Khi chết ngũ uẩn diệt theo như vậy nếu chết mà diệt hết thì thoát khỏi nghiệp chăng?

20 Tháng Mười Hai 201503:44(Xem: 7460)

KHI CHẾT NGŨ UẨN DIỆT THEO
NHƯ VẬY
NẾU CHẾT MÀ DIỆT HẾT THÌ THOÁT KHỎI NGHIỆP CHĂNG?
Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo) Tỳ kheo Giới Đức hiệu đính

 

blankĐức vua hỏi:

- Khi một chúng sanh chết ở đây, tái sanh chỗ khác thì thức của chúng sanh ấy có lìa khỏi ngũ uẩn này để tái sanh chăng?

- Chúng sanh chết thì ngũ uẩn diệt và thức cũng diệt theo, tâu đại vương .

- Thế tại sao Đức Thế Tôn có thuyết rằng, chúng sanh hằng đi theo nghiệp của mình và thức sẽ đi tìm cảnh thú tái sanh theo nghiệp ấy.

- Đúng là như thế.

- Xin đại đức giảng cho nghe.

- Thức tái sanh ấy được gọi là kết sanh thức, tức là thức nối liền từ kiếp này sang kiếp kia. Khi chết, thức diệt, không đi theo, nhưng nó tác động, chuyển hướng trong nháy mắt là kết sanh thức đi sang cảnh giới khác liền. Ví như người ta mồi lửa từ cây đèn này sang cây đèn khác. Lửa từ cây đèn bên này không đi sang cây đèn bên kia như thế nào, thì thức cũng không đi theo như thế ấy, tâu đại vương .

- Xin cho nghe thêm ví dụ.

- Thuở nhỏ đại vương có học toán số, văn phạm, sử truyện với các thầy phụ đạo phải chăng?

- Đúng thế.

- Thế thì toán số, văn phạm, sử truyện... ấy nó có chạy ra từ miệng, từ óc của thầy phụ đạo sang miệng và óc của đại vương chăng?

- Không có chạy qua.

- Và khi đại vương học giỏi, thì kiến thức, hiểu biết của các thầy phụ đạo chắc là cạn hết vì đã truyền sang tất thảy cho đại vương rồi?

- Không phải như thế. Kiến thức và hiểu biết của các vị ấy còn y nguyên.

- Vậy là không có cái gì đi qua cả sao?

- Không có.

- Tái sanh cũng y cũng như thế. Khi chết ngũ uẩn diệt, thức cũng diệt, chẳng có thức đi theo, nhưng thức ấy tác động, hướng tâm, trong một niệm là duyên theo cảnh giới tái sanh liền, tâu đại vương .

- Trẫm đã rõ.

* * *

Đức vua hỏi:

- Cho trẫm trở lại câu hỏi trước. Đại đức nói là khi chết, ngũ uẩn diệt, nghĩa là cả thân tâm này diệt hết, không còn gì?

- Đúng vậy.

- Chẳng có bất cứ cái gì ở thân này đi sang cảnh giới tái sanh cả?

- Tạm thời có thể nói như vậy.

- Vậy thì tiện lắm, khỏe lắm rồi. Nếu trên đời này mà trẫm có làm ác, giết người vô số; khi chết, tất cả nghiệp cũng diệt theo; sang cảnh giới mới, trẫm sẽ không bị trả quả do ác nghiệp của mình đã tạo!

- Chẳng phải thế đâu, đại vương! Chỉ có người chấm dứt mọi nguyên nhân sanh tử, kẻ ấy mới chấm dứt được nghiệp; còn tất cả mọi chúng sanh, không ai thoát được nghiệp đã gieo!

- Thế tại sao đại đức bảo là diệt hết!

- Đại vương có nhớ chuyện xử phạt người trộm xoài không?

- Có nhớ.

- Kẻ trộm xoài ấy đã ngụy biện ra sao?

- Y nói rằng, tôi hái trái ở trên cành còn xoài của người trồng ở trong đất đã bị diệt mất tiêu.

- Rồi đại vương phán tội ra sao?

- Trái dưới đất nó diệt nhưng nó nảy mầm, lớn lên, ra hoa ra trái. Trái mà ngươi hái cũng do từ trái dưới đất mà sanh ra.

- Nghiệp cũng như thế, tâu đại vương! Thân tâm tuy diệt, nhưng nghiệp đã tạo giống như mầm cây, nó sẽ ra hoa kết trái ở thân tâm mới. Người hái trộm xoài không thoát khỏi tội như thế nào thì chúng sanh cũng chẳng thể tránh khỏi nghiệp khi nó đã trổ quả, tâu đại vương !

- Hay thay! Đại đức đúng là bậc Đại trí tuệ.

- Dạ không dám!

__________________

Chú thích của BBT:

Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Đây là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại mà có cái gọi là con người, là chúng sanh.

Khi không gọi là ngũ uẩn mà gọi là danh và sắc thì ta cũng phải hiểu: Sắc là sắc thân vật lý, và danh là gọi chung của phần tâm và tâm sở gồm có thọ, tưởng, hành và thức.

Nói chi tiết thì ngũ uẩn là:

  1. Sắc, chỉ thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại chủng tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng.
  2. Thọ, tức là toàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.
  3. Tưởng, là nhận biết các tri giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị..., kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện.
  4. Hành, là những hoạt động tâm lí sau khi có tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác...
  5. Thức, bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức. Nếu không có thức người ta sẽ không phân biệt được màu sắc hay âm thanh v.v

(Hết chú thích)

(Trích trong Mi Tiên Vấn Đáp)

blankMI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA)
Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo)
Tỳ kheo Giới Đức hiệu đính, ấn bản 2003

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4382)
HỎI: Tại sao có nhiều người làm việc ác mà vẫn giàu có sung sướng, còn những người hiền lương lại hay bị hoạn nạn và nghèo khó? Luật Nhân Quả có bất công hay không?
15 Tháng Mười 2015(Xem: 7745)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Mọi sự mê tín không bao giờ đạo Phật chấp nhận. Thế thì xin hỏi: Tại sao chúng tôi thấy rãi rác trong các kinh lại có nêu ra các vị Thần, như Thiên Thần, lâm Thần, thọ Thần, Quỷ, Thần v.v... điều nầy, có ý nghĩa gì ? Có phải Phật giáo cũng tin có Quỷ, Thần mơ hồ hay không? Và có phải Phật giáo cũng tin tưởng vào đa Thần giáo không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 4731)
29 Tháng Chín 2015(Xem: 6963)
Bạch thầy ! Chú MÃN NGUYỆN ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI có câu : Nếu muốn làm cho tất cả loài hữu tình, đang đói khát, được no đủ thảnh thơi, nên làm theo tay CAM-LỘ và đọc chân ngôn : ÁN, TÔ RÔ TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TÔ RÔ TÔ RÔ DÃ, TÁT PHẠ HẠ. ( 5 lần ). Vậy xin hỏi cụm từ " làm theo tay Cam Lộ " có nghĩa là sao? Có phải là làm theo động tác trong hình vẽ hay chỉ cần đọc chân ngôn? Rất mong được sự chỉ dạy của quý thầy để con có thể thực hành đúng.
16 Tháng Chín 2015(Xem: 7864)
...Đứng trước sự việc này, sự hoang mang khiến tâm phát nguyện quy y của con cũng không còn nữa. Má con thì không còn đi chùa và cũng chẳng vui tươi như trước, mặt mày lúc nào cũng ủ dột và thường tránh mặt mọi người trong nhà. Xin thầy cho chúng con một lời khuyên, chúng con phải làm gì, phải hành xử như thế nào cho phải phép trong chuyện này ạ! Trước giờ con rất sùng tín Đạo Phật và Qúy Thầy, nay thì lòng tin đã giảm rõ rệt thay vào đó là sự hoang mang ngờ vực.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 6494)
Cách đây ba năm, con được một số bạn chỉ cho cách tu nhân điện vì các bạn bảo đó là phương pháp tốt nhất giúp sớm định tâm quán tưởng, biết được nhiều chuyện nhiệm mầu, hiểu về thế giới xung quanh cũng như có một năng lực rất diệu kỳ.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 8291)
Con có nghe một số người nói là với những người giới tính bất thường, đồng tính hoặc ái nam ái nữ, bán nam bán nữ thì không được quy y có đúng không ạ? Nếu đúng thì cho con xin phép hỏi thêm, con hiện giờ sinh ra với cơ thể là nam giới nhưng con cảm nhận bản thân mình là nữ giới và nếu con tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành 1 người nữ thì liệu con có được quy y và được tu học không? Nếu được thì con sẽ thọ giới của Tăng hay Ni ?
01 Tháng Chín 2015(Xem: 7729)
Trong dân gian xem tháng Bảy âm lịch là “tháng cô hồn”, tháng của ma quỷ. Đặc biệt rằm tháng Bảy là ngày mở cửa địa ngục để ma quỷ được tự do về dương thế. Dân gian tin rằng từ mùng hai tháng Bảy, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở ... Xin cho biết, quan điểm của đạo Phật về vấn đề này thế nào?
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9149)
Xin Sư cho con hỏi: người tu hành xuất gia có được tham dự chuyện thế sự và chính trị đời thường không? Con nghe nói người tu hành không được xen vào chuyện chính trị, chỉ lo thuyết pháp độ chúng, tu hành cho mình, nhưng con thấy rất nhiều các bài viết từ những người tu hành bàn luận chính trị, các chính sách của nhà nước, của nước ngoài, bàn chuyện đời nhiều hơn chuyện đạo như vậy là có đúng không?
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11350)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi: