Oai lực của tâm từ

01 Tháng Năm 201916:17(Xem: 6708)
OAI LỰC CỦA TÂM TỪ 
Quảng Tánh

voi

Tâm từ là lòng yêu thương hết thảy chúng sinhtrong mười phương vô điều kiện như mẹ thương con. Như nước mềm mại, tâm từ uyển chuyển, len lỏi cùng khắp để tưới tẩm yêu thương. Cũng như nước tràn bờ, tâm từ có đại oai lực để dập tắt thù hận, nhiếp phục kẻ ác buông bỏ đao trượng, hối lỗi và quay đầu. 

Thuở xa xưa, vua trời Đế Thích đánh nhau với A-tu-la thua trận bèn thu quân bỏ chạy. Trên đường thoát thânĐế Thích gặp tổ chim đại bàng cánh vàng có nhiều chim non, không nỡ cán chết đàn chim nên bảo người đánh xe quay đầu đối mặt với A-tu-la, thà chịu chết chứ không tổn hại sinh vật. Tâm từ bi và đức hiếu sinh của Đế Thích đã chấn động trời đất, khiến A-tu-la nghĩ rằng đó là chiến sách nên không dám tiến lên, sợ hãi tột cùng, tán loạn nên bị vỡ trận, bỏ chạy về cung.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Vào thời quá khứchư Thiên và A-tu- la dàn trận đánh nhau. A-tu-la thắng, chư Thiên thua. Lúc ấy, quân của thiên Đế Thích thua, thoái lui tan rã, nên rất sợ hãi, quay xe chạy theo hướng Bắc, trở về cung trời, qua đường tắt trong rừng rậm dưới chân núi Tu-di. Nơi đây có một tổ Kim sí điểu, có nhiều chim con cánh vàng. Lúc ấy Đế Thích sợ xe ngựa đi qua sẽ cán chết những chim con, liền bảo người đánh xe rằng:

- Hãy quay xe lại, chớ giết những chim con!

Người đánh xe tâu vua:

- Quân A-tu-la đang đuổi theo người phía sau, nếu quay xe lại sẽ bị khốn.

Đế Thích bảo:

- Thà nên quay lại bị A-tu-la giết, chứ không để quân lính giẫm chết chúng sanh.

Người đánh xe, quay xe trở lại hướng Nam. Quân A-tu-la từ xa trông thấy xe Đế Thích quay lại, cho rằng đó là chiến sách nên vội rút lui lại. Quân lính rất sợ hãi, thua trận chạy tán loạn trở về cung A-tu-la.

Phật bảo các Tỳ-kheo:

Thiên Đế Thích kia là vua Tự Tại của trời Tam thập tam, nhờ từ tâm nên có oai lực dẹp được quân A-tu-la và cũng thường tán thán công đức từ tâm. Tỳ-kheo các ông chánh tín xuất gia học đạo, không nhà, phải tu tập từ tâm và cũng nên tán thán công đức từ tâm.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1222)

Thế Tôn dạy, người tu tập tâm từ có mười một lợi ích: Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được loài người ái mộ, được phi nhân ái mộchư Thiên bảo hộ, không bị lửa - thuốc độc - kiếm xúc chạm, tâm được định mau chóng, sắc mặt trong sángmệnh chung không hôn ám, nếu chưa thể nhập thượng pháp (A-la-hán quả) được sanh lên Phạm thiên giới (Kinh Tăng chi bộ IV, chương 11, phẩm Tùy niệm, phần Từ).

Vì tâm từ có lợi ích to lớn như thế nên Ngài đã xác quyết “Tỳ-kheo các ông chánh tín xuất gia học đạo, không nhà, phải tu tập từ tâm và cũng nên tán thán công đức từ tâm”. Muốn có tâm từ, hàng đệ tử Phật cần tu tập thiền rải tâm từ đến hết thảy chúng sinh trong khắp mười phương thế giới cho đến khi thành tựuTâm từ xuất hiện thì mọi não phiền, sân hận liền biến mất, tha thứ và bao dung có mặt, các chướng ngại tâm được san bằng.

Trong bối cảnh Tăng đoàn Phật giáo gần đây đang hứng chịu nhiều cuộc tập kích bất lợi của truyền thôngLẽ dĩ nhiên, lỗi chính là do một số thành viên trong Tăng đoàn gây ra. Tuy vậy, nếu Tăng đoàn có nhiều tâm từ, biết ôm ấp và yêu thương để người làm sai biết thức tỉnh và phục thiện thì sẽ ít tổn thấthơn. Kỷ luật, phê phán, chỉ trích người có lỗi vốn cần thiết nhưng nếu thiếu vắng tâm từ thì cũng là giải pháp bình thường. Nên mong rằng tâm từ được phát huy trong mọi ứng xử thuận nghịch của Phật sựđể bốn chúng luôn lợi íchđạo pháp mãi hưng long

Quảng Tánh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn