Lợi Ích Của Sự Thực Hành Chánh Niệm

04 Tháng Hai 201200:00(Xem: 30251)

Lợi ích của sự thực hành chánh niệm
Minh Đức

blankChánh niệm là sự an trú tâm ý vào các thiện pháp, không bị các bất thiện pháp chi phối. Các niệm tưởng có chánh kiến, chánh tư duy được xem là chánh niệm.

Thanh Tịnh Đạo luận nói: Khi hành giả xa lìa bốn tà niệm thì gọi là an trú chánh niệm. Bốn tà niệm đó là:

1. Cho rằng thân thể là thanh tịnh, tốt đẹp đáng được yêu chuộng, ưa thích trong khi thân thể vốn bất tịnh do các duyên giả hợp mà thành.

2. Cho rằng các cảm thọ (lạc thọ, khổ thọ, bất khổ, bất lạc thọ) là thật nên yêu thích, tham đắm, hoặc chán ghét v.v.. Nhưng tất cả cảm giác, cảm nhận đều do duyên sinh không thực thể, không nhất định.

3. Cho rằng tâm thức là trường tồn, bất biến (chấp thường) trong khi tâm luôn thay đổi, vô thường.

4. Cho rằng vạn hữu là thật có, là hữu ngã, có thật tính trong khi thế giới sự vật hiện tượng là duyên sinh vô ngã, luôn chuyển biến, đổi thay.

Như thế thì chánh niệm là sự an trú tâm ý vào bốn niệm xứ: Thân thể, cảm thọ, tâm ý và các đối tượng của tâm ý.

Thường ngày chúng ta để cho tâm chúng ta rong chơi, chạy đuổi theo sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, chúng ta không có chánh niệm. Khi chúng ta ngồi lại tụng kinh, niệm Phật, hành thiền v.v.. là chúng ta quay về với chánh niệm. Chúng ta không để cho tâm rong ruổi theo trần cảnh, không để cho tâm bị lôi cuốn, ràng buộc bởi các duyên, không để cho tâm lọan động bởi các niệm tưởng, mà để cho tâm an trú vào các thiện pháp, để cho tâm thanh tịnh, sáng suốt, đó chính là sống trong chánh niệm. Tuy nhiên, nếu tụng kinh, niệm Phật mà để cho tâm lăng xăng, thân một nơi mà tâm một ngả, phan duyên, khởi phiền não, vọng tưởng thì cũng không phải là sống trong chánh niệm.

Người có chánh niệm biết rõ mình đang nghĩ gì, làm gì, tâm có phiền não, vọng tưởng hay không, biết rõ đâu là việc làm đưa đến an lạc, hạnh phúc (hành động thiện), đâu là con đường đưa đến bất hạnh, khổ đau (hành động bất thiện). Người có chánh niệm ý thức rõ sự có mặt của mình và những người xung quanh trong từng thời khắc hiện tại, ý thức rõ những gì đang diễn ra, ý thức được sự sinh diệt, vận hành của các pháp. Người không có chánh niệm thường sống trong ảo tưởng, mơ hồ, bị trần duyên lôi cuốn, chạy đuổi theo sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp dẫn đến tạo nghiệp và cuối cùng là nhận lãnh khổ đau.

Khi tâm chúng ta không chạy đuổi theo trần cảnh, không bị ngoại duyên chi phối, bên trong không còn vọng động móng khởi theo pháp trần, không còn bám víu quá khứ, vọng tưởng tương lai thì lúc đó không có sự hiện hữu của lo lắng, sợ hãi, bất an, đau khổ. Khi không có chánh niệm hoặc năng lực chánh niệm quá yếu, con người dễ bị lôi cuốn bởi các pháp ác, bất thiện (các pháp đưa đến khổ não, bất an). Trong cuộc sống đời thường, các pháp ấy là: trộm cướp, tà dâm, rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập, xì ke ma tuý, tham đắm tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, đố kỵ, ghen ghét, giận hờn, hơn thua tranh đấu, oán thù v.v.. Lúc đó chúng ta hoàn toàn bị xâm chiếm cả về thể xác lẫn tinh thần, chúng ta mất đi nhiều niềm vui, mất đi sự tự do, thanh thản của tâm hồn, không tìm được hạnh phúc chân thật lâu bền trong cuộc sống. Chánh niệm chính là nghệ thuật sống tích cực để đời sống chúng ta thật sự có giá trị và ý nghĩa, để đời sống chúng ta thật sự có hạnh phúc.

Chánh niệm chẳng những là năng lực giúp chúng ta đạt được đời sống an lạc trong hiện tại và tương lai, mà còn dẫn đến thành tựu thiền định và trí uệ giải thoát. Nhưng thực hành chánh niệm như thế nào để đạt được điều đó?

Đức Phật dạy chúng ta thực hành chánh niệm về thân thể, về cảm thọ (lạc thọ, khổ thọ, bất lạc bất khổ thọ), về tâm ý (tham, sân, si, mạn v.v..), về đối tượng của tâm ý, tức các pháp (tất cả sự vật, hiện tượng tâm lý, vật lý v.v..)

Trong kinh Niệm Xứ số 10 thuộc Trung Bộ kinh, Đức Phật dạy các thầy tỳ kheo thực hành chánh niệm bằng pháp môn Tứ Niệm xứ như sau:

1. Quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

2. Quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

3. Quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Cũng tương tự như kinh Tứ Niệm xứ, trong kinh Thân hành niệm, Đức Phật dạy về pháp quán thân trên thân có: quán niệm hơi thở vô, hơi thở ra; quán niệm các oai nghi của thân (đi, đứng, ngồi, nằm) và quán niệm các hoạt động của thân (đi tới, đi lui, làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ v.v..), biết rõ việc mình đang làm, nhất cử nhất động đều tỉnh giác ý thức rõ ràng).

Về pháp quán niệm cảm thọ trên các cảm thọ, Đức Phật dạy trong bài kinh Tứ Niệm xứ như sau: Khi cảm giác lạc thọ, chúng ta tuệ tri lạc thọ, khi cảm giác khổ thọ, chúng ta tuệ tri khổ thọ, và khi có cảm giác bất khổ, bất lạc thọ (cảm giác trung tính, không khổ không vui) thì tuệ tri bất khổ bất lạc thọ. Ta sống an trú chánh niệm, không chấp trước và biết rõ sự sinh khởi, diệt tận của các thọ.

Về pháp quán tâm trên tâm, Đức Phật dạy: Khi tâm có tham, sân, si, chúng ta tuệ tri tâm có tham, sân, si; khi tâm không có tham, sân, si, chúng ta tuệ tri tâm không có tham, sân, si. Khi tâm định tỉnh ta tuệ tri tâm định tỉnh, khi tâm tán loạn ta tuệ tri tâm tán loạn. Chúng ta thường tỉnh giác chánh niệm biết rõ sự sinh diệt, hiện hành của tâm.

Về pháp “quán pháp trên các pháp”, Đức Phật dạy:

- Đối với năm triền cái (dục tham, sân, hôn trầm, thuỵ miên, trạo hối, nghi) chúng ta tuệ tri rõ ràng trong nội tâm có mặt hay không có mặt năm triền cái, tuệ tri rõ ràng sự sinh khởi và đoạn diệt của năm triền cái.

-Đối với ngũ uẩn, chánh niệm tỉnh giác trước sự tập khởi và đoạn diệt của sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

- Đối với sáu nội xứ, ngoại xứ, tuệ tri sự sinh khởi và đoạn diệt của các kiết sử khi sáu nội xứ (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và sáu ngoại xứ (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) tiếp xúc duyên với nhau.

- Đối với Thất giác chi, tuệ tri rõ ràng nội tâm có hay không có niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác chi. Thất giác chi sinh khởi và được tu tập viên mãn như thế nào.

Đối với Tứ thánh đế, như thật tuệ tri đây là khổ, đây là Khổ tập (nguyên nhân của khổ), đây là Khổ diệt (sự chấm dứt khổ) và đây là Khổ diệt đạo (con đường đưa đến khổ diệt).

Con đường từ chánh niệm đến thiền định giúp chúng ta thoát ly khỏi sự ràng buộc, chi phối của các tham muốn, dục vọng tiêu biểu là sự khao khát, say mê, tham đắm tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống hưởng thụ, ngủ nghỉ…), giúp tâm an định, không còn những lo lắng, sợ hãi, bất an, đem lại cho chúng ta niềm hỷ lạc từ thô cho đến tế, hơn hết là niềm hỷ lạc vi diệu mà chỉ có hành giả tu tập mới có được (đây là sự hỷ lạc do tâm an định, tự tại giải thoát, khác với sự hỷ lạc tạm thời và đưa đến nguy hại, khổ đau do các dục mang lại). Gía trị lớn nhất của chánh niệm là làm nền tảng vững chắc cho thiền định đưa đến thành tựu trí tuệ giải thoát.

("Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay - số 13)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8151)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?
07 Tháng Mười 2015(Xem: 8507)
Vì công việc cấp tập xây dựng chùa, các sư, chúng điệu quá vất vả nên thay vì hai hay ba pháp thoại, tập thiền, bây giờ chúng ta chỉ còn một. Vậy mỗi người hãy cố gắng lắng nghe, đôi khi là tinh yếu giáo pháp, đôi khi là những trạng thái phát sanh liên hệ lúc tập thiền để sự tu tập của mọi người có kết quả tốt hơn.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 12455)
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong lời dạy của Ngài Thiền sư Ajahn Chah chính là nhấn mạnh đến vai trò Tăng đoàn, giới luật người xuất gia, và vận dụng đó như một phương tiện trong thực tập giáo pháp.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 4385)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng, vị tỳ kheo an trú trong nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm và quán Thân trên thân, quán Thọ trên các cảm thọ, quán Tâm trên tâm, quán Pháp trên pháp » t
05 Tháng Mười 2015(Xem: 8832)
Người học Phật chơn chánh không nên đi vào các thuật luyện Yoga, nó chỉ là phương pháp luyện thân thôi, thân càng tinh luyện thì càng tăng trưởng dục vọng, chẳng hay ho gì! Mở luân xa cũng vậy, đều là của ngoại đạo.Thuật Kundalini cũng thế, là bí thuật cổ xưa của Bà-la-môn giáo, rất nguy hiểm, là của tà giáo đó!
03 Tháng Mười 2015(Xem: 7746)
Chúng ta bị gián đoạn trong một thời gian dài. Nghĩ cũng lạ! Pháp quả thật là thường xẩy ra “bất như ý”. Khi chúng ta “lập trình” cái gì theo “tư ý” thì pháp nó xen vào nó phá. Tư ý là ý kiến riêng tư, chủ quan, phù hợp với tình cảm và nhận thức của mình. Và đấy là có sự hiện diện của bản ngã, nói đúng hơn là do bản ngã điều động. Đây là bài học thứ nhất để giác ngộ: Cái gì muốn làm theo ý mình, theo bản ngã thì “bất như ý, bất toại nguyện” sẽ phát sanh, dù là thiện pháp.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8190)
Giác ngộ có nghĩa là thấy rõ ràng, sáng suốt, không còn mê si, ngu ngốc để làm chuyện điên đảo, sai lầm nữa; cũng có nghĩa là không còn để cho vô minh chi phối nữa. Giác ngộ ấy đi liền với giải thoát nên nói giác ngộ, giải thoát. Giải thoát là giải thoát tham sân si, phiền não ngay tại đây và bây giờ.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 9089)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01 Tháng Mười 2015(Xem: 6196)
Như Phật đã nói trong các kinh, ‘Chánh niệm’ là phương pháp quan trọng nhất trong sự tu tập theo đạo Phật để đi tới giải thoát. Việc tu tập chánh niệm về đối tượng thuộc bốn nhóm (nền tảng) đối tượng được coi là con đường trực chỉ để đi đạt đến sự giác ngộ.