Quán chiếu duyên nghiệp để nhẹ lòng hơn

28 Tháng Mười Một 201608:03(Xem: 5481)
QUÁN CHIẾU DUYÊN NGHIỆP ĐỂ NHẸ LÒNG HƠN
Nhiên Như - Quảng Tánh


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
HỎI: 
Tôi có một người bạn, bạn ấy không may mắn bị hãm hiếp và có thai. Vì nhiều lý do và khủng hoảng về mặt tâm lý nên bạn ấy đã phá thai. Về sau trở thành Phật tử, bạn ấy suy nghĩ lại và rất ân hận vì hành động của mình khiến suy sụp tinh thần. Mong quý Báo có thể giúp cho những lời khuyên để bạn ấy vượt qua cú sốc tinh thần đồng thời khuyên bạn ấy nên làm gì để thai nhi được siêu thoát? (NGUYÊN NHÃ, nguyennha0989@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Nguyên Nhã thân mến!

Mỗi người sống ở đời đều có một hoàn cảnh riêng, họ thường suy tư về đời mình “vì đâu mà nên nỗi” cũng theo những cách khác nhau. Có người thì cho rằng, cuộc đời mình được sắp đặt bởi ý chí của các đấng thiêng liêng. Người khác thì cho rằng, tất cả được mất buồn vui âu cũng là số mệnh. Người Phật tử thì không nghĩ như vậy, những diễn biến của đời mình là kết quả tất yếu của nghiệp cũ và nghiệp mới do chính mình đã làm trong quá khứ xa và gần tạo nên. Hoàn cảnh hiện tại là biểu hiện cụ thể Nhân quả-Nghiệp báo của chính mình. Người Phật tử cần thấy rõ Nhân quả-Nghiệp báo để bình tâm mà lập chí hướng thượng. Nghiệp cũ đã tạo thì chấp nhận, nghiệp mới đang tạo (mình hoàn toàn chủ động) thì cố trau dồi cho thanh sạch thiện lành để tạo nên quả tốt ở tương lai.

Trước đây, bạn ấy đã gặp bất hạnh (bị hãm hiếp), rồi bị khủng hoảng tâm lý nên tạo ác nghiệp (phá thai). Nay đã là Phật tử, bạn ấy cần nương vào giáo pháp để quán chiếu thấy rõ duyên nghiệp của chính mình. Ắt hẳn vì trong quá khứ mình đã tạo nghiệp nhân cưỡng bức người, nay nghiệp quả đến, và bạn ấy cũng đã trả. Điều cần làm trong hiện tại là xả buông, không oán hậntha thứ cho người đã hãm hại mình. Thù hận và tìm cách rửa hận chỉ làm cho mình khổ đau hơn, oán đối chập chùng không bao giờ dứt được.

Ác nghiệp phá thai cũng vậy. Tạo nghiệp thì cũng đã tạo rồi. Người Phật tử khi đã biết tội thì hãy thành tâm sám hối. Bạn cần lễ bái Tôn hiệu chư Phật, thành tâm bày tỏ tội lỗi của mình, cầu Tam bảo chứng minh cho sự sám hối ấy, mong con tha thứ cho sự nóng giận và si mê của mình. Chí thành lễ sám lâu ngày cùng với nỗ lực làm thiện thì tội diệt phước sinh, duy trì mãi cho đến lúc thấy lòng bình yên, thanh thản.

Riêng vấn đề hương linh (con của bạn ấy) tái sinh vào đâu là tùy thuộc vào duyên nghiệp của vị ấy. Người thân chỉ có thể làm các việc phước thiện (bố thí, cúng dường, giữ giới, tu học…) rồi hồi hướng công đức, phước báo cho hương linh. Cho dù ở đâu thì hương linh người thân của mình đều được lợi ích. Để an lòng hơn, bạn ấy nên đến chùa nhờ chư Tăng cầu siêu cho con, ký linh vào chùa, hàng ngày đi chùa tụng kinhtu học, đem phước đức ấy hồi hướng cho con và cho tất cả.

Chúc bạn tinh tấn!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12069)
Con nghe nói hộ niệm vãng sinh, nhất là cho người hấp hối sắp chết, nhưng con không hiểu phải hộ niệm như thế nào mới đúng cách? và phải làm sao cho người chết được lợi lạc vãng sinh? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11282)
Theo tinh thần Chánh pháp, hộ niệm dù đông đảo, thiết tha và chí thành đến mấy cũng chỉ có tính trợ duyên mà không mang tính quyết định trong việc vãng sanh của người chết. Vãng sanh (hoặc sanh về cõi lành) hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4988)
Nam Mô A Di Đà Phật. kính bạch sư phụ cho đệ tử được hỏi, con muốn đào ao nuôi cá, khi cá lớn con sẽ bán, như vậy có phạm giới sát sinh không?
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4560)
dạ thưa quý sư phụ, đệ tử là 1 phật tử, đã quy y, và tu theo pháp môn tịnh độ, nay con muốn tu thêm pháp môn mật tông có được không? và nếu được thì con có phải làm lễ quán đãnh hay không? và tu tập ở đâu? con ở quận 3, tp hcm. dạ kính xin quý sư phụ hoan hỉ chỉ dạy. Nam Mô A DI Đà Phật.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9275)
Sau khi đọc cuốn “Thiền Tông và Tịnh Độ Tông” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ và “Thiền Tịnh Song Tu” của Ni trưởng Như Thanh, con đã quyết định thực tập niệm Phật và tu tập Thiền song song với nhau, vì con thấy sự kết hợp này rất phù hợp với con. Nhưng con không biết rằng tu tập như vậy có được không? Con muốn dung hòa tự lực và tha lực chứ không nghiêng về một bên. Kính mong quý thầy quý sư cô hướng dẫn giúp con một đường đi cụ thể hơn?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 9971)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâm và bản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâm và bản tánh giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tánh Phật của mọi người nó bất sanh bất diệt, thế nào là bất sanh bất diệt?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 20639)
Chúng tôi được đọc sách của một vị Thiền sư. Vị này nói rằng “tâm không thể ở ngoài não, tâm cũng không thể ở trong trái tim mà tâm thực sự ở trong não….tâm bị nhốt trong cơ chế não”. Và "Cơ chế Tánh Giác (Phật tánh - Buddha nature) nằm sau bán cầu não trái". Vì vậy, xin quý độc giả cao minh và ban biên tập hoan hỷ giải thích cho chúng tôi hiểu rõ, chiếu theo lời Phật và chư Tổ thì Tâm ở đâu?
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 8314)
Tôi là một kỹ sư, độc thân, công việc thì tạm ổn. Là Phật tử, tôi nguyện sống tử tế, hài hòa với mọi người trong gia đình, trong cơ quan và bè bạn. Hiện có một điều làm tôi cảm thấy khó xử. Đó là, theo như giáo lý nhà Phật, con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau; những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình sẽ tác động đến mọi người xung quanh, và ngược lại...
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10633)
Có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng mải mê đầu cơ tích trữ, vun vén cho bản thân, nuôi tham vọng làm cho cơ nghiệp ngày càng thêm lớn, bất chấp thủ đoạn, giẫm bừa lên khổ đau của người khác. Một lần vợ ông bệnh nặng, ông thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu phước giải bệnh. Ông nói với vị Tăng:
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 14067)
Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn. Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng trong quá khứ...