Tản mạn về “những bài pháp thoại trong ba tháng an cư”

18 Tháng Mười 201503:18(Xem: 9427)

TẢN MẠN VỀ
“NHỮNG B
ÀI PHÁP THOẠI TRONG BA THÁNG AN CƯ”
Tuệ Quán-Trần Minh Anh

an cu huyen khong son thuong 03Trước hết cho phép con được đảnh lễ từ xa Tăng Thân Huyền Không Sơn Thượng, bởi lẽ đây là nơi nương nhờ cao thượng, đây là nơi đáng học hỏi thọ trì! Thật là hạnh duyên lớn mà độc giả cuả thư viện Hoa Sen toàn cầu trong thời gian qua được thấm nhuần những bài pháp thoại cuả ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Đây là một loạt bài rất giá trị cả về Pháp học lẫn Pháp hành, được trình bày thật công phu. Rất cám ơn TVHS mà ba tháng qua chúng ta có được một trường Hạ Online bất tuyệt! Tôi chưa thấy một trường Hạ nào mà vị Trưởng lão đầu đàn đã bỏ hêt tâm tư và nhiệt huyết để dạy đồ chúng như vậy, thật đáng tán thán và kính ngưỡng!

Suốt gần ba tháng qua, những loạt bài “Pháp thoại trong ba tháng an cư” của Ngài Hoà Thượng Giới Đức là những bài có số đông độc giả góp ý nhất so với những bài khác trong cùng thời kỳ. Điều này nói lên rằng nhiều người đang quan tâm đến Thầy và nhiều người đang quan tâm đến những điều Thầy trình bày trên trang nhà Thư Viện Hoa Sen. Cổ nhân có nói:”Trung ngôn nghịch nhĩ” nên những bài viết cuả Thầy đa phần trình bày về những sự thật, mà những sự thật đó đã làm “mất lòng” một số người, những người mà một là quá chuyên sâu vào những chi pháp, đào bới đất hoang mong tìm Cổ Phật trong những hố thẳm chữ nghĩa muôn trùng; hai là mê muội bởi những hào nhoáng hứa hẹn hảo huyền cho một thế giới cực lạc thần tiên ảo hoá! Cả hai đều không tiếp nhận được cái luồng sinh khí cuả Đaọ Phật mà Thầy đã trình bày trong suốt ba tháng qua, mà trái lại có một số người còn hằn học nữa là đằng khác. Có một đạo hữu mà tôi chú ý là vị ấy luôn luôn bày tỏ sự khó chịu ngay cả cách xưng hô. Thay vì nói Thầy MDTTA, Thầy Nhật Từ thì vị ấy chỉ viết MDTTA hoặc Nhật Từ…dầu sao đi nữa thì những vị này cũng đầu tròn áo vuông, thọ cụ túc giới, mình chưa là cái gì cả xin đừng quá ngã mạn kiêu căng, si mê lầm lạc. Tôi trình báy điều này không nhằm phê bình chỉ trích ai cả mà chỉ xin mọi người khi tranh luận Phật pháp thì hãy từ hoà nhu thuận, nên dung ái ngữ mà luận bàn thì mong ra mới thấy được  con đường tu tập.

Có một vị khi góp ý còn tự hỏi không biết BBT có đăng câu hỏi này lên không?! Và quả thật tôi thấy có một vài câu hỏi cuả vị này không được BBT đăng lên vì lý do có tính cách mạ lị cá nhân hay gì gì đó. Thật là buồn cười khi chúng ta là những người trưởng thành nhưng mà khi tranh luận thì có những người thật chẳng trưởng thành gì hết! Chưa nói đến chuyện Thư Viện Hoa Sen là thư viện ảo, quý vị vào đó, đọc xong, thảy cho tác giả một vài câu, khen chê gì cũng đâu có ai làm phiền gì quý vị đâu? Chứ ở thư viện thật, đâu có ai cho quý vị cải vả, la lối om xòm vậy được! Đọc xong một đầu sách, thấy hay thì mượn về mà nghiền ngẫm, thích thú, cuốn nào không thích, không hạp thì trả lại giá sách thư viện, chỉ vậy thôi là văn minh rồi.

Một điều nữa tôi quan sát thấy trên TVHS là tất cả những bài viết theo khuynh hướng Bắc truyền thường it có những phản hồi, nhưng ngược lại những bài viết có khuynh hướng Nam truyền, hoặc những tác giả đang tu tập theo truyền thống Nam tông, hoặc những bài không chấp nhận kinh nguỵ tạo hay những pháp môn tu học ngoài Phật thuyết thường có nhiều phản hồi? Xin quý vị hãy tự tìm hiểu câu trả lời.

Có lẽ phải vượt lên trên tiểu, đaị, nam, bắc mới mong thấy ra được con đường thênh thang rộng mở.

Xin phép trích lời giới thiệu Trung Bộ Kinh cuả Cố Trưởng Lão Hoà Thượng Thich Minh Châu để kêt thúc bài viết này:

“Càng dịch, chúng tôi càng thấy rõ ác ý cuả các nhà Bà-la-môn đã dung danh từ Tiểu thừa để gán vào những lời dạy thưc sự Nguyên thuỷ cuả Đức Phật và khiến cho các phật tử không dám học, không dám tu theo những pháp môn ấy.

Càng đọc càng thấy rõ dụng tâm hiểm độc cuả các vị Bà-la-môn, đã khôn khéo xuyên tạc Đạo Phật, khiến cho nhhững giáo lý căn bản, những tinh hoa cao đẹp nhất cuả tư tưởng nhân loại, đã bị những tư tưởng tà giáo xen lẫn, bị ruồng bỏ, bị che giấu không được biết đến, không được học hỏi tu hành.

Những chân lý bao giờ cũng là chân lý, mặt trời bao giờ cũng là mặt trời. Những lời ba hoa cuả ma vương, các cuộc đọ tài cuả những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời lẽ bập bẹ cuả những kẻ mới tập tễnh đi vào con đường triết lý, tất cả chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sang rực rỡ cuả chân lý quét sạch”

Cuối Hạ 2015

Xem mục lục:
blank



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10971)
Kính thưa thầy, Con mới đọc một đoạn trong một cuốn sách của ngài Ajhan Cha'a, ngài có nói về tầm và tứ rồi mới đến hỉ lạc. Vậy đâu phải khi mình ngồi thiền mình chỉ an trú vào hơi thở mà thôi, mà nếu có thiện pháp ý nghĩ nào tốt hiện ra thì mình cứ giữ tâm trên đối tượng đó, chà sát đối tượng đó (có tầm có tứ) cũng vẫn được, rồi từ từ sẽ đến chỗ không tầm không tứ luôn, phải không thầy? Xin thầy dạy về cái vụ tầm tứ này vì từ trước nay tập thiền con chỉ lo chiến đấu với hơi thở, hễ có ý tưởng nào khởi lên là con ráng hết sức đuổi nó đi, nhưng không phải lúc nào nó cũng chịu đi! Con xin cảm tạ ơn thầy chỉ dạy.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 10318)
Hôm kia, kết luận bài pháp thoại là Bát Chánh Đạo, con đường thoát khổ, tưởng là xong, ai ngờ có một người hỏi: “- Nơi nào tu tập Bát Chánh Đạo thì có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn. Nơi nào tu tập ngoài Bát Chánh Đạo sẽ không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn!”
22 Tháng Mười 2015(Xem: 9588)
Có người hỏi thầy rằng: “Lúc ở nhà, đi đứng nằm ngồi, mặc áo, ăn cơm... động tác nào con cũng cố gắng chánh niệm tỉnh giác nhưng lúc được, lúc không. Còn tại sở làm, công việc hằng ngày của con đòi hỏi phải làm gấp, làm nhanh nên không có cách chi mà chánh niệm, tỉnh giác được, dường như bị thất niệm hoàn toàn, xin thầy hoan hỷ cho lời chỉ dạy”.
17 Tháng Mười 2015(Xem: 8629)
Thật ra, loạt pháp thoại về sắc, không hay ngũ uẩn vậy là xong rồi, chấm dứt rồi, nhưng tự dưng thầy có cảm hứng nói thêm cái kết nữa. Cái kết rất dễ thương, rất chi là “quê nhà” sau khi chúng ta đã nghìn trùng lưu lạc tử sinh, đó là mình đã trở về được bản quán, quê hương, không còn cảm thán như vua Trần Thái Tông nữa: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình!”
14 Tháng Mười 2015(Xem: 8822)
Hôm nay chúng ta lắng nghe để hạ thủ công phu nghe. Tri rồi hành, Khổng mà cũng nói được như vậy huống hồ gì Phật chúng ta. Nhưng Khổng nói tri riêng, hành riêng, có tri rồi mơi có hành. Cái đó thua Phật một bậc. Phật thì tri và hành như vậy cũng có, nhưng còn tri và hành ngay tức khắc nữa. Nó là một, à, một cũng không đúng. Nó nhất như. Và cái nhất như ấy lại đang trôi chảy, đang hiện tiền. Lắng nghe cái hiện tiền trôi chảy là minh sát đó.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9811)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
12 Tháng Mười 2015(Xem: 8724)
Đã hai hôm rồi chúng ta đã quan sát “sắc, không” qua Bát-nhã và qua Abhidhamma, cái gốc của nó là ngũ uẩn, chúng đều là Không. Bây giờ, cũng là sắc, không ấy, cũng ngũ uẩn ấy, nhưng ta sẽ thấy cái Không ấy ra sao và tu tập qua tuệ minh sát như thế nào?
10 Tháng Mười 2015(Xem: 8820)
Bây giờ thầy nói tiếp về sắc, không - thật ra là ngũ uẩn – qua Abhidhamma. Lưu ý là càng lúc càng phức tạp. Chúng ta đang đi vào giáo pháp tinh yếu nhất, phải cần sự chăm chú lắng nghe cao độ nhất. Tuy nhiên, có người sẽ tiếp thu được, có người thì không. Cũng chẳng sao, cái gì nghe không được thì bỏ qua.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8188)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?