Quan điểm của đạo Phật về “tháng cô hồn”

01 Tháng Chín 201503:10(Xem: 7750)

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT VỀ “THÁNG CÔ HỒN”
Nhiên Như- Quảng Tánh

 

cung co honHỎI: Trong dân gian xem tháng Bảy âm lịch là “tháng cô hồn”, tháng của ma quỷ. Đặc biệt rằm tháng Bảy là ngày mở cửa địa ngục để ma quỷ được tự do về dương thế. Dân gian tin rằng từ mùng hai tháng Bảy, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ môn quan và cao điểm là ngày rằm tháng Bảy thì xả cửa để cho ma quỷ tự do đến sau 12 giờ đêm thì kết thúc. Thế nên tháng Bảy cần kiêng kỵ nhiều điều để không bị ma quỷ làm hại, nhất là trong ngày rằm tháng Bảy nhà nào cũng phải có lễ cúng cho cô hồn ăn uống no nê, đốt vàng mã thật nhiều chứ còn để họ đói khát, thiếu thốn là sẽ bị quấy phá. Xin cho biết, quan điểm của đạo Phật về vấn đề này thế nào? (DIỆU PHÚC, Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM)

ĐÁP:

Bạn Diệu Phúc thân mến!

Trước hết, xin khẳng định việc gọi tháng Bảy là “tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu. Trọng tâm của lễ hội Vu lan-Báo hiếu nhằm giáo dục người Phật tử về lòng hiếu thảo, biết nhớ ơn và lo đền ơn các đấng sanh thành, để rồi từ đó tu dưỡng đạo đức, sống hiếu thảo tốt đời đẹp đạo.

Dựa theo kinh Vu lan với sự tích Tôn giả Mục-kiền-liên cứu mẹ, nhân ngày chúng Tăng mãn hạ Tự tứ, các Phật tử phát tâm cúng dường mười phương Tăng, hồi hướng công đức phước báo nguyện cầu âm siêu dương thái. Nhân dịp này, các Phật tử còn thiết lễ cúng kiếng ông bà cha mẹ quá vãng, đồng thời trải lòng bi mẫn sắm sanh lễ vật bố thí chư vị quỷ thần (người âm nói chung), thường gọi là thí thực cô hồn. 

Như vậy, theo quan điểm của đạo Phật, lễ hội Vu lan-Báo hiếu vào tháng Bảy âm lịch là “tháng báo hiếu”, hoàn toàn không phải là “tháng cô hồn”. Tuy nhiên hiện nay, tháng Bảy mùa hội Vu lan-Báo hiếu có ý nghĩa trọng tâm là giáo dục lòng hiếu thảo cho con người rất nhân văn và cao cả của đạo Phật đang có nguy cơ bị không ít người hiểu sai, bị dân gian hóa theo hướng cầu cúng ma quỷ, nhuốm màu tà kiến, mê tín.

Chúng ta đều biết, kinh Vu lan có mặt rất sớm ở Trung Quốc (do ngài Trúc Pháp Hộ [226-304] dịch vào đời Tây Tấn [265-317]) và có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội thời bấy giờ. Người Trung Quốc xưa tiếp thu tinh hoa hiếu đạo của kinh Vu lan nhưng đồng thời có sự tiếp biến với văn hóa bản địa thành tín ngưỡng dân gian: “Tháng Bảy âm lịch là tháng cô hồn, rằm tháng Bảy là ngày mở cửa địa ngục để ma quỷ được tự do về dương thế. Từ mùng hai tháng Bảy, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ môn quan và cao điểm là ngày rằm tháng Bảy thì xả cửa để cho ma quỷ tự do đến sau 12 giờ đêm thì kết thúc”.

Phật giáo Bắc tông Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc, nên ngoài việc đọc tụng và thực hành hiếu đạo theo kinh Vu lan, một bộ phận quần chúng Phật tử và trong dân gian còn ảnh hưởng tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, tin vào “tháng cô hồn” (sâu đậm ở miền Bắc). Vấn đề là người Phật tử Việt Nam hiện nay cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, kinh Phật không hề nói đến việc Diêm Vương mở cửa địa ngục vào tháng Bảy. Nên không có ngày “âm khí xung thiên”, ma quỷ đồng loạt tràn lên dương thế phá phách, xin ăn mặc vào ngày rằm tháng Bảy. Nếu tin vào việc Diêm Vương mở địa ngục vào tháng Bảy, rồi thành lệ: “Tháng Bảy cần kiêng kỵ nhiều điều để không bị ma quỷ làm hại, nhất là trong ngày rằm tháng Bảy nhà nào cũng phải có lễ cúng cho cô hồn ăn uống no nê, đốt vàng mã thật nhiều chứ còn để họ đói khát, thiếu thốn là sẽ bị quấy phá” là không phù hợp với Chánh pháp.

Người Phật tử chân chính cần xác định rằng: Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tăng tự tứ, ngày Tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ. Đối với Phật tử thì tháng Bảy là thời điểm để mỗi người trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu. Còn việc “thí thực cô hồn” trong dịp này cũng rất tốt, là hạnh bố thí cho quỷ thần được no đủ nhưng chỉ là một lễ tiết có tính thứ yếu trong mùa lễ hội Vu lan mà thôi. Cần lưu ý là, thực hành bố thí - ở đây là “thí thực” - nên lễ phẩm chủ yếu là thực phẩm, không nên quá lãng phí cho việc mua sắm vàng mã, rải tiền lẻ v.v... Đặc biệt là không nên kiêng kỵ và sợ hãi ma quỷ theo kiểu mê tín dị đoan. Thiết nghĩ Giáo hội PGVN cũng như chư vị Tăng Ni cần hướng dẫn cho Phật tử tu học đúng Chánh pháp trong mùa Vu lan-Báo hiếu, nhất là tránh gọi tháng Bảy là “tháng cô hồn” rồi quá chú trọng đến cầu cúng ma quỷ theo dân gian.

Chúc bạn tinh tấn!

 

Xem thêm tin về cúng cô hồn tại Sài Gòn chiều 28/8/2015 tức ngày Rằm tháng Bảy

Dùng lồng gà, vợt lớn "cướp cô hồn" giành đồ cúng, náo loạn trên phố Sài Gòn

Hàng ngàn người đã dùng lồng gà, vợt lớn để "cướp cô hồn", giành đồ cúng làm náo loạn đường phố Sài Gòn vào chiều 28/8. Nhiều tuyến đường bị kẹt cứng khiến lực lượng công an, dân phòng phải can thiệp.

cuopcohon1Đây là hình ảnh "cướp cô hồn" trong ngày Rằm tháng 7 tại góc Phùng Hưng - Trần Hưng Đạo (Q.5) chiều 28/8. Hàng ngàn người chen nhau dưới lòng đường chờ nhận đồ cúng cô hồn. Nhiều người còn làm sẵn cây vợt to để hứng tiền.
cuopcohon3Ngoài phần lễ dành cho cô hồn là mía, gạo, trái cây... thì màn tung tiền được rất nhiều "cô hồn sống" chờ đợi. Được biết, gia chủ đã chuẩn bị khoảng 15 triệu tiền lẻ, mệnh giá từ 2 ngàn đến 20 ngàn đồng.
cuopcohon4

Từng sập tiền được quăng xuống là hàng trăm cánh tay nháo nhào giơ lên cướp.
(Theo afamily.vn)






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12091)
Con nghe nói hộ niệm vãng sinh, nhất là cho người hấp hối sắp chết, nhưng con không hiểu phải hộ niệm như thế nào mới đúng cách? và phải làm sao cho người chết được lợi lạc vãng sinh? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11304)
Theo tinh thần Chánh pháp, hộ niệm dù đông đảo, thiết tha và chí thành đến mấy cũng chỉ có tính trợ duyên mà không mang tính quyết định trong việc vãng sanh của người chết. Vãng sanh (hoặc sanh về cõi lành) hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5016)
Nam Mô A Di Đà Phật. kính bạch sư phụ cho đệ tử được hỏi, con muốn đào ao nuôi cá, khi cá lớn con sẽ bán, như vậy có phạm giới sát sinh không?
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4579)
dạ thưa quý sư phụ, đệ tử là 1 phật tử, đã quy y, và tu theo pháp môn tịnh độ, nay con muốn tu thêm pháp môn mật tông có được không? và nếu được thì con có phải làm lễ quán đãnh hay không? và tu tập ở đâu? con ở quận 3, tp hcm. dạ kính xin quý sư phụ hoan hỉ chỉ dạy. Nam Mô A DI Đà Phật.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9297)
Sau khi đọc cuốn “Thiền Tông và Tịnh Độ Tông” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ và “Thiền Tịnh Song Tu” của Ni trưởng Như Thanh, con đã quyết định thực tập niệm Phật và tu tập Thiền song song với nhau, vì con thấy sự kết hợp này rất phù hợp với con. Nhưng con không biết rằng tu tập như vậy có được không? Con muốn dung hòa tự lực và tha lực chứ không nghiêng về một bên. Kính mong quý thầy quý sư cô hướng dẫn giúp con một đường đi cụ thể hơn?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 9982)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâm và bản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâm và bản tánh giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tánh Phật của mọi người nó bất sanh bất diệt, thế nào là bất sanh bất diệt?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 20677)
Chúng tôi được đọc sách của một vị Thiền sư. Vị này nói rằng “tâm không thể ở ngoài não, tâm cũng không thể ở trong trái tim mà tâm thực sự ở trong não….tâm bị nhốt trong cơ chế não”. Và "Cơ chế Tánh Giác (Phật tánh - Buddha nature) nằm sau bán cầu não trái". Vì vậy, xin quý độc giả cao minh và ban biên tập hoan hỷ giải thích cho chúng tôi hiểu rõ, chiếu theo lời Phật và chư Tổ thì Tâm ở đâu?
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 8344)
Tôi là một kỹ sư, độc thân, công việc thì tạm ổn. Là Phật tử, tôi nguyện sống tử tế, hài hòa với mọi người trong gia đình, trong cơ quan và bè bạn. Hiện có một điều làm tôi cảm thấy khó xử. Đó là, theo như giáo lý nhà Phật, con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau; những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình sẽ tác động đến mọi người xung quanh, và ngược lại...
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10652)
Có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng mải mê đầu cơ tích trữ, vun vén cho bản thân, nuôi tham vọng làm cho cơ nghiệp ngày càng thêm lớn, bất chấp thủ đoạn, giẫm bừa lên khổ đau của người khác. Một lần vợ ông bệnh nặng, ông thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu phước giải bệnh. Ông nói với vị Tăng:
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 14080)
Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn. Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng trong quá khứ...