Tính Không Của Tâm, Bản Chất Niết Bàn Của Tâm

25 Tháng Tư 201710:52(Xem: 7315)

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TÍNH KHÔNG CỦA TÂM, BẢN CHẤT NIẾT BÀN CỦA TÂM
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: Lược trích từ: In the Spirit of Manjusri.
HH the Dalai Lama. New York City , 1998.

 

      blank  Trong ngữ cảnh Phật Pháp, Pháp quy chỉ Pháp tối hậu, đó là niết bàn. Do thế sựhội thông hiểu Phật giáo cần sự lí hội thông hiểu chính xác về pháp diệt tận và niết bàn hoặc giải thoát. Nếu các tu tập của bạn trở thành một thuốc giải đối với các ngu si – delusions – hoặc các phiền não – afflictions –  thì những tu tập này là pháp hoặc thuộc về pháp. Nếu các tu tập này không trở thành các thuốc giải đối với các ngu si của bạn thì chúng không là pháp hoặc không thuộc về pháp.

        Đặc điểm để nhận ra Phật Pháp là gì? Phật Pháp là pháp mà sự tu tập căn cứ trên sự lí hội thông hiểu căn bản hoặc sự công nhận rằng các ngu si hoặc các phiền não của tâm đều là kẻ thù thực sự. Toàn thể tu tập tâm linh của bạn đều có mục đích chiến đấu với các phiền não này của tâm. Dĩ nhiên tái sinh thuận duyên và các phương diện đáng ao ước trong đời sống luân hồi cùng với các nguyên nhân giúp cho các thành tựu tích cực của chúng đều có tính phúc đức thiện hảo, nhưng những điều này không nên là những nguyện vọng tối hậu của chúng ta khi chúng ta tu tập Pháp. Nguyện vọng tối hậu của chúng tagiải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Căn cứ trên sự thành thật công nhận tính bất khả mãn nguyện trong luân hồi và cũng căn cứ trên sự hoàn toàn tán thành nguyện vọng giải thoát sự bất khả mãn nguyện này, bạn nên tăng trưởng một nguyện vọng tha thiết tìm kiếm sự tự do như thế. Điều này được gọi là sự từ bỏ thật sự.

        Để tăng trưởng nguyện vọng thật sự muốn thành tựu giải thoát hoàn toàn hoặc tự do không còn luân hồi, bạn cần tăng trưởng một sự lí hội thông hiểu nhất định về niết bàn hoặc giải thoát thật sự có nghĩa gì. Trong ngữ cảnh này bạn cũng cần có vài ý niệm về thành tựu giải thoát nghĩa là gì. Sự lí hội thông hiểu này sinh khởi từ sự công nhận rằng các ngu si của tâm có thể được làm biến mất. Trong ngữ cảnh này, sự lí hội thông hiểu tính khôngvô cùng quan trọng. Nói tổng quát khái niệm về giải thoát tâm linh có trong nhiều tôn giáo. Điều độc đáo đến từ Phật giáosự lí hội thông hiểu thật sự về giải thoát -- moksa – chỉ có thể đến khi bạn có một sự lí hội thông hiểu sâu sắc về tính không.

        Có một đoạn trong Trung Luận ngài Long Thọ miêu tả rất đúc kết sự lí hội thông hiểu của ngài về giải thoát. Ngài tuyên bố rằng  giải thoát xảy ra khi tương tục của nghiệp và các ngu si chấm dứt. Ở đây sự chấm dứt của tương tục nghiệp và các ngu si không quy chỉ một giòng chảy đi đến một chấm dứt bởi vì nó chỉ là một hiện tượng sát na biến dịch. Nói chính xác hơn, sự chấm dứt này quy chỉ sự chấm dứt tạo nên do phương pháp hữu hiệu chủ ý do áp dụng đạo lộ. Hành nghiệp mà nó làm sinh khởi chu kì cho hiện hữu bất giác có tính toàn thể lâu dài, hành nghiệp này được tạo lập do các yếu tố động cơ tỉ dụ các ngu si của tâm, tham, sân và vô minh, v,v... Những ngu si hoặc các phiền não của tâm được tạo lập trên căn bản của tri nhận sai lạc về thế giới, đặc biệtcác loại phóng đại chúng ta thường đặt thêm vào các tri nhận của chúng ta. Các tiên niệm này – this preconception -- về thế giới được tạo lập do bởi tri nhận thế giới theo căn bản vô minh, do lí do đó chúng ta có khuynh hướng phóng chiếu một loại bản chất vĩnh cửu, trường tồn vào các sự vật hoặc các biến cố. Điều này được gọi theo thuật ngữ -- cấu trúc suy tưởng -- conceptual elaborations – theo nghĩa rằng chúng ta đang suy tưởng thế giới. Sự suy tưởng này hoặc cách thức tri nhận sai lầm nhìn thế giới là một sự vật gì đó – something – mà điều này chỉ có thể bị xóa bỏ hoặc bứng luôn gốc rễ bằng cách tăng trưởng trí tuệ về tính không, nhìn thấu suốt sự dối gạt này và lí hội thông hiểu thế giới thật tướng – the world as it is. Sự lí hội thông hiểu chính xác về tính không là  giải pháp chính yếu để cắt đứt toàn thể tiến trình này.

Có một cách đọc khác về giòng cuối của phát biểu của ngài Long Thọ, đó là tất cả các cấu trúc suy tưởng này đều được tịch tĩnh bằng các phương pháp hữu hiệu để tăng trưởng trí tuệ về tính không. Cách đọc này là ở điểm ngài Long Thọ nói rằng tất cả các cấu trúc suy tưởng này đều được tịch tĩnh trong tính không. Khái niệm về tịch tĩnh trong tính không này có ý nghĩa rằng trí tuệ về bản chất thực và tối hậu của tâm thì thực sự trục xuất các ngu si của tâm. Tâm trong một phương cách trở thành cùng một công cụ của tiến trình tịnh hoá tâm. Nếu bạn suy nghĩ một cách cẩn thận, giải thoát không là một cái chi hết ngoại trừ là trạng thái của tâm, bản chất tối hậu của tâm. Bản chất tối hậu của tâm là tính không của tâm, và điều này đôi khi được quy chỉ là bản chất niết bàn của tâm – natural nirvana. Tính không của tâm, một tâm vươn tới một điểm mà ở đó nó được làm sạch tất cả các ngu si của nó hoặc các chất làm nhơ nhuốm, là niết bàn hoặc giải thoát. Do thế trong các kinh văn có nói tối thiểu đến bốn loại chính yếu của niết bàn hoặc giải thoát. Thứ nhất là bản chất niết bàn, nó quy chỉ tính không của tâm. Trong thực tế, đây là căn bản hoặc nền tảng mà nó tạo phương tiện, cơ hội, khả hữu cho các tâm của chúng ta trở thành tự do. Ba loại còn lại là: niết bàn hữu dư, niết bàn vô dư, và niết bàn vô trụ.

---------------

In the Spirit of Manjusri  

H.H. the Dalai Lama. New York City 1998

In the context of Buddha Dharma, Dharma refers to the ultimate Dharma, which is nirvana. Therefore the understanding of Buddhist religion needs the correct understanding of the dharma of cessation and nirvana or liberation. If one’s practices become an antidote towards the delusions or afflictions of the mind then those practices are dharma or dharmic. If the practices do not become antidotes to your delusions then they are not dharmic or dharma.

What is the distinguishing feature of the Buddha Dharma? It is the dharma that is practiced on the basic understanding or recognition that the delusions and afflictions of the mind are the true enemy. One’s whole spiritual practice is dedicated towards combating these afflictions of the mind. Of course favorable rebirth and other desirable aspects of samsaric life along with their causes for these positive attainments are virtuous but these should not be our ultimate aspiration as Dharma practitioners. Our ultimate aspiration should be liberation from samsara. Based on the true recognition of the unsatisfactory nature of existence in samsara and also based on the full appreciation of the desirability of liberation from this, one should develop a genuine aspiration to seek such freedom. This is called true renunciation.

In order to develop a genuine aspiration to attain full liberation or freedom from samsara, one needs to develop a certain understanding of what nirvana or liberation really means. In this context one also needs to have some idea of what it means to attain such liberation. This understanding arises from the recognition that the delusions of the mind can be removed. In this context the understanding of emptiness is critical… What is unique to Buddhism is the true understanding of moksha or liberation that can only come when one has a deep understanding of emptiness.

There is a passage from Nagarjuna’s Mulamadhyamakakarika, Fundamental of the Middle Way, which gives a very succinct account of what Nagarjuna understands as moksha or liberation. Nagarjuna states that liberation takes place when the continuum of karma and delusions has ceased. Here the cessation of the karmic continuum and the delusions does not refer to a stream just coming to an end because it is a momentary phenomenon. Rather this cessation refers to a cessation that is brought about by deliberate means by the application of the path. The karma which give rise to the whole perpetual cycle of unenlightened existence is in turn created by the motivating factors such as the delusions of the mind; attachment, hatred, ignorance and so on. These delusions or afflictions of the mind themselves are in turn created on the basis of a false perception of the world, particularly the kind of exaggerations we tend to place on our perceptions. This preconception of the world in turn is created by our fundamentally ignorant way of perceiving the world whereby we tend to project some sort of eternal, abiding or enduring nature to things and events. This is termed conceptual elaborations in the sense that we are elaborating the world. This elaboration or the fundamentally misconceived way of viewing the world is something that can only be eliminated and rooted out by developing the insight into emptiness that sees through the deception and understands the world as it is. The key to undercutting this whole process lies in the correct understanding of emptiness.

There is an alternative reading to the last line of Nagarjuna’s statement that all of these conceptual elaborations are calmed by the means of developing insight into emptiness. The alternate reading is where he says that all these conceptual elaborations are calmed within emptiness. This notion of calmed within emptiness has the sense that it is in fact the insight into our ultimate true nature of mind which dispels the delusions of the mind. The mind in a way becomes the same instrument of purifying the mind.

If one thinks through carefully, moksha or liberation is nothing but a state of mind, the ultimate nature of the mind. The ultimate nature of the mind is the emptiness of the mind and this is sometimes referred to as the natural nirvana. The emptiness of the mind, a mind which has reached a point where it is cleansed of all its delusions or pollutants, is nirvana or moksha. Therefore in the scriptures there are mention of at least four principal kinds of nirvana or liberation. First is the natural nirvana that refers to the emptiness of the mind. In fact this is the basis or ground that allows, makes it possible, for our minds to become free. The remaining three are the nirvana with residue, the nirvana without residue and the non-abiding nirvana.

Source:

https://www.lamayeshe.com/sites/default/files/pdf/253_pdf.pdf

Phụ Bản 1

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Niết bàn cho xã hội

 

Lời Khuyên khi kết thúc pháp thoại Đỉnh Điểm của tất cả các Thừa Phật giáo
Lời nói cuối của Đức Đạt Lai Lạt Ma, sau khi nhận lời cảm tạ của đại diện Hội Rigpa và những người hiện diện trong pháp thoại:
*
Tôi cảm động sâu xa với lời cảm tạ của các bạn. Như tôi vẫn luôn luôn nói, mỗi người đều có một trách nhiệm, thế nên chúng ta phải nhanh chóng, mạnh mẽ nhận lấy trách nhiệm đó và cố gắng đóng góp năng lực cá nhân của chính chúng ta.
Chúng ta hãy cố gắng để có một thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới hạnh phúc hơn, với những con người hạnh phúc hơn.
Cái mà tôi vẫn thường gọi niết bàn của tôi — sự chấm dứt vĩnh viễn các tâm niệm cảm xúc tiêu cực — đó là công việc riêng của tôi, niết bàn riêng của tôi.
Cái mà chúng ta thực sự cần đến là niết bàn cho xã hội — một cộng đồng nhân loại hạnh phúc hơn, một xã hội thấm nhuận với lòng từ bi. Đó là cái chúng ta muốn, và chúng ta có thể xây dựng nó. Và mỗi người đều có một trách nhiệm xây dựng xã hội này.
Niết bàn riêng của tôi, tôi có thể tự theo đuổi; đó là công việc của tôi. Cảm ơn các bạn, cảm ơn các bạn rất nhiều.


Lược trích từ: HH Dalai Lama. Dzogchen. The Heart Essence of the Great Perfection. Snow Lion 2000. p.199. (trong chương The Pinnacle of All Yanas)
————–
Parting Advice [after the teaching The Pinnacle of All Yanas]
*
His Holiness’s closings words, after being thanked on behalf of Rigpa and all those present:
I am deeply touched by your words of thanks. As I always say, everyone has a responsibility, so we must seize that responsibility and try to contribute our own individual share.
Let us try to have a better world, a happier world, with happier human beings. What I usually call my nirvana — permanent cessation of negative emotional thoughts — that is my private business, my private nirvana.
What we really need is nirvana for society — a happier human community, a society filled with loving-kindness. That’s what we want, and we can build it. And for this, everyone has a responsibility.
My own nirvana, I can pursue by myself; that is my business. Thank you, thank you very much.
—-
Note
seize: to catch (s.o/s.t) usually quickly and strongly

-------------------------

Phụ Bản 2

Santideva. Bodhicaryavatara. Con đường Bồ tát.

Chương IX. Trí tuệ siêu việt.

 

103. Tâm thì không ở trong thân, cũng không bất kì nơi khác, cũng không trộn lẫn, cũng không đứng riêng một nơi nào, là bản vô, nghĩa là không hiện hữu tự tính [= không một vật / bản vô /chân như / như như]. Thế nên, các hữu tình do bản chất đều được giải thoát [= đều là niết bàn tịch tĩnh].

(That which is not in the body nor anywhere else, neither intermingled nor somewhere separate, is nothing. Therefore, sentient beings are by nature liberated.|| Translated from Sanskrit by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace).

[Chú thích của bản dịch Việt * Theo Panjika, pp.245-246, của Bát Nhã Thủ Huệ -Prajnakaramati (950-1030) -- tâm thì không ở trong thân cũng không ở nơi nào khác ngoài thân, tâm cũng không trộn lẫn giữa hai cái này, thân và sự vật bên ngoài, cũng không li cách với thân và hiện diện ở một nơi khác, về phương diện tối hậu là bản vô/chân như, đó là, nó không hiện hữu một cách tự tính. Nó chỉ được tượng trưng bởi cấu trúc của tưởng. Tâm luân hồi cho ấn tượng tương tự một huyễn tượng bởi vì nó chẳng có một bản chất tự tínhBởi vì lí do đó, các hữu tình được giải thoát do bởi bản chất, bởi vì niết bàn bản chất (prakrti-nirvana; natural nirvana), nó có tướng trạng của không có bản chất tự tính, thì luôn luôn hiện diện trong các dòng tâm thức của tất cả các hữu tình.]

[According the Panjika, pp.245-246, the mind that is not in the body nor somewhere else outside the body, that is neither intermingled between the two, the body and the ouside thing, nor separate from the body and present somewhere else, is ultimately nothing, that is it does not truly exist. It is only presented by mental fabrication. The samsaric mind appears like an illusion because it lacks an intrinsic nature. For that reason, sentient beings are liberated by nature, because the natural nirvana (prakrti-nirvana), which has the characteristic of the absence of intrinsic nature, is always present in the streams of consciousness of all beings.|| A Guide to Boddhisattva Way of Life. Translated from Sanskrit and Tibetan by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace]

[What is not in the body nor elsewhere, neither intermingled nor separate anywhere, that is nothing. Therefore living beings are inherently liberated.|| Translated from Sanskrit by Kate Crosby and Andrew Skilton]

-----------

Phụ bản 3

Ngài Vô Trước giảng trong Luận Du già sư địa – ghi lại trong Tự điển Phật Quang, bản dịch Thích Quảng Độ:

Si , Ngu si, Vô trí, Phi hiện quán, Vô minh, Hôn muội, Hắc ám, đều đồng nghĩa.

 

Phụ bản 4

Nguyệt Xứng
NIẾT BÀN 
(GIẢI THÍCH CHƯƠNG QUÁN NIẾT BÀN CỦA TRUNG LUẬN)

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Bản Anh: Lucid Exposition of the Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti. Translated from the Sanskrit by Mervyn Sprung in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas. Routledge & Kegan Paul Publisher, 1979. (Nirvana pp 247-264) (Dịch giả Bản Anh dịch trọn vẹnchương Niết bàn trong bản Sanskrit)

_________________________________

*Vấn đề

Có người biện luận:

XXV. 1. Nếu mỗi sự-vật là chẳng có tự tính, không cái gì có thể sinh hoặc diệt, vậy thì từ hoàn toàn đoạn trừ hoặc diệt tận cái gì mà kết quả là niết bàn?

        Niết bàn được Đức Thế Tôn miêu tả là hai phương diện cho những người sống một đời sống đức hạnh trong sángthực hành giới hạnh dẫn tới thực chứng toàn hảo, gọi là một niết bàn hữu dư (sopadhisesa), và cho những người dốc lòng sống theo chân lí, gọi là một niết bàn vô dư (nirupadhisesa).

        Trên một phương diệnniết bàn hữu dư (sopadhisesa) thì được tri nhận là kết quả từ sự hoàn toàn đoạn trừ (prahana; total extinction) của các phiền não căn bản -- vô minhham muốn, và v.v… Cái được gọi là căn bản (the base) là cái mà chủ trương hiện hữu cá nhân đặt căn cứ trên nó.  Thuật ngữ căn bản được sử dụng hàm ý năm thủ uẩncủa hiện hữu cá nhân mà nó làm sinh khởi giả thiết hữu về tự ngã cá nhân(atmaprajnapti; existential fiction of the personal self). Cái căn bản đó là cái hữu dư (= tàn dư). Chỉ một cái căn bản [giả thiết hữu đó] mà nó là tàn dư là một ‘căn bản hữu dư’ (The base is the residue. Only a base which is residual is a “residual base”). Niết bàn với một căn bản hữu dư ngụ ý sự tiếp tục hiện hữu được nối kết với một căn bản hữu dư. Đây là niết bàn loại gì? Nó không gồm cái gì khác ngoại trừ các uẩn đơn thuần của hiện hữu cá nhân cách tuyệt hoàn toàn các phiền não dối gạt tỉ như niềm tin vào tự ngã có tự tính / thực chất; nó thì tương tợ một thị trấn mà các nhóm tội phạm đều được loại trừ. Đó là niết bàn hữu dư.

        Trong trường hợp thứ nhì, niết bàn trong nó không có ngay cả các uẩn đơn thuầncủa hiện hữu cá nhân (skandhas; bare factors of personal existence) là niết bàn vô dư(nirupadhisesa). Nơi mà căn bản hữu dư biến mất, nó được so sánh với một thị trấn mà trong đó tất cả các nhóm tội phạm đã bị loại trừ và tự nó bị phá hủy.

        Trong sự kết nối này, được miêu tả, “Thân sụp đổ tan rã, các ý niệm và các tri nhận đã ra đi. Tất cả các cảm thọ đã biến mất, tất cả các hành tịch tĩnh và thức phi hiện hữu’. Và như vậy, ‘Xuyên qua một thân ngay dù bạn không bám víu, bạn vẫn có các cảm thọniết bàn là sự đi đến một chấm dứt của dòng tâm niệm như chấm dứt của một ngọn đèn’.

        Nó chính là niết bàn vô dư đạt được do sự diệt tận (nirodha) của các uẩn của hiện hữu cá nhân.

        Làm cách nào niết bàn hai phương diện này có thể lí hội thông hiểu được? Nếu ở đó là niết bàn, cả hai các phiền não và các uẩn của hiện hữu cá nhân phải chấm dứt hiện hữu. Nhưng, nếu mỗi sự vật trong thế giới này đều là không [= chẳng có tự tính] (sunya; devoid of being), chẳng một sự vật gì có thể sinh hoặc diệt. Vậy thì làm cách nào các phiền não và các uẩn của hiện hữu cá nhân có thể sinh, và diệt của cái gì sẽ tạo lập niết bàn? Do lí do đó các sự vật đều là có tự tính (vidyate svabhava; self-existent).

[Ghi chú của bản dịch Anh: Cho tới điểm này là ý kiến các đối thủ thuộc nhóm Phật giáo nguyên thủy - orthodox Buddhist opponent]

        Đối với điều này chúng tôi phúc đáp: Nếu chúng ta tạm thời xem các sự vật đều là có tự tínhvậy thì

XXV. 2. Nếu mỗi sự vật trong thế giới đều chẳng là không (chẳng vô tự tínhbất không), chẳng sự vật gì có thể sinh hoặc diệt. Vậy thì từ hoàn toàn đoạn trừ hoặc diệt tận của cái gì mà kết quả là niết bàn?

        Bởi vì tự tính là điều không thể tránh thoát (anapayitva; ineluctable), nếu các uẩn của hiện hữu cá nhân và các phiền não đều là có tự tính, làm cách nào có thể có sự diệt tận của chúng, một sự diệt tận mà nó phải đi trước niết bàn? Vì lí do này nên đối với các nhà chủ trương tính thực hữu của các sự vật (svabhavavadinah) thì niết bàn đối với họ là chẳng khả hữu trên phương diện luận lí. Nhưng các nhà chủ trương vô tự tính trong các sự vật không biện luận ủng hộ một niết bàn có tướng trạng diệt tận của các phiền não và các uẩn của hiện hữu cá nhân, và do thế họ không vi phạm cái sai lầm này; nó không tạo một quy trách cho họ (a reproach for them).

*Phát biểu của lập trường Trung Quán

        Nhưng, nếu các nhà chủ trương vô tự tính không chấp thuận một niết bàn được lí hội thông hiểu là sự diệt tận của các phiền não và các uẩn của hiện hữu cá nhân, làm cách nào họ tri nhận bản chất của niết bàn?

        Ngài Long Thọ nói,

XXV. 3. Niết bàn được miêu tả là cái không thể bị đoạn trừ, không được thực chứngxuyên qua tác hành, cái không đoạn không thường, cái không diệt không sinh.

       Đó là, niết bàn không là một cái có thể được nhổ tận gốc (extirpated), giống như nhổ tận gốc tham luyến; cũng không phải là một cái được thực chứng xuyên qua tác hành, giống như kết quả của nỗ lực đạo đức; lại cũng không phải một cái gì mà nó chấm dứt giống như các uẩn của hiện hữu cá nhân; cũng không phải cái gì bất khả hoại như cái bất không (cái chẳng rỗng thông, chẳng vô tự tính). Niết bàn được nói là cái, trong bản chất của nó, chẳng sinh cũng chẳng diệt; bản chất của nó là sự tịch tĩnh, sự tĩnh lặng của tất cả các cấu trúc suy tưởng (sarvaprapancopasam; the stilling of all named things).

        Nếu niết bàn không có bản chất của một sự vật cấu trúc suy tưởng/một sự vật được đặt tên (nisprapanca), khái niệm về các phiền não, mà sự xoá bỏ của chúng được đề nghị để kiến lập niết bàn thì có hữu ích không? Hơn nữa, khái niệm về về các uẩn của hiện hữu cá nhân mà sự chấm dứt của nó được đề nghị là để kiến lập niết bàn có hữu ích không? (What of ?: có hữu ích không ?) Khi mà những khái niệm phân biệt này thắng thế, niết bàn không đạt đượcNiết bàn chỉ đạt được bằng sự xoá bỏ của các cấu trúc suy tưởng (= các sự vật được đặt tên; named things).

        Bạn có thể phản đối, hãy để yên sự vụ trong niết bàn không có các phiền não, không có các uẩn của đời sống cá nhân; nhưng vậy thì chúng hiện hữu trước khi có niết bàn, và từ sự xoá bỏ của các cấu trúc suy tưởng mà niết bàn được thành tựu.

        Phúc đáp của chúng tôi tới kháng biện đó là: Cách thức đặt vấn đề này nên được buông bỏ bởi vì các sự vật tự chúng là thực hữu trước khi có niết bàn không thể là, ở thời điểm sau, phi hiện hữu.  Bởi vì lí do này, những ai tìm kiếm niết bàn phải từ bỏ khái niệm này. Ngài Long Thọ sẽ nói “Cõi niết bàn là cõi thế giới hàng ngày. Không có một sự khác biệt vi tế giữa hai cõi” (XXV. 20). Điều như thế nên được thật chứng trong niết bànkhông có sự đoạn trừ một sự vật gì dù nó là bất kì cái gì, cũng không có sự diệt tận của bất sự vật gì dù bất kì nó là cái gì. Niết bàn là có bản chất của sự hoàn toàn tiêu tán của các tâm niệm thực hữu hoá (kalpana; reifying thought). [Chú thích bản Anh: kalpana thường có nghĩa: các tưởng tượng - imaginings. Toàn đoạn văn ngụ ý gán thuộc tính hiện hữu thực hữu- real existence vào các từ ngữ tỉ dụ phiền não và uẩn để quy chỉ hiện hữu thực hữu: nó ngụ ý sự thực hữu hoá / cụ thể hoá-reification]. Bởi vì như Đức Thế Tôn đã nói “Không có sự hủy diệt của các pháp (element of existence); các pháp mà chúng không hiện hữu không bao giờ có thể hiện hữu; nếu bạn thực hữu hoá/ cụ thể hoá (reify), nghĩ rằng “cái này hiện hữu” hoặc “cái này không hiện hữu”, săn đuổi như thế, các phiền não sẽ không đi đến dừng nghỉ”.

         Ý nghĩa của kệ tụng này là đây: Trong trạng thái toàn hảo (nirvrti) của niết bàn vô dư, không có các pháp được giả thiết có tự tính (putative element of existence), được thông hiểu là đời sống cá nhân (individual life), các hành động và các phiền não, cũng không có bất kì các uẩn của hiện hữu cá nhân, bởi vì chúng đã biến mất hoàn toàn. Điều này được các nhà chủ xướng của tất cả các học phái đều đồng ý. Đó là nói, các pháp được giả thiết có tự tính của đời sống hàng ngày không hiện hữu trong trạng thái toàn hảo. Chúng thì tương tợ các sự vật tỉ như nỗi sợ về các con rắn, vì nhận lầm sợi dây thừng trong bóng tối, nhưng nó thì biến mất khi có ánh sáng. Những sự vật như thế không bao giờ là thực. Cũng thế các pháp được giả thiết có tự tính, được hiểu là đời sống cá nhân, hành động, các phiền não, và các sự vật tương tự, vào bất kì thời gian nào cũng không hiện hữu một cách thực hữu trong thế giới hàng ngày của sinh và diệt (samsaravastha). Thật tướng sợi dây thừng trong bóng tối, thì không là một con rắn trong tồn tại thực tế (svarupatah; reality) bởi vì tướng trạng thực tế (sadbhuta; factual, real) của con rắn thì không được nhận thức bằng sự thấy, và xúc chạm hoặc là trong bóng tối hoặc là trong ánh sáng ban ngày.

          Nếu được hỏi, “Vậy thì, làm cách nào có thể có một thế giới hàng ngày của sinh và diệt (samsara)? Câu trả lời là: Các sự vật không xuất hiện một cách thực hữu nhưng trong thực tế được thấy một cách thực hữu bởi các người thường tục, chưa thấu hiểu đang ở trong vòng nắm giữ của các khái niệm dối gạt về ‘tôi’ và ‘của tôi’, cũng như các người có bệnh về mắt thấy sợi tóc, các con ruồi và v.v… tuy chúng không thật có. Đức Phật nói, “Nếu bạn thực hữu hoá (reifies), nghĩ rằng “cái này hiện hữu” hoặc “cái này không hiện hữu” theo chiều hướng như thế, sự hiện hữu bị phiền não sẽ không đi đến dừng nghỉ.”

           Sự đề khởi thật hữutư tưởng bản thể học (ontological thought) cho rằng thật hữu (true being) được tìm thấy trong mỗi sự vật, là tri kiến của học phái của những nhà Kì na(Jaimini), môn đệ của Kanada, môn đệ của Kapila, và của các vị khác truyền tới các nhà Tì bà sa (Vaibhasikas). Sự đề khởi phi hữu (no-being) là tri kiến của các nhà chủ trương cư xử ích kỉ và bất hảo (cynics), họ là những kẻ bắt gốc rễ trong lối sống dẫn đến tai họađau thương (calamity). Có những kẻ khác (học phái Kinh lượng bộ - Sautrantika), các nhà chủ xướng phi hiện hữu của các trạng thái quá khứ và tương lai và trạng thái của các tập khí bẩm sinh mà chúng đều có tính tương quan và dễ hiểu, nhưng những vị còn lại đều là những nhà chủ trương thực hữu (proponents of being); và có những kẻ chủ trương phi hiện hữu họ phủ nhận thực tại tính tối hậu của các tâm sở thực nghiệm (empirical contents of mind) ngoại trừ những kẻ  đề khởi xác định tồn tại thực tế theo diễn tiến lâm thời của chúng (their contigent reality) và những kẻ xác định một tồn tạithực tế tối hậu, và do thế là những kẻ chủ trương cả hiện hữu và phi hiện hữu [Chú tích của dịch giả bản Anh: Học phái Duy thức của Phật giáovắn tắt, các đối tượng ngoại giớilà phi thật, nhưng thức là thật]. Đối với những kẻ theo con đường như thế, hiện hữu bị phiền não và chu kỳ sinh diệt sẽ không đi đến dừng nghỉ.

[Chú thích của dịch giả bản Anh: Trong đoạn này, ngài Nguyệt Xứng miêu tả các trào lưu tri kiến triết học chính yếu trong truyền thống Ấn Độ vào thời đại của ngài quan liên tới vấn đề hiện hữu và phi hiện hữu].

           Có một kệ tụng: “Một kẻ nghi ngờ mình đã ngộ độc bất tỉnh tạm thời ngay khi không có chất độc trong dạ dày. Bị ảnh hưởng bởi sự quan tâm về tôi và của tôi, kẻ đó mãi mãi sinh và tử mà không có trí tuệ xác thực về tự ngã của kẻ đó.” Trong ý nghĩa này, nên hiểu rằng trong niết bàn không có sự chấm dứt cũng không có sự đoạn trừ của bất kì sự vật gì dù nó là bất kì cái gì. Và do thế niết bàn không là cái chi hết ngoại trừ là sự chấm dứt của tất cả các tâm niệm thực hữu hoá các hình tướng (sarvakalpanaksayarupam eva; all reifying thought). Nay trích dẫn Vòng hoa qúy (Nagarjuna. Ratnavali. I, 42): “Niết bàn hoàn toàn không là phi hiện hữu vậy thì làm cách nào nó có thể là một tên tạm đặt và là thực thể hiện hữu (bhavana; entity; thing)? [Bởi vì] Niết bàn được nói là sự chấm dứt của sự phân biệt giữa hiện hữu và phi hiện hữu.”  Đối với những kẻ không thông hiểu trên phương diện tác dụng rằng niết bàn là sự thành tựu do chấm dứt tất cả tâm niệm thực hữu hoá, nghĩ tưởng một cách sai lạc niết bàn là một cái gì mà nó hiện hữu một cách xác định tích cực, hoặc không hiện hữu, hoặc hiện hữu và không hiện hữu, hoặc chẳng hiện hữu cũng chẳng không hiện hữu, được nói đến trong các kệ tụng tiếp theo.  

[Chú thích của Bản dịch Anh: Bốn khả hữu này được thảo luận và bị bác bỏ từng cái một, trong các kệ tụng 4-16]

 

 

Kết từ

Để nhớ đến Si, Ngu si, Vô trí, Phi hiện quán, Vô minh, Hôn muội, Hắc ám đều đồng nghĩa, chúng ta hãy nhớ đến niết bàn cho xã hộiHoài niệm, thơ Emily Bronte viết hai năm trước khi từ biệt cõi đời vào tuổi 30

Emily Bronte (1818-1848), tác giả Wuthering Heights, 1847– Đỉnh Gió Hú

Hoài niệm (1846) (Rememberance, 1846)

”Nhưng khi những ngày chiêm bao vàng son đã tàn tạ và chấm dứt,

Và chính Chán Nản Tuyệt Vọng đã chẳng còn sức lực để hủy hoại,

Chính thời điểm đó tôi đã học được cách nào hiện hữu có thể được tôn quý,

Được làm mạnh mẽ, và được bảo dưỡng nếu niềm vui vẫn xa vắng .”

**

“But when the days of golden dreams had perished,

And even Despair was powerless to destroy,

Then did I learn how existence could be cherished,

Strengthened, and fed without the aid of joy.”
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn