Hành Thiền

09 Tháng Mười Hai 202316:50(Xem: 441)

HÀNH THIỀN

Một nếp sống lành mạnh trong sáng,

Một phương pháp giáo dục hướng thượng

Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU 1993

 

Hành Thiền
PDF icon (4)
HÀNH THIỀN

MỤC LỤC

Phần I. Giới thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Đức Phật
A. Sửa soạn hành thiền
B. Đoạn trừ các triền cái
C. Chứng Sơ thiền cho đến Đệ Tứ thiền

Phần II. Phương pháp hành trì
A. Vài điều nên tránh
B. Phương pháp hành trì

Phần III. Lợi ích của hành thiền và trích dẫn kinh điển
1. Niệm hơi thở ra, hơi thở vào, có quả lớn (SN 54.5)
2. Kinh Kappina (SN 54.7)
3. Kinh Ngọn đèn (SN 54.8)
4. Kinh Vesāli (SN 54.9)
5. Kinh Kimbila (SN 54.10)
6. Kinh Ānanda(SN 54.13)
7. Kinh Nhập tức xuất tức niệm (MN 118)


GIỚI THIỆU
PHÁP THIỀN NGUYÊN THỦY CỦA ĐỨC PHẬT

"Như Lai Thiền trong kinh tạng Pāli, hay hành thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong tạng kinh Pāli mà không đề cập đến tạng A-tỳ-đàm Pāli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của Đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạotrong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn. Tiếp đến chúng tôi giới thiệu pháp môn Thiền ngang qua những lời dạy của Ngài trong kinh điển, chú trọng giới thiệu pháp môn Thiền như là một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng có thể ứng dụng ngay trong đời sống hiện tại, vừa là một tiến trình đưa đến giải thoát và giác ngộCuối cùngchúng tôi xin giới thiệu một pháp môn Thiền: Pháp môn Ānāpānasati, niệm hơi thở vào hơi thở ra, một Pháp môn Thiền nguyên thủy do Đức Phật giảng dạy, một pháp môn Chỉ quánĐịnh Tuệ song tu mà mọi người có thể thực hành, ngay trong hiện tại đối với bản thân mình.

Mọi trình bày của chúng tôi đều nêu rõ xuất xứ, trích từ trong kinh tạng Pāli nào, để xác chứng đó là những lời dạy của Đức Phật, chứ không phải là những sản phẩm tưởng tượng của diễn giả, và giúp cho những ai muốn tự mình nghiên cứu tư liệu cũng có thể truy nguyên đến nguồn gốc một cách chính xác.

Trước hết, chúng tôi xin trình bày: Những kinh nghiệm cá nhân của Đức Phật về Thiền. Thiền là một pháp môn do sáng kiến của Đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, không một ai dạy cho Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoát và giác ngộ, rất độc đáo, tuyệt diệu; đó là pháp mônGiới Định Tuệ.

Kinh nghiệm Thiền đầu tiên của Đức Phật là khi Ngài đến học đạo với Āḷāra Kālāma về pháp môn Vô-sở-hữu[1]xứ, và học đạo với Uddaka Rāmaputta về pháp môn Phi[1]tưởng Phi-phi-tưởng-xứ. Hai pháp môn Thiền ngoại đạo, Ngài học, Ngài hành, Ngài chứng và được hai vị ngoại đạo sư xác nhận là đã thật chứng. Nhưng Ngài nhận thấy hai pháp môn ấy không đem đến giải thoát nên Ngài đã bỏ đi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 3172)
13 Tháng Mười Một 2017(Xem: 2826)
15 Tháng Mười Một 2016(Xem: 3985)
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 3848)
Một học trò Tông Thiên Thai, một tông phái triết lý Phật giáo, đến thiền viện của Gasan học thiền. Vài năm sau cậu ra đi, Gasan cảnh báo cậu: “Học về sự thật bằng phỏng đoán thì lợi ích cũng chỉ như lượm lặt tài liệu giảng huấn. Nhưng nhớ rằng nếu con không thiền quán thường trực, ánh sáng chân l‎ý của con có thể tắt.
28 Tháng Mười 2015(Xem: 2697)
Thưa thầy,con muốn mua 1 chuỗi vòng hạt đeo tay rồi lên chùa xin phù hộ bình an vào chuỗi vòng hạt để con đeo hàng ngày,vậy con phải làm thế nào ạ,có phải dâng lễ hay phải làm gì ạ,con nên mua chuỗi vòng bao nhiêu hạt để cầu BÌNH AN,KHÔNG BỆNH TẬT ỐM ĐAU Ạ
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 4215)
Davidson cùng với các đồng nghiệp của mình chạy một thí nghiệm đơn giản trên tám vị nhà hành giả Phật giáo thuần thành, đã dành trung bình khoảng 34.000 giờ luyện tập tâm trí (thiền). Họ yêu cầu các vị này luân phiên thay đổi từ một trạng thái thiền định sang một thái ở khoảng trung gian, để họ có thể quan sát cách thức mà bộ não thay đổi. Một vị là đối tượng thí nghiệm, được mô tả khi ông đang thiền định nơi ông tạo ra: "một trạng thái trong đó tình yêu và lòng từ bi[3] tràn ngập toàn bộ tâm trí, không có ý niệm khác, luận lý, hoặc suy nghĩ lan man".
31 Tháng Giêng 2015(Xem: 5377)
Viết rất nhiều bài Phật pháp . Không đăng cũng không trả lời . Chán ..... Chào đạo hữu PCCOM Nguyen, Do quá tải, TVHS bị shut down 24 giờ qua, nay mới phục hồi lại. Xin đạo hữu gửi bài về địa chỉ email: thuvienhoasen@yahoo.com chúng tôi dễ dàng post hơn.