Niệm Phật, Ăn Chay Và Phóng Sanh

18 Tháng Hai 201300:00(Xem: 45240)

NIỆM PHẬT, ĂN CHAY VÀ PHÓNG SANH 

Ấn Quang Đại Sư

 

Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp. 


1. Bệnh dịch, tai nạn, bệnh nan y đều từ nghiệp sát hại.

Kiếp vận của thế giới ngày nay, chúng ta đang chịu nhiều tai họa đều do ác nghiệp quá khứ gây ra, dẫn đến cảm thọ quả khổ hiện tại.

Trong các ác nghiệp chỉ có sát sinh là nặng nhất. 

Do nghiệp sát buộc chặt dẫn đến xảy ra nhân họa chiến tranh và những thiên tai lụt lội, hạn hán, đói khát, bệnh dịch, gió bão, động đất, sóng thần, nước dâng v.v… đều liên tục giáng xuống con người.

Mọi người phải biết tai họa chiến tranh đều do nghiệp sát đời trước chiêu cảm.

Bệnh nan y đều do nghiệp sát sinh đời trước mà đời này phải chịu. 

Mọi người đừng tạo nghiệp sát hại, đã tạo nghiệp sát rồi thì nhất định phải chịu quả báo sát hại.

2. Kết nghiệp sát hại là do ăn thịt rất là thê thảm.

Kết nghiệp sát, chỉ vì ăn thịt mà gây ra thảm cảnh.

Tai họa ăn thịt vô cùng khốc liệt, không những hại đời này mà còn liên lụy đến nhiều đời sau. 

Những tai họa chiến tranh, giặc cướp, lụt lội, hạn hán, tật bệnh liên miên đều do sát sinh ăn thịt mà ra.

Vì do sát sinh nên gây ra những thiên tai như thời tiết thay đổi thất thường, cho đến lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch, sâu rầy phá hoại mùa màng là kết quả của nghiệp sát hại; lại còn xảy ra nhân họa hai bên đánh nhau. Xét kỹ nguyên do của các tai họa này thì đều nhân đời trước sát sinh ăn thịt mà chiêu cảm nên. 

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều là cha mẹ quá khứ, chư Phật tương lai. Mọi người nên nghĩ cách cứu giúp, che chở còn sợ không kịp, huống gì để thỏa mãn bao tử của mình mà đi giết hại thân mạng chúng sinh khác?

Mỗi ngày chúng ta ăn thịt, tức là mỗi ngày sát sinh. Nếu không giết hại nhất định không có thịt . 

Người ăn thịt, tuy mình không giết hại con vật, nhưng cũng khó thoát khỏi nghiệp sát. Nếu không giết con vật thì không có thịt bán, người đem tiền mua thịt chịu tội thay cho người giết hại.

Chúng ta giết các loài chúng sinh để thỏa mãn bao tử của mình. Lẽ nào thú vật là cây, đá, không biết đau đớn, không muốn sống, bằng lòng để người giết chết ăn thịt? Bạn đã giết nó để ăn thịt thì đời sau nhất định nó sẽ giết lại bạn để ăn thịt. Một đời người ăn không biết bao nhiêu là sinh linh. Cớ gì đem tiền mua tai họa (ăn thịt thì mắc nợ sát hại, nên nói là mua họa). 

Người đời ăn thịt đã thành thói quen, nên biết bất kỳ thịt gì cũng đều có chất độc. Vì khi bị giết tâm con vật nổi sân hận, tuy bạn ăn vào không mất mạng ngay, nhưng tích chứa lâu ngày thì chắc chắn làm khối u thành bệnh. Người tự biết thương mình hãy nên tự răn dè.


3. Đạo Phật giải quyết nghiệp sát bằng cách niệm Phật, không sát sinh, ăn chay, phóng sinh.

Xã hội ngày nay đang luôn chịu nhiều tai hoạ, nên khi tai họa ập đến thì không cách gì tránh kịp. Nếu thường ngày chúng ta niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhất định được Phật từ bi che chở, gặp dữ hóa lành, tai nạn không còn, cũng được tiêu trừ nghiệp chướng, trí tuệ sáng suốt, chướng ngại không còn, phước đức càng tăng trưởng. 

Muốn diệt nghiệp sát quá khứ và hiện tại, chúng ta phải ăn chay không sát sinh, lại chí thành niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhất định tiêu trừ nhanh chóng, lại được tăng trưởng công đức và trồng căn lành.

Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp. Nếu mọi người làm theo lời dạy trong Văn sao và Gia ngôn lục mà chí thành niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm thì chắc chắn sẽ được các ngài âm thầm gia hộ chuyển tai nạn có thành không; chuyển nặng thành nhẹ. Nếu người nào không chịu nghe theo, không chịu niệm Phật thì phải chịu tai ương. 

Các bậc Đại thánh Đại hiền đều dạy không sát sinh mà phóng sinh là cứu vãn tai họa sát hại để bồi dưỡng quả phước, chấm dứt chiến tranh là nền tảng sống an vui lâu dài.

Các tai họa bất ngờ như bệnh dịch, lũ lụt, hạn hán v.v…luôn xảy ra liên tục. Người không sát sinh mà phóng sinh thì rất ít gặp tai họa. Người biết bảo vệ mạng sống là tự giữ mình. Người không sát sinh thì thoát được các tai nạn như sét đánh, quỷ thần hại, giặc cướp giết và báo thù tàn hại nhau ở đời tương lai. Một cửa ải ăn thịt, ăn chay này chính là cái gốc đoạ lạc hay siêu thoát và thiên hạ thái bình hay loạn lạc. 

Nếu người nào muốn sống lâu, an lạc, không gặp tai họa bất ngờ thì nên không sát sinh, ăn chay là diệu pháp bậc nhất thoát khỏi thiên tai, nhân họa.

Chúng ta phải ra sức đề xướng không sát sinh, ăn chay làm giải pháp căn bản.

Xưa nay, tôi đề xướng sự lý như giữ giới sát, phóng sinh, nhân quả, báo ứng v.v… để mong cứu vãn thiên tai và nhân họa. 

Mọi người muốn cầu trong nhà mình bình yên, thân tâm mạnh khỏe, thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc thì hãy giữ giới sát, phóng sinh, ăn chay và niệm Phật, nếu cầu thì sẽ được.

Việc phóng sinh vốn là gợi mở thiện tâm của con người hiện tại và vị lai, vì mong mọi người giữ giới sát, ăn chay làm cho khắp chúng sinh đều được an vui, hưởng trọn tuổi thọ. Gần thì dừng được nhân sát sinh, xa thì diệt được quả sát sinh, nhỏ thì tâm chúng ta hoàn toàn thuần nhân từ, lớn thì dừng được chiến tranh trên thế giới. 

Mọi người đừng cho là việc không cần gấp mà cứ thản nhiên.


Ấn Quang Đại Sư

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11973)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9787)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9047)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8158)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10059)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17275)