được tái sinh, và con chó ấy giết lại tôi thì đúng vì tôi phải trả mạng lại cho nó. Nhưng
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14887)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6162)
Hãy thính Pháp với càng nhiều vị giảng sư càng tốt bởi đó là điều kiện mình sẽ được tiếp cận nhiều nguồn truyền thụ phong phú từ nhiều bộ óc khác nhau. Không nên chỉ chăm chăm nghe Pháp độc nhất với một vị dù đó là thần tượng trong tâm đi nữa
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 7247)
...chồng chết thủ tiết nuôi con theo quy chuẩn tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Người nữ lúc nhỏ thì theo cha, đến khi lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì theo con), hoàn toàn xa lạ với nhân quả và đạo đức nhân bản của Phật giáo.
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 4095)
lo sợ vì tâm ác tự khởi dù không muốn
24 Tháng Bảy 2015(Xem: 4297)
Tôi tu tại gia thì mặc áo tràng màu gì Và kinh nhật tụng bản triếng việt mua ở đâu hay tên kinh sách
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 7228)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 4648)
Tôi là một người mới học tu theo pháp môn Tính Độ. Vì có quá nhiều nghiệp ác nên đầu óc không được thành tịnh khí niệm Phật. Tôi muốn niệm Phật và lạy Phật để sám hối những nghiệp chướng của mình. Tôi mỗi ngày niệm Phật và lạy Phật tương đối khá thường xuyên. Vì muốn sám hối những nghiệp ác của mình nên đã học thuộc chú Đại Bi. Tôi mỗi ngày trước khi đi làm có niệm chú nhưng muốn khi đi làm, lúc đi bộ miệng đọc chú để khỏi quên và cũng nhân thể được giảm bớt ác nghiệp của mình. Kính thưa Ban Biên Tập có thể cho ý kiến cho một vài câu hỏi sau: 1. Niệm chú trong lúc đi bộ không chắp tay lạy có được không? 2. Đọc kinh A Dì Đà trước bàn làm việc, thỉnh thoảng phải bốc điện thoại hoặc không chắp tay lạy có tội không? Kính mong Ban Biên Tập trả lời nhưng thắc mắc này để tôi có thể yên tâm đọc kinh và đọc chú trước khi làm việc mà không mắc tội. Chân thành cảm ơn Ban Biên Tập