Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy Và Phát Triển

07 Tháng Bảy 201415:15(Xem: 13476)

THIỀN PHẬT GIÁO
NGUYÊN THỦY VÀ PHÁT TRIỂN
Tác giả: Viên Minh
blank

Dẫn nhập
I. Thiền định trong Phật Giáo Nguyên Thủy
I.1. Định nghĩa
I.2. Đối tượng thiền định
I.3. Tánh định hành giả
I.4. Đề mục thiền định và định chứng
I.5. Năm triền cái
I.6. Năm thiền chi
I.7. Các bậc thiền và các chi thiền
I.8. Tiến trình tâm nhập định
I.9. Năm pháp thuần thục
I.10. Tứ như ý túc
I.11. Ngũ thông và thắng trí
I.12. Lợi ích của thiền định
II. Thiền Tuệ trong Phật Giáo Nguyên Thủy
II.1. Định nghĩa
II.2. Nhận thức
II.3. Đối tượng
II.4. Bốn niệm xứ
II.5. Tánh tuệ hành giả và các niệm xứ
II.6. Mười sáu tuệ chứng
II.7. Bảy thanh tịnh
III. So sánh Thiền Nguyên Thủy và Thiền Giáo Tông
III.1.1. Lục diệu Pháp Môn
III.1.2. Đối chiếu Lục Diệu Pháp Môn với Thiền Ànàpànassati
III.2.1. Tịnh Độ Tông
III.2.2 Đối chiếu phương pháp niệm Phật A-di-đà với pháp môn Buddhanussati
III.3. Đối chiếu Thiền Nhĩ Căn Viên Thông với Thiền Nguyên Thủy
IV. So sánh Thiền Vipassana với Thiền Tông
IV.1. Thiền Tông Tây Trúc
IV.2. Thiền Tông Đông Độ
IV.3. Vị trí của Thiền Định trong Thiền Vipassana và Thiền Tông
IV.3.1. Định trong Thiền Vipassana
IV.3.2. Định đối với Thiền Tông.

Lời nói đầu

blankGiáo án này lúc đầu được biên soạn để giảng tại Học Viện Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh khóa 6 và lớp Đào Tạo Phiên Dịch Hán Tạng tổ chức đặc biệt cho một số Tăng Ni hậu đại học tại Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam. Sau đó được bổ sung thêm cho các lớp cử nhân Phật học khoá 7.

Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.

Trước khi nói đến thiền, chúng ta cần tìm hiểu hai khuynh hướng đang tồn tại trong Phật giáo, đó là khuynh hướng Nguyên Thủy và khuynh hướng Phát Triển.

Những người theo Phật giáo Nguyên Thủy có khuynh hướng bảo nguyên những lời dạy của chính đức Phật Gotama (Sakya Muni) trong suốt 45 năm hoằng hóa độ sinh. Những lời dạy này được kết tập lần đầu tiên tại Ấn Độ ba tháng sau đức Phật Niết-bàn cho đến lần thứ sáu tại Yangon, Myanmar, 2500 năm sau đức Phật Niết-bàn. Cả sáu lần kết tập ấy đều trùng tuyên bằng tiếng Pàḷi và không thêm bớt. Mặc dù từ lần kết tập thứ ba đã bắt đầu có thêm phần chú giải, rồi phụ chú và tiểu phụ chú, nhưng vẫn không xem là chánh tạng. Về sau Phật giáo Nguyên Thủy còn được gọi là Thượng Tọa Bộ vì phần lớn các vị trưởng lão theo khuynh hướng bảo nguyên.

Những người theo Phật giáo Phát Triển có khuynh hướng vận dụng rộng rãi giáo lý của đức Phật theo nguyên tắc khế lý khế cơ, nghĩa là trên hợp với Phật lý, dưới ứng với căn cơ của của các tầng lớp quần chúng khác nhau trong xã hội. Quá trình phát triển bao gồm ba giai đoạn:

- Giai đoạn Tiểu Thừa, phát triển từ khoảng 200 năm (đánh dấu bằng lần kết tập Ngũ Tạng Sanskrit), đến 600 năm sau đức Phật Niết-bàn. Tiểu Thừa phân thành 18 đến 25 phái, điển hình là Nhất Thiết Hữu Bộ. Hiện nay Tiểu Thừa không còn tồn tại, ngoại trừ còn lại một số kinh luận như năm bộ Kinh A-hàm (Agama), Câu-xá Luận, Thành Thật Luận v.v…

- Giai đoạn Đại Thừa, phát triển từ 600 năm đến 1100 năm sau đức Phật Niết-bàn, mở đầu là Mã Minh. Đại Thừa cũng phân thành nhiều phái, điển hình là thập đại môn phái, như Mật Tông (Kim Cang Thừa), Tịnh Độ Tông, Tam Luận Tông, Hoa Nghiêm Tông, Pháp Hoa Tông… dựa trên những Kinh hoặc Luận do các vị Tổ biên soạn.

- Giai đoạn Tối Thượng Thừa, tức Thiền Tông, phát triển từ 1100 năm sau đức Phật Niết-bàn cho đến ngày nay. Sau đời Lục Tổ Huệ Năng, Thiền Tông Trung Hoa lại chia thành năm phái: Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Qui Ngưỡng.

Hai khuynh hướng Nguyên Thủy và Phát Triển tuy có một vài quan điểm dị biệt về lập luận và biện pháp, nhưng những nguyên lý cốt lõi nhất mà đức Phật tuyên thuyết thì vẫn là nền tảng chung của hai hệ phái.

Sự phân chia Phật giáo thành hai khuynh hướng hay hai hệ phái không phải là một khuyết điểm, thực ra đó chính là một ưu điểm của Đạo Phật. Nhờ có khuynh hướng Nguyên Thủy mà lời dạy của đức Phật đã được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Và nhờ có khuynh hướng Phát Triển mà Đạo Phật có thể vận dụng để đáp ứng nhiều căn cơ trình độ, nhiều xứ sở và nhiều thời đại khác nhau.

Bảo tồn và phát huy là hai yếu tố hỗ tương cần thiết, không thể thiếu một trong quá trình hoằng hóa độ sinh của Đạo Phật. Chính nhờ sự hỗ tương này mà chúng ta có thể rộng đường đối chiếu, so sánh để tìm ra cốt lõi chung của con đường giác ngộ giải thoát mà đức Phật đã khai thị.

Nỗ lực của chúng tôi là muốn chứng minh rằng tinh hoa, cốt lõi của Phật giáo vẫn là một dù hình thức bên ngoài hay ngôn ngữ sử dụng đôi khi có vẻ như không được hoàn toàn nhất quán giữa các tông phái. Những mâu thuẫn đối kháng chỉ phát xuất từ kiến giải chủ quan thiên lệch của mỗi cá nhân hơn là sự bất đồng giáo hệ.

Những điều chúng tôi trình bày trong tập sách này chỉ là những nhận xét khái quát từ sự nghiên cứu, học hỏi và chiêm nghiệm cá nhân hơn là một sự đối chiếu có tính văn học trên qui mô kinh luận và các ngữ lục. Vì vậy, đây chỉ là một số gợi ý để những người sau bổ khuyết và triển khai thành một công trình đối chiếu qui mô hơn.

Có những trích dẫn trong tạp sách này dựa vào trí nhớ hơn là tham khảo lại kinh sách nên phần lớn thiếu xuất xứ và đôi khi chỉ cốt lấy ý chứ không đúng nguyên văn trong các nguyên tác, kính mong được sự góp ý bổ khuyết.

Trân trọng
Tổ Đình Bửu Long, ngày 30/11/2007

Tỳ Kheo Viên Minh
(Trung Tâm Hộ Tông)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6226)
FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng? Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm...
14 Tháng Tư 2016(Xem: 6839)
Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu thực hành. Quý vị không thể bắt đầu thực hành mà không có một số hiểu biết hay kiến thức về việc mình đang làm. Khi quý vị làm một việc gì đó, quý vị cần phải hiểu một chút về những nguyên tắc đối với việc mình đang làm. Chỉ như vậy quý vị mới gặt hái được lợi ích từ việc làm đó. ....
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5871)
FAQ: Mức độ khả tín của hiệu quả thực tập Chánh niệm? Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như nhãn, nhĩ , tỵ , thiệt, thân và ý (thức) Thuật ngữ Phật giáo gọi là năm căn hay bình dân hơn là lục tặc (đeo trên người Phật Di Lặc) Đó là sáu cửa ngõ để thế giới bên ngoài xâm nhập vào Tâm...
04 Tháng Tư 2016(Xem: 5668)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5821)
Câu hỏi: Chánh Niệm là phương pháp thực hành tâm linh của Phật Giáo hay một phương pháp phổ quát khoa học? Chánh Niệm là chú ý theo dõi một đối tượng nào đó với chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại, bàng quan, không phán đoán. Có bốn yếu tố chính (1) chú ý theo dõi (2) trong khoảnh khắc hiện tại (3) có mục đích (4) không phán đoán tất cả những đối tượng hay trãi nghiệm hiện ra trong tầm ý thức.
02 Tháng Ba 2016(Xem: 5520)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Nó là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác. Đây là một trong các phương pháp “quán thân trên thân” (kàye kàyànupassanà)1 hay pháp môn “thân hành niệm”(kàyagatasati)2 được nói đến trong kinh điển đạo Phật, nghĩa là chú tâm nhận biết hay quán niệm về các hoạt động hàng ngày của thân thể, khiến cho tâm trí trở nên định tĩnh, thanh tịnh, sáng suốt, đạt đến giải thoát và giải thoát tri kiến. Kinh Sa-môn quả, Trường Bộ nêu định nghĩa:
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 9599)
Giống như trò chơi thể thao golf hay cả khi muốn luộc trứng tới mức hoàn hảo, mới đầu thực hành chánh niệm có vẻ dễ dàng. Nhưng lúc quý vị ngồi xuống tọa Thiền với đôi mắt nhắm hay mở – một chuyện không thể nào tránh được là quý vị không thể nào ngừng suy nghĩ
26 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10469)
Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6462)
Như Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường trực tiếp để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để chấm dứt sự khổ và phiền não, để đạt được con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn, được gọi là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10581)
Vào thời Đức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Đại Đức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Đại Đức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục.