Lời Cuối Sách

20 Tháng Mười 201000:00(Xem: 15943)


LUẬN HOA NGHIÊM NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Định Huệ
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2006

Lời cuối sách

 Luận này được viết vào tháng chạp, mùa Đông niên hiệu Càn Long thứ 48 (1783), mới hoàn tất. Ông Uông Đại Thân có lời bình phẩm: “Luận này là chính nhân Tịnh độ, là chính tín Hoa Nghiêm”. Và nói: “Năm niệm tức là một niệm, một niệm tức là vô niệm”.

 Mùa xuân năm sau, luận này được truyền đến Đan Đồ, được ông Vương Vũ Khanh đánh giá cao và ông viết cho lời tựa. Đại Thân hết sức ngợi khen và cho là kỳ đặc, rồi mang dâng lên quan Thượng thư họ Tiên, nhưng Ngài đã qua đời.

 Tôi ẩn cư nơi Tăng xá để đọc kinh Hoa Nghiêm, rồi cùng với các bạn có chí xuất trần chất vấn nhau về Tánh tông, cũng có bàn đến sự tổn ích của tập luận này. 

 Mấy năm sau, tôi từ Tiền Đường trở về, lại bế quan ở Văn Tinh Các tu Niệm Phật Tam-muội. Suốt mùa hạ tịch liêu, tôi đem cảo bản trước kia ra xem lại và chép thành luận này. Ngoài các ngài Hiền Thủ, Phương Sơn ra, tôi cũng chẳng ngại gì thi thố bản lĩnh của mình. Giả sử nếu gặp ông già Vân Thê (Đại sư Liên Trì Châu Hoằng), chắc chắn tôi với Ngài sẽ nhìn nhau mỉm cười.

Ngày cuối tháng sáu
niên hiệu Càn Long thứ 56 (1791)
Bành Tế Thanh ghi
Nguyên Đán năm Bính Tuất (2006) 
Định Huệ kính dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11947)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9768)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9028)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8140)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10021)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17221)