Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

12 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 46256)

PHẬT THUYẾT
ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH
BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ (hội tập)
Việt dịch: HT. Thích Đức Niệm & Cư sĩ Minh Chánh
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
HÀ NỘI - PL. 2553 – DL.2009

kinhvoluongtho-bia2

THAY LỜI TỰA

Đức Phật ra đời suốt bốn mươi năm trời thuyết pháp, có đến hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn. Pháp môn chính là phương pháp mở cửa tuệ giác tâm linh. Chúng sanh căn tánh bất đồng, thiên sai vạn biệt, nên đức Phật cũng theo đó mà có nhiều pháp môn để đáp ứng thích cơ hợp tánh chúng sanh. Tâm bịnh chúng sanh đa dạng, biến thái muôn ngàn, nên pháp dược trị liệu cũng có vạn thiên.

Pháp môn có sai khác, giáo pháp diễn đạt những pháp môn đó có cạn sâu. Nhưng dù sai khác cạn sâu thế nào đi nữa, thì giáo pháp đức Phật tựu trung vẫn là chìa khóa mở cửa tâm linh, những phương thuốc thần diệu trị liệu tâm bịnh chúng sinh, giải thoát phiền khổ. Ngài cũng thuyết minh về những hiện tượng thành hoại của vũ trụ, những sai biệt thăng trầm thạnh suy của kiếp người. Nhưng cội gốc của những hiện tượng đó đều do tâm sanh khởi. Tâm là nguồn gốc hình thành tất cả mọi hiện tượng, trạng thái thạnh suy, thành bại, thăng trầm của nhân sanh vũ trụ. Thế nên, giáo pháp của đức Phật là chìa khóa mở cửa tâm linh, là phương thuốc trừ sạch gốc rễ vô minh từ tâm thức con người, là con đường sáng ngời đưa chúng sanh từ phàm đến thánh.

Trong tất cả những pháp môn, những phương thuốc, những con đường sáng tịnh đó, được đức Phật trình bày bàn bạc khắp trong tam tạng giáo điển. Nhưng đặc biệt pháp môn Tịnh độ thì đức Phật nhấn mạnh có tánh cách xác quyết với cả tấm lòng tha thiết khuyến lệ chúng sanh nên thực hành pháp môn này. Điều đó hiển lộ qua những thời pháp đặc thù được kết tụ thành kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Niết Bàn v.v … Chẳng những trong pháp hội kinh A Di Đà Ngài diễn tả cảnh giới Tây phương Cực lạc một cách rõ ràng, mà ở pháp hội kinh Vô Lượng Thọ Ngài thuyết minh cho chúng sanh thấy nguyện lực đức Phật A Di Đà và nhân duyên mật thiết giữa chúng sanh cõi Ta bà với đức Phật này. Cũng chính trong pháp hội Vô Lượng Thọ, đức Thích Ca còn khẳng định rằng, chúng sanh cách Phật lâu xa về sau, ngoài pháp môn niệmPhật ra, không có pháp môn nào cứu giúp chúng sanh giải thoát luân hồi sanh tử có hiệu năng bằng pháp môn Tịnh độ. Và khi Phật pháp tận diệt hết trên cõi đời, chỉ còn lại độc nhất kinh Vô Lượng Thọ kéo dài thêm 100 năm nữa trước khi mạt pháp kết thúc. Người tu học Phật mà không đọc, không tin lời đức Phật nói ở kinh Vô Lượng Thọ, thì quả thật khó mà đạt đạo giác ngộ giải thoát.

Nhận thấy lời huyền ký của đức Thích Ca về chân giá trị của pháp môn Tịnh độ và sự quý giá vô cùng của kinh Vô Lượng Thọ đối với người có thiện duyên chánh kiến chánh tâm, nhắm chánh đạo tiến bước, nên chúng tôi dịch bản kinh này để kết duyên. Bồ đề cùng bạn lành bốn phương, để cùng nhau hướng về con đường sáng lành thênh thang trước mặt, con đường chắc chắn giải thoát. Đó chính là con đường Tịnh độ, con đường an toàn vững chắc. Trên con đường đó có đức Phật A Di Đà phóng quang soi sáng, có Thánh chúng hộ trì, có Bồ tát Quán Thế Âm, Thế Chí, Di Lặc dắt đường. Như thế là tự lực, tha lực đầy đủ đề huề đồng quy Cực Lạc. Trẻ thơ về quê có mẹ hiền cùng các anh chị đi bên cạnh thì còn lo gì lầm đường lạc lối?!

Ước mong bạn lành bốn phương sanh khởi tín tâm, tin lời Phật dạy, chánh niệm thực hành, thì nhất định cảnh giới Cực Lạc hiện tiền.

Mùa Vu Lan 1998

Thích Đức Niệm

Xem nội dung (PDF)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10556)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 7871)
Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 10633)
Người Niệm Phật phải dấy tâm chí sâu xa mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11087)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41666)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
25 Tháng Tư 2015(Xem: 8484)
A Di Đà Phật vốn là Chân tâm, Tự tánh của mình, nếu mình không chăm lo tu hành, niệm Phật để quay trở về với Tự Tánh Di Đà của chính mình thì làm sao thấy được Tịnh độ.
03 Tháng Tư 2015(Xem: 11029)
Giữa phá giới và phá chấp luôn có mối liên hệ mật thiết. Phá chấp lúc công phu hành trì chưa nhuần nhuyễn sẽ khiến người tu phá giới; từ đó dễ chừng phá kiến, lạc luôn vào đường tà.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 6122)
Những người như chúng ta là không thành thật, cho nên ta không thể thành tựu. Người thành thật thì quyết định có thành tựu, vì người thành thật không có tạp niệm, người thành thật không có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của họ là thanh tịnh. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tại vì sao không thanh tịnh? Vì chúng ta có phân biệt, có chấp trước, nên tâm của chúng ta không thanh tịnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5216)