Lời Chỉ Dẫn Tổng Quát

22 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 20276)

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ 4: DUYÊN GIÁC VÀ BỒ TÁT THỪA PHẬT GIÁO

Lời Chỉ Dẫn Tổng Quát 
(Cho Trọn Khóa Thứ Tư)

Năm bài giảng về "Ngũ đình tâm quán". 
Ba bài giảng về "Lục độ" hay "Sáu phép Ba La Mật". 
Hai bài giảng về "Tứ vô lượng tâm" và "Ngũ minh". 

Trong 10 bài ấy, trừ bài Ngũ minh là bài giảng có tánh cách khái quát về những sự hiểu biết cần thiết mà một Phật tử chân chính cần phải trau dồi và thực hành để làm lợi cho Đạo và nhân quần xã hội; còn 9 bài giảng trước đều nói về các phép tu. 

Các phép tu này sẽ được giảng giải rõ ràng ở các bài sau. Nhưng ngay bây giờ để quí vị có một ý niệm tổng quát về trọn khóa thứ tư, chúng tôi xin trình bày sơ lược hai phần chính yếu của nó. Đó là những bài nói về Ngũ đình tâm quán và Lục độ hay Sáu phép Ba la mật. 

1. Ngũ đình tâm quán là năm phương pháp quán tưởng để dừng vong tâm. Vọng tâm là căn bệnh chính làm cho con người phiền não khổ đau. Nó thúc đẩy người ta chạy theo ngu dục, nó che lương tri, làm cho cái tâm, vốn là sáng suốt trở nên tối tăm, không biết đâu là thật, đâu là giả, đâu là chính, đâu là tà, đâu là hay, đâu là dở. 

Muốn sự nhận định được sáng suốt, muốn cho lòng ta đừng đuổi theo ngũ dục mà phải phiền não khổ đau, ta phải tìm phương pháp chặn đứng vọng tâm là quán tưởng. Quán là dùng trí huệ quán sát, phân tích hay suy nghiệm để tìm ra sự thật. Có năm phép quán để chặn đứng vọng tâm, để đối trị năm chứng bệnh chính của tâm hồn chúng ta, là: 

a) Quán Sổ tức: để đối trị bệnh tán loạn của tâm trí 
b) Quán bất tịnh: để đối trị lòng tham sắc dục
c) Quán Từ bi: để đối trị lòng sân hận
d) Quán Nhân duyên: để đối trị lòng si mê
đ) Quán Giới phân biệt: để đối trị chấp ngã

Năm phép quán ấy gọi là "Ngũ đình tâm quán". Mỗi phép quán sẽ được trình bày rõ ràng cặn kẽ trong một bài giảng, theo thứ tự như đã trình bày ở trên. Sở dĩ chúng tôi để bài Quán Sổ tức đứng đầu trong năm phép quán, vì muốn đi sâu vào các phép quán, trước tiên, phải biết quán là gì, quán như thế nào, và phải có một tâm trí định tĩnh, không tán loạn. Muốn được thế, trước tiên phải tập quán Sổ tức. Khi quán Sổ tức đã thuần thục rồi, thì các thứ quán sau mới dễ có kết quả, nghĩa là mới có thể trừ diệt dần các tâm bệnh: tham, sân, si, mạn. 

2. Lục độ hay Sáu phép Ba la mật: Sáu phép tu này để đối trị sáu món "tệ" thông thường, nhưng rất nguy hiểm, vì chúng đã làm cho chúng sinh nhiều kiếp sanh tử luân hồi, chịu không biết bao nhiêu điều thống khổ. Đó là: 

a) Tham lam bỏn sen; b) Sân hận; c) Si mê; d) Biếng nhác, trễ nải; đ) Hủy phạm giới luật; e) Tán loạn. 

Để chúng sanh thoát khỏi nanh vuốt ác độc của sáu món tệ này, đức Phật dạy sáu phép đối trị gọi là "Lục độ". Chữ "Độ" có nghĩa là cứu độ hay vượt qua. Lục độ gồm có: 

a) Bố thí: để khỏi cái tệ tham lam bỏn sen 
b) Nhẫn nhục: để khỏi cái tệ nóng nảy, sân hận 
c) Trí huệ: để khỏi cái tội si mê 
d) Tinh tấn: để khỏi cái tệ biếng nhác, giải đãi
đ) Trì giới: để khỏi cái tội hủy phạm giới luật
e) Thiền định: để khỏi cái tệ tán loạn

Vì dùng sáu phương pháp này để trừ sáu món tệ, nên kinh nói: "Dĩ lục độ, độ lục tệ". Bồ Tát theo sáu phương pháp này tu hành để vừa độ cho mình, vừa độ cho người, độ cho đến chỗ hoàn toàn cứu cánh, nên cũng gọi là "sáu phép Ba la mật". 

Lục độ, hay sáu phép ba la mật được trình bày trong tập sách này: 

Bài thứ sau, Bố thí và Trì giới 
Bài thứ bảy, Tinh tấn và Nhẫn nhục 
Bài thứ tám, Thiền định và trí huệ. 

Xét một cách tổng quát, thì dù là Ngũ đình tâm quán hay Lục độ, cái phần chính yếu của tập "Phật học Phổ thông", khóa thứ tư này, vẫn nhắm đối tượng là diệt trừ bốn món phiền não căn bản của con người là tham, sân, si, mạn. Trừ được bốn món phiền não ấy, từ phần thô thiển cho đến phần sâu kín, từ nhành ngọn cho đến cội gốc, trừ bao giờ cho đến khi không thấy bóng dáng của chúng trong tâm ta nữa, thì khi ấy, con đường giải thoát tự nhiên lộ bày ra trước mắt chúng ta. 

Với hoài bão thiết tha ấy, chúng tôi biên soạn tập Phật học Phổ thông này, để trình bày với quý vị Phật tử và độc giả quý mến những phép tu mầu nhiệm để diệt trừ phiền não và tiến lên đường giải thoát.

Last updated


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10639)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 7915)
Có một pháp, này các Tỳ kheo, được tu tập, được làm sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 10696)
Người Niệm Phật phải dấy tâm chí sâu xa mà cảm mộ ân đức của Tam Bảo, tưởng nhớ công lao của cha mẹ, thiện tri thức và của hết thảy chúng sanh.v.v... Nhờ vậy mà từ bi dần dần nẩy nở, ngọn lửa trí tuệ từ từ bừng cháy, môn tu niệm Phật mới dễ dàng thành tựu.
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11146)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 41776)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, hiện tại vẫn là Phật. Chẳng qua hiện tại, bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên biến thành như vầy. Nếu buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn cùng Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật Như Lai, Tỳ Lô Giá Na Phật,… không hề khác nhau
25 Tháng Tư 2015(Xem: 8543)
A Di Đà Phật vốn là Chân tâm, Tự tánh của mình, nếu mình không chăm lo tu hành, niệm Phật để quay trở về với Tự Tánh Di Đà của chính mình thì làm sao thấy được Tịnh độ.
03 Tháng Tư 2015(Xem: 11098)
Giữa phá giới và phá chấp luôn có mối liên hệ mật thiết. Phá chấp lúc công phu hành trì chưa nhuần nhuyễn sẽ khiến người tu phá giới; từ đó dễ chừng phá kiến, lạc luôn vào đường tà.
11 Tháng Hai 2015(Xem: 6166)
Những người như chúng ta là không thành thật, cho nên ta không thể thành tựu. Người thành thật thì quyết định có thành tựu, vì người thành thật không có tạp niệm, người thành thật không có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của họ là thanh tịnh. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, tại vì sao không thanh tịnh? Vì chúng ta có phân biệt, có chấp trước, nên tâm của chúng ta không thanh tịnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5263)