Tính Không Là Gì?

28 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 26676)

TÍNH KHÔNG LÀ GÌ?
Pháp Môn Niệm Phật
Và Kinh Điển Đại Thừa Có Phải Do Đức Phật Thuyết Giảng Không?

HT. Thích Giác Quang

hoidapphathoc_thichgiacquangCâu 1:

VẤN: Con nghe mọi người thường hay nói đạo Phật là ở tánh không và tính không? Vậy tánh không là gì và tính không là gì? Có người lại nói với con Phật giáo là “sắc sắc không không, không không sắc sắc.” Vậy câu này có nghĩa là gì ạ và con nên tu như thế nào ạ?

ĐÁP: Tánh không và Tính không cùng một ý nghĩa, một pháp không hai; từ ngữ Phật học “Tánh không” do người miền Nam Việt Nam thuyết giảng biên soạn; còn “Tính không” do người miền Bắc Việt Nam thuyết giảng biên soạn. Cả hai có ý nghĩa:

1/. Nói đến tính chân như thực tướng của các pháp: ví dụ người Phật tử không khởi tâm sát sanh, nên không khởi tâm giữ giới sát sanh, đó mới chính là giữ giới sát sanh.

2/. Các pháp là hư huyển, không thật có: ví dụ nghe tiếng nhạc bên tai, cùng một lúc nghe tiếng kèn xe, cùng một lúc nghe tiếng nói của bố mẹ v.v… Khi tai nghe cái nầy thì cái kia diệt, nghe cái kia thì cái nầy phải diệt… nhưng cùng một lúc nghe các tiếng sanh diệt, diệt sanh liên tục đến với ta nên gọi các pháp là hư huyển.

3/. Các pháp vốn không tự tánh mà có: như nói Phật thị hiện cứu đời là vì có chúng sanh trần luân nên nói có Phật thị hiện; vả như không có chúng sanh trần luân thì cũng không có Phật thị hiện cứu đời.

4/. Các pháp vốn giả danh do đặt tên mà có: ví dụ như “ban ngày” đối với “ban đêm”, “sáng” đối với “tối”, “tội” đối với “phước”, do mình đặt tên mà có. Các pháp ngày, đêm, sáng, tối, tội, phước tự nó không có.

5/. Hư cấu bời các duyên hợp mà có, nên không thật: như 1 tách trà ngon thơm, xuất phát từ người công nhân lấy đất làm cao lanh, người nắn, người vẽ vời, người nun thành 1 cái tách; người chế trà, người pha trà, rót trà… cộng lại thành “tách trà ngon thơm”. Tách trà thơm ngon do các duyên mà có, chứ tự nó không thật có.

Trong phẩm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, Phật dạy: “…Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị…”

“Sắc sắc, không không”, nghĩa là cũng có đó rồi cũng không đó, tuy có mà không; trong quá trình pháp giới duyên khởi, thân tâm ta tuy có mà không; các pháp thế gian như gia đình, xã hội, giàu sang, quý phái, nghèo hèn, địa vị, danh vọng, quyền cao, tước trọng, tên tuổi, tiền bạc tuy có nhưng giả, không thật có, thế giới nầy hợp để rồi tan, ánh trăng vũ trụ có khi tròn khi khuyết v.v… Người tu hiểu được lý nầy thì không còn tham sân si, ví dụ: khi ta đang có niệm buồn (sắc), có người đến an ủi, tức là niệm vui đến, niệm buồn vụt tắt (không), buồn tuy có nhưng nó nào có thật đâu. Trong một niệm của ta có 4.900.000.000 lần sanh diệt (trích Phật Học Tinh Hoa – Nguyễn Duy Cần), sinh là có, diệt là không, quá trình sinh diệt đó gọi là mộng huyển, mộng ảo, giấc mộng, phù du, ảo giác, cuộc đời chẳng có chi bền chắc, Phật tử quán chiếu như thế thì cuộc đời của ta không còn bị tung hứng theo thế sự buồn vui nữa.

“Không không, sắc sắc”, các pháp vốn không (chân không), nhưng không phải là không có (diệu hữu); tự tánh các pháp vốn không sanh không diệt (tự tính chơn như), các pháp có sanh thì có diệt và có diệt thì có sanh (mộng huyển), với nhãn quan nầy các bậc đại tổ sư như Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng đã từng chứng đắc.

Tâm Phật vốn chơn như nên nhìn các pháp bất sanh, bất diệt không còn gì phải có tu, có chứng, có đắc (chơn không), tâm chúng sanh là tâm sanh diệt, nên khi tu hành thấy các pháp như mộng huyển, bào ảnh, như lộ, như điện mà chứng đắc nên thấy có tu, có chứng, có đắc (diệu hữu). Phật tử quán chiếu như thế mà tu hành.

Câu 2:

VẤN: Con thích niệm Phật và thích tu nguyện vãng sanh Tịnh Độ. Tuy nhiên, nhiều bạn tu của con, nhất là các bạn tu thiền thường hay nói với con rằng kinh điển đại thừa và nhiều pháp tu sau này không phải là pháp Phật vì theo kinh điển Pali không có nói đến. Những kinh pháp sau này khi truyền sang Trung Hoa rồi do người Trung Hoa họ theo tôn giáo tín ngưỡng bản địa họ tạo ra sinh ra rất nhiều pháp khác nhau rồi cho là của pháp Phật. Việc tu hành niệm Phật nguyện vãng sanh giống như là của ngoại đạo, mong sự cứu rỗi tâm hồn ở một cảnh giới khác như các đấng cứu thế của các tôn giáo hứa hẹn cho đệ tử của mình. Bạn con còn bảo những pháp tu đó ngày xưa thời Đức Phật trong kinh điển Pali đâu có nói đến đâu. Con thật sự bối rối vì khi niệm Phật con thấy bình an. Mong Sư chỉ dạy thêm cho con ạ. A Di Đà Phật!

ĐÁP: Phật có tám muôn bốn ngàn pháp môn, pháp môn tu nào cũng là của ba đời chư Phật, nếu pháp đó giúp ta tiến đến an tâm và giải thoát, dù pháp đó là Thiền, Tịnh, Luật hay Mật cũng đều là của ba đời chư Phật nói ra.

Người có duyên với tu Thiền thì nói pháp môn Thiền là của Phật, các pháp môn khác không phải của Phật ở xứ khác chế biến chứ không phải xuất sanh từ Ấn Độ; người có duyên với Tịnh độ thì nói pháp tu Thiền là của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma sáng chế dạy cho dân Đông Độ (Trung Hoa) tu hành chớ Phật không có dạy thiền “Đốn giáo” bao giờ ! Rốt rồi tu đâu chấp đó, đem pháp giải thoát của Phật đấu lý chê bay, thật là đời mạt pháp ngông cuồng !

Phật thì chẳng nói Thiền, nói Tịnh, mà vịn vào căn duyên của đệ tử để giáo hóa. Như buổi ban đầu thuyết giáo, Phật dạy đệ tử quán chiếu đề mục đất, đề mục hoa sen… (tất cả đều nắn từ đất sét) để chánh niệm rồi tiến dần lên từng bậc chánh định (tam muội); từ đó trí tuệ sanh, trí tuệ sanh tức là cứu cánh giải thoát, lúc bấy giờ không có niệm danh hiệu Phật nào cả. Tuy nhiên khoảng 20 năm sau đó, dân trí lên cao, các Tôn giả thông suốt giáo pháp Phật, Đức Phật tiếp tục mở rộng tầm nhìn của đệ tử, nên ngài thuyết các bộ kinh giới thiệu về các thế giới “Tịnh độ”, bên ngoài thế giới “Ta Bà khổ đau” nầy, để các vị giữ vững niềm tin mà nguyện sanh về thế giới đó, nhằm có cơ sở giáo hóa chúng sanh trong khắp mười phương. Đây là ý tứ của Pháp Phật có nhiều pháp môn tu, chớ không chỉ có pháp môn “Thiền” hay “Tịnh”.

Việc nói Thiền chê Tịnh là việc xưa, lạc hậu lắm rồi, Phật tử chưa thấy đó thôi, chúng ta là những đoàn người bị cuộc rượt đuổi của “thời gian vô thường” tới tấp cận kề bên ta, không mau xuống thuyền qua sông thoát nạn, ở đó mà đem Thiền với Tịnh chê nhau.

Pháp Phật lưu truyền là vô biên giới, không có Ấn Độ, Trung Hoa gì cả, ai duyên tu pháp môn nào thì tu pháp môn đó, ai khéo tu thì giải thoát, ai vụng tu thì mê lầm. Người đem Thiền chê Tịnh là người vụng tu, sau không tự chê mình còn ở bên bờ vực thẳm mê lầm nơi bến tử sanh, mà lại chê khen giáo pháp Phật.

Lẽ ra thì Sư không phân trần làm gì, nhưng vì sự kém hiểu biết của những người chê bai Tịnh độ, Sư sẽ trích một vài đoạn kinh trong kinh điển Pali nói đến pháp tu Niệm Phật, để quý vị nghiên cứu tu hành.

Cõi Tịnh Độ qua các kinh nói về Phật Di Đà từ Hán Tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh Độ hay Cực Lạc được mô tả là một cảnh giới tuyệt vời với tất cả những thứ du dương, mát mẻ, thơm ngát và không có chuyện đói lạnh. Con đường dẫn đến cõi này có thể chỉ gói gọn trong công phu trì niệm hồng danh Phật Di Đà.

Chúng ta thử tìm hiểu vấn đề qua kinh điển Pàli, nguồn giáo lý căn bản của Phật Giáo Nam phương xem sao. Dĩ nhiên, trong Tam Tạng Pàli cũng có khái niệm Tịnh Độ với những trình bày thật rõ ràng về cảnh giới này, những bậc thiện tri thức ở đó và con đường dẫn đến cảnh giới Tịnh Độ, tức phép cầu vãng sanh theo kinh điển Nam Truyền.

Thời Đức Phật tại thế, chư Tôn giả thường thường hướng về nơi ngài xưng niệm danh hiệu của Như Lai, đầy đủ thập hiệu, để tỏ lòng cung kính tri ân và cầu nguyện, chư Tôn giả cản thấy được an lạc nhiều lắm.

Trong kinh An Hàm và các kinh cho thấy niệm Phật, tức là sự cung kính đảnh lễ vâng lời, tán thán, nhớ nghĩ Đức Thích Tôn, các tâm bất thiện từ đó không phát sanh.

Niệm Phật theo kinh tạng Pali có 3 cách: một là nhớ nghĩ, hai là quán tưởng tướng hảo của Phật, ba là xưng niệm danh hiệu Phật.

Kinh Tăng Nhất A Hàm, Phật dạy các Thầy Tỳ kheo: “Hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa môn, tự đến Niết Bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Phật” (Đại chính 2, trang 532).

Đức Phật giải thích thế nào là niệm Phật: “Nếu có Tỳ kheo nào chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân,chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác. Quán hình của Như Lai, mắt không hề rời, trong khi mắt không hề rời, niệm tưởng công đức Như Lai”. (Đại chính 2, trang 554).

Ở thời gian khác, Đức Phật dạy: “Có một pháp, nầy các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, niết bàn. Một pháp ấy là gì?Chính là niệm Phật, Chính một pháp nầy, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn,đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, niết bàn” (Tăng chi bộ I.16. HT Minh Châu dịch).

Xin trích một vài lời kinh ngắn để dẫn, xem pháp môn niệm Phật xuất xứ từ Đức Phật hay người Trung Hoa?

Thân chào các Phật Tử

HT Thích Giác Quang
(Hỏi Đáp Phật Học: Quan Âm Tu Viện, Biên Hòa Đồng Nai)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2015(Xem: 11101)
Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử. Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng.
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11810)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 9885)
Trong nhiều bộ kinh của Phật giáo Đại thừa, có nói về Bồ tát Quán Thế Âm; một vị Bồ tát luôn luôn khởi lòng Từ-bi ban vui và cứu khổ cho tất cả chúng sanh. Thế nhưng chúng ta ít thấy đề cập đến sự Giác ngộ của Ngài. Chỉ trừ kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói đến việc này.
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 8071)
Tánh Không như một tấm gương sáng nó phản ảnh những gì đi qua nó tuyệt đối không lưu giữ. Nó không phải là năng duyên tức thọ, tưởng, hành, thức. Cũng không phải là sở duyên tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 6183)
Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi về tư tưởng Tánh Không trong kinh điển Theravāda. Có khi tôi trả lời: “Các pháp do duyên khởi nên vô ngã tính, vì vô ngã tính nên không. Không này chính là Không Tánh chứ có gì lạ đâu!” Một lần khác nữa, tôi lại nói: “Cứ đọc cho thật kỹ kinh Tiểu Không, kinh Đại Không, kinh Đại Duyên là sẽ hiểu rõ toàn bộ về tư tưởng Tánh Không thời Phật”. Tuy nhiên, trả lời gì cũng không giải toả được sự tồn nghi, thắc mắc của chư cư sĩ ấy.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 26154)
Không phải đợi đến thời kỳ Phật giáo phát triển (Đại Thừa) mà ngay trong thời Thế Tôn, Ngài đã khai thị về lý Không (Sùnyatà). Pháp thoại này đã cho thấy vấn đề cốt tủy nhất, tình túy nhất của Đại thừa là tánh Không đã được Thế Tôn truyền trao, khuyến tấn tu tập không những cho hàng xuất gia mà ngay cả những Phật tử tại gia. Có thể nói, học thuyết tánh Không thể hiện bàng bạc trong Bát Nhã, Trung quán luận v v… là hoa trái của lời dạy
23 Tháng Chín 2014(Xem: 6051)
Shikantaza(1) là thực hành hay hiện thực hóa tánh Không. Mặc dù bạn có thể đã có một sự hiểu biết sơ sài nào đó về tánh Không qua tư duy, nhưng bạn nên hiểu tánh Không qua trải nghiệm của mình. Bạn có một ý tưởng về vô và một ý tưởng về hữu và bạn nghĩ rằng hữu và vô là hai ý tưởng đối lập nhau.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 11826)
Trong tập sách nhỏ này, Thrangu Rinpoche trình trình bày một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ và rõ ràng tánh không trong truyền thống Phật giáo Tây tạng, cả về giáo lý lẫn tu tập. Có thể nói đây là một kết hợp chặc chẽ của giáo lý và tu tập trong Phật giáo Tây tạng, đặc biệt là trong dòng truyền Karma Kagyu. Lý thuyết và thực hành hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự quân bình trong lý thuyết và thực hành của Phật giáo Tây tạng.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 6068)
Bây giờ chúng ta bắt đầu phần thứ nhì bộ luận này là phần giải thích ý nghĩa mỗi chương. Phần này có 3 phần: sự biểu thị duyên khởi là rỗng thông không có hiện hữu tự tính (essentially empty), trình bày sự kiện dù bạn vẫn còn trong luân hồi, hoặc thoát khỏi luân hồi, điều đó tùy thuộc vào bạn có hoặc không lí hội thông hiểu duyên khởi rỗng thông không có hiện hữu tự tính, và các tri kiến sai lầm được buông bỏ theo cách nào, một khi bạn lí hội thông hiểu duyên khởi.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 6493)
Trong hệ thốngTrung Quán tất cả các hiện tượng, cả vô thường và thường hằng, đều là các sự duyên khởi (dependent- arisings; pratiyasamutpada). Xuyên qua lí luận về trạng thái hiện hữu duyên khởi của chúng, tính không của chúng thì được an lập.