Làm thế nào để định tâm không bị ảo giác khi huyệt đạo bị mở do tu theo nhân điện?

13 Tháng Chín 201516:29(Xem: 6531)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỊNH TÂM
KHÔNG BỊ ẢO GIÁC KHI HUYỆT ĐẠO BỊ MỞ
DO TU THEO NHÂN ĐIỆN?

 

blankVẤN: Cách đây ba năm, con được một số bạn chỉ cho cách tu nhân điện vì các bạn bảo đó là phương pháp tốt nhất giúp sớm định tâm quán tưởng, biết được nhiều chuyện nhiệm mầu, hiểu về thế giới xung quanh cũng như có một năng lực rất diệu kỳ. Con tò mò nghe theo và đã được một người thầy khai ấn, mở huyệt đạo để tu. Ban đầu con cũng khá thích thú vì thấy mình có một sức mạnh khác, khỏe hơn và thấy được nhiều thứ xung quanh. Tuy nhiên, dần dần con cảm thấy tâm con quá loạn động, không bao giờ được ngồi yên, ảo giác xảy ra thường xuyên nhiều lúc làm con muốn điên loạn. Giờ con cảm thấy hối hận và muốn tu hành theo một pháp môn của Phật giáo để không bị loạn động. Con không thể ngồi thiền vì mỗi lần ngồi là con bị hoảng loạn, ảo giác xuất hiện dù chỉ là ngồi hít thở. Con không biết là con có thể niệm Phật được không hay có phương pháp nào giúp con định tâm tốt hơn? Các huyệt đạo bị khai mở ấy có bị làm sao không và có cách nào giúp đóng lại các huyệt đạo bị mở? Xin sư chỉ dạy cho con.

 

ĐÁP

thich giac quangNhân điện xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Mỹ mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng, một người Việt di cư đến Mỹ năm 1985. Những người theo học được ông hoặc các người phụ tá giảng dạy khai mở luân xa, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho tha nhân, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại?

Những người tu theo phái này cho biết khi khai mở được luân xa cuối cùng, hoặc thầy khai mở cho hay tự mình khai mở được luân xa số 1 thì con người trở thành siêu nhân và đạt được giác ngộ…Nhân điện hay còn gọi là Trường Sinh Học Khai Mở Luân Xa, chủ trương vào việc khai mở luân xa với mục đích, gần thì có năng lực cho mình được khỏe rồi truyền cho người khác cùng khỏe, chữa cho họ hết bệnh; cao xa hơn nữa là để “thể xác và tâm trí hoàn toàn trống rỗng, hư vô tuyệt đối, hòa mình vào cùng vũ trụ”.

Ý tưởng nhân điện thì cao xa, tuy nhiên trong các kinh điển đức Phật không dạy về luân xa cũng như khai mở luân xa. Cứu cánh của Phật giáo là giải thoát khỏi phiền não, khổ đau và sinh tử luân hồi, thoát ly tam giới đạt được giác ngộ hoàn toàn, an trú trong Niết bàn tịch diệt.

Chúng ta không nên phê phán tín ngưỡng khác, như mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng, chúng ta có thể nghiên cứu để mở mang kiến thức. Việc đóng mở luân xa là việc của Nhân điện, không phải việc của Phật pháp. Về tín ngưỡng tâm linh thì tùy duyên, không nên gượng ép.

Riêng đối với Phật tử, Sư có lời khuyên hãy trì giới thành kính, không thực hành pháp môn ngoại đạo. Đó là điều bạn đã hứa khả khi trong lễ thọ tam quy ngũ giới:

Các thiện nam (hay Thiện nữ)!

Các vị đã quy y Phật rồi, từ nay trở đi thà bỏ thân mạng trọn đời không quy y thiên thần và quỷ vật, vì sao? Vì thiên thần quỷ vật kia còn bị luân hồi sanh tử, không phải là thánh nhân xuất thế gian

- Quy y pháp rồi, thà bỏ thân mạng, chớ không quy y theo kinh điển ngoại đạo tà giáo. Vì sao? Vì kinh điển ngoại đạo tà giáo không phải là pháp môn vô lậu giải thoát

- Quy y Tăng rồi, thà bỏ thân mạng chớ suốt đời không quy y đồ chúng ngoại đạo. Vì sao? Vì đồ chúng ngoại đạo không phải là người giải thoát chứng quả Tam thừa, họ sẽ dẩn dắt quý vị vào con đường tối tăm nguy hiểm (trích Giới đàn Tăng, trang 15,16, do HT Thích Thiện Hòa biên dịch).

Đoạn luật nầy chỉ nói đến người Phật tử phát tâm quy y Tam Bảo là như vậy, không áp dụng cho người không hoặc chưa quy y Tam bảo.

Là Phật tử, trước đi theo pháp nhân điện, nay có trở lại tu Phật thì phải sám hối trước Phật và chư tôn đức Tăng già, bổn sư, chốn Tổ của bạn, hoặc chư tôn đức ở tự viện nào cũng được, cho được thanh tịnh nhẹ nhàng, thanh tâm mát dạ; nếu chưa phải là Phật tử thì bạn cầu học Phật pháp, lóng lòng cho tâm trí sạch trong và thanh thản rồi xin quy y Tam bảo. Không nên chê bai ngược lại pháp môn mà bạn đã theo và thực hiện không hiệu quả vừa qua.

Không nên nặng nề lắm với công phu tụng kinh niệm Phật. Bạn vẫn sinh hoạt bình thường với gia đình và xã hội. Sau đó tìm Thầy quy y, hướng dẫn tu hành. Mỗi ngày nên chọn thời gian thích hợp, buông bỏ vạn duyên, thành kính niệm Phật từ 20-30 phút. Mỗi ngày tự thực hành như thế dần dà sẽ thấy Phật pháp nhiệm mầu.

HT Thích Giác Quang
Quan Âm Tu Viện
TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12120)
Con nghe nói hộ niệm vãng sinh, nhất là cho người hấp hối sắp chết, nhưng con không hiểu phải hộ niệm như thế nào mới đúng cách? và phải làm sao cho người chết được lợi lạc vãng sinh? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11342)
Theo tinh thần Chánh pháp, hộ niệm dù đông đảo, thiết tha và chí thành đến mấy cũng chỉ có tính trợ duyên mà không mang tính quyết định trong việc vãng sanh của người chết. Vãng sanh (hoặc sanh về cõi lành) hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5046)
Nam Mô A Di Đà Phật. kính bạch sư phụ cho đệ tử được hỏi, con muốn đào ao nuôi cá, khi cá lớn con sẽ bán, như vậy có phạm giới sát sinh không?
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4598)
dạ thưa quý sư phụ, đệ tử là 1 phật tử, đã quy y, và tu theo pháp môn tịnh độ, nay con muốn tu thêm pháp môn mật tông có được không? và nếu được thì con có phải làm lễ quán đãnh hay không? và tu tập ở đâu? con ở quận 3, tp hcm. dạ kính xin quý sư phụ hoan hỉ chỉ dạy. Nam Mô A DI Đà Phật.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9315)
Sau khi đọc cuốn “Thiền Tông và Tịnh Độ Tông” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ và “Thiền Tịnh Song Tu” của Ni trưởng Như Thanh, con đã quyết định thực tập niệm Phật và tu tập Thiền song song với nhau, vì con thấy sự kết hợp này rất phù hợp với con. Nhưng con không biết rằng tu tập như vậy có được không? Con muốn dung hòa tự lực và tha lực chứ không nghiêng về một bên. Kính mong quý thầy quý sư cô hướng dẫn giúp con một đường đi cụ thể hơn?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 10008)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâm và bản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâm và bản tánh giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tánh Phật của mọi người nó bất sanh bất diệt, thế nào là bất sanh bất diệt?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 20726)
Chúng tôi được đọc sách của một vị Thiền sư. Vị này nói rằng “tâm không thể ở ngoài não, tâm cũng không thể ở trong trái tim mà tâm thực sự ở trong não….tâm bị nhốt trong cơ chế não”. Và "Cơ chế Tánh Giác (Phật tánh - Buddha nature) nằm sau bán cầu não trái". Vì vậy, xin quý độc giả cao minh và ban biên tập hoan hỷ giải thích cho chúng tôi hiểu rõ, chiếu theo lời Phật và chư Tổ thì Tâm ở đâu?
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 8365)
Tôi là một kỹ sư, độc thân, công việc thì tạm ổn. Là Phật tử, tôi nguyện sống tử tế, hài hòa với mọi người trong gia đình, trong cơ quan và bè bạn. Hiện có một điều làm tôi cảm thấy khó xử. Đó là, theo như giáo lý nhà Phật, con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau; những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình sẽ tác động đến mọi người xung quanh, và ngược lại...
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10677)
Có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng mải mê đầu cơ tích trữ, vun vén cho bản thân, nuôi tham vọng làm cho cơ nghiệp ngày càng thêm lớn, bất chấp thủ đoạn, giẫm bừa lên khổ đau của người khác. Một lần vợ ông bệnh nặng, ông thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu phước giải bệnh. Ông nói với vị Tăng:
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 14104)
Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn. Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng trong quá khứ...