Phủ Định Thức Và Biện Chứng Pháp Trung Quán

21 Tháng Chín 202200:00(Xem: 32349)
PHỦ ĐỊNH THỨC
VÀ BIỆN CHỨNG PHÁP TRUNG QUÁN

Tác Giả: B.K. Matilal - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới 2000

phủ định thức và biện chứng pháp trung quán

LỜI GIỚI THIỆU

           Cho đến nay, dù đã trải qua mấy mươi thế kỷ được phổ truyền, đạo lý Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ vẫn còn diệu lực vượt thoát lên trên tất cả những hạn cuộc của thế giới tri thức và luận lý tương đối của con người. Tại sao? Bởi vì, đạo lý Tánh Không ấy không phải được xây dựng trên nền tảng của tri thức và luận lý thuộc thế giới tỷ lượng hay biến kế chấp của tâm phan duyên. Đạo lý Tánh Không mang trong nó nội dung mầu nhiệm của năng lực chiếu sáng từ trí tuệ thực chứng chân lý hay cội nguồn tối hậu của vạn hữu. Chính khả tính vi diệu của quang lực trí tuệ này mới có công năng đẩy nhận thức và luận lý mà nó sử dụng xóa sạch vết tích trầm trệ cố hữu trong tri thức và luận lý để lao vút vào cõi tịch lặng chân như. Tinh yếu của đạo lý Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ xưa nay vốn là thể tài sâu rộng mà biết bao luận sư, giảng sư, học giả, trí thức đã dày công nghiên cứu và lưu bố. Nhưng, không phải vì thế mà không còn gì để truy tầm hay ham học. Ngược laị, càng có nhiều người diễn giải càng có thêm nhiều chiếu kiến mới lạ rất giá trị để suy nghiệm. Triết gia Bimel Krishna Matilal chính vì thể nghiệm được điều này nên đã gia công nghiên cứu về đạo lý Tánh Không qua lãnh vực tri thức luận và lý trong tác phẩm lớn của ông, cuốn: Epistemology, Logic, and Grammar in Indian Philosophical Analysis. Tác phẩm này đã được dịch sang Hoa ngữ bởi Phùng Lễ Bình trong tác phẩm: Trung Quán và Không Nghĩa.

          Nay Thượng Tọa Thích Viên Lý, một tác giả và dịch giả của hàng chục pho sách rất giá trị, phát tâm dịch sang tiếng Việt để giúp cho người học Phật, nhất là những ai quan tâm đến giáo nghĩa Không Tánh của Bồ Tát Long Thọ. Mặc dù, đây là một tác phẩm chứa đầy những phương pháp lý luận tinh vi, những thuật ngữ triết học, luận lý học, và Tánh Không học chuyên biệt, dịch giả bằng phong cách đặc dị và bút pháp trong sáng đã giúp cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng và dễ nắm bắt hơn. Với lòng tri ân sự cống hiến lớn lao của Thượng Tọa Thích Viên Lý cho nền Phật học nước nhà qua bản dịch này, Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả dịch phẩm Phủ Định Thức và Biện Chứng Pháp Trung Quán.

California, mùa Hạ năm 2000

Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới

Xin bấm vào link bên dưới để  xem trọn bộ 


Phu Dinh Thuc Va Bien Chung Phap Trung Quan - TT Thich Vien Ly Dich
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 6781)
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 5510)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có tự tánh riêng biệt, tất cả các pháp, dù là vật chất hay tinh thần đều chỉ là nhân duyên giả hợp, chỉ là ý thức (Vạn pháp duy thức), đều là do Tâm tạo (Tam giới duy tâm) chứ không phải là thật. Tánh Không có ý nghĩa cốt tuỷ trong Đạo Phật, nó khiến cho Phật giáo khác với các tôn giáo khác, cũng không giống với Khoa học và nhiều trường phái triết học khác. Đến đây hẳn độc giả cảm thấy rất thắc mắc, rất nghi ngờ vì cảm thấy quá đỗi phi lý, không thể hiểu nổi, không thể tin nổi. Chẳng lẽ cái nhà ta đang ở, cái xe ta đang sử dụng, cơm ăn áo mặc hàng ngày là không có thật sao ?
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5914)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5842)
Tôi cung kính lễ Đức Phật vị vô thượng, và Người giảng pháp tối thượng rằng Tính không, duyên khởi và Trung đạo có cùng một nghĩa.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 11357)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáo và triết học của ngài Long Thọ .Điểm xuất phát tốt nhất cho bản giải thích học thuyết là lý thuyết về nhị đế (satyadvaya): một chân lý quy ước thế tục (samvrtisatya) phục vụ như một phương pháp hữu hiệu để đạt đến chân lý tối hậu (paramarthasatya).
16 Tháng Giêng 2016(Xem: 9614)
Do vô minh che lấp, chúng sinh tạo ba hành, nên theo ba hành nghiệp (thân, ngữ, tâm) vào luân hồi sáu cõi.
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 5022)
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8407)
Pháp thân Phật là tánh Không không hình không tướng ở khắp như hư không. Báo thân là quang minh và Hóa thân là thân vật chất; hai thân này được gọi là Sắc thân. Sắc thân được ứng hiện từ Pháp thân và không lìa Pháp thân. Một trong những tính cách của sắc thân là an lạc: