Thiền Định và Sức Khỏe

08 Tháng Mười Hai 201709:14(Xem: 6114)
THIỀN ĐỊNHSỨC KHỎE
Tác giả : Đại đức Thích Thiện Minh (Varapañño)
Tiến sĩ Phật Học (Srilanka)
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2017


Giới thiệu sách:
Ai sống một trăm năm, ác giới không Thiền Định.
Không bằng sống một ngày, có giới có Thiền Định.
(Kinh Pháp cú)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa chư vị Thiện Hữu!

Thien Dinh va Suc KhoeNhư chúng ta đã biết,“Sức khỏe thể chất”, “Sức khỏe tinh thần” là hai vấn đề không thể tách rời và luôn trong thế hỗ trợ và nương tựa cho nhau để tạo nên sự an vui hạnh phúc lâu dài cho mỗi cá nhân trong cuộc sống.

Sự phát triển của Y học kim cổ Tây phương cũng như Đông phương, đặt trọng tâm vào sự chăm sóc sức khỏe thể chất của con người và hỗ trợ cho sức khỏe tinh thần trong một chừng mực nào đó. Nội dung chủ yếu của sách nầy là trình bày về “bốn yếu tố” chính yếu quan trọng ảnh hưởng quyết định đến sức khỏe đời sống của con người. Đặc biệt trình bày khá chi tiếtcụ thể về “phương pháp thiền định”, một phương pháp dưỡng sinh qua hơi thở vô cùng độc đáo, tuyệt vời được lưu truyền từ các bậc Thánh nhân tiền bối ngày xưa...

Tự ngàn xưa loài người trên trái đất nầy, bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe về thể chất, cũng đã có phương pháp chăm sóc cho sức khỏe tinh thần một cách tích cựchiệu quả đó là Thiền Định. Con người trong dòng sinh tồn, trên đường mưu sinh sự nghiệp, thường bị ảnh hưởng bởi các tác động xã hội vận hành chi phối. Biết bao áp lực từ chính bản thân, từ công việc gia đình, xã hội, thế giới... và dường như không thể tránh khỏi, những áp lực ấy ngày một tăng thêm. Một số trường hợp căng thẳng thần kinh (stress), các hội chứng rối loạn tâm thần... mà cả hai ngành Tây y cũng như Đông y chưa tìm ra phương thuốc điều trị nhiều hiệu quả.

Thiền Định như một phương thuốc linh diệu có thể chặn đón, ngăn ngừa và hóa giải được những trạng thái tâm lí căng thẳng ấy trong mọi nơi mọi lúc. Thiền định giúp cho hành giả định tỉnh, trầm lặng hơn, biết tự chế, tự điều hòa được với những nguyện vọng mãnh liệt, những ảo tưởng, ảo giác phi thực tế quá độ, những cơn nóng giận do trái ý nghịch lòng... Thiền tự đánh thức, khơi dậy vô vàn năng lực quý báu vốn tiềm ẩn trong nội tâm của mỗi con người chúng ta. Người tập thiền có khả năng tự mình hóa giải những tổn thương trong nội tâm, tăng cường khả năng linh hoạt nhạy bén, dễ dàng vượt qua và hóa giải những khó khăn mà con người phải trực tiếp đối diện trong đời sống hàng ngày ...

Do vậy, mà Thiền Định thật sự là một nhu cầu cần thiết cho mọi người. Bất kỳ ai, ở độ tuổi nào đều cũng có thể thực hành được.

Thiền Định không còn thu hẹp trong lĩnh vực tôn giáo nữa, mà còn là một phương pháp dưỡng sinh hữu ích, một nghệ thuật sống linh động tuyệt vời. Thiền, nhìn bên ngoài thì đơn giản nhưng thật sống động, tinh nhị và phong phú. Thiền Định không chỉ dừng lại ở phạm vi bổ ích cho sức khỏe thể chất, bồi dưỡng cho sức khỏe tinh thần mà còn có một hoạt dụng vô cùng rộng lớn và quí báu, đó là giúp ta tăng trưởng lòng từ ái, tình thương yêu và sự tha thứ đối với nhân loại. Thiền làm nền tảng cho sự phát huy trí tuệ bổ ích lớn lao và thiết thực đối với mọi người, mọi lứa tuổi, đã và đang đi sâu vào giải quyết những vấn đề quan trọng cơ bản nhất từ nội tâm của con người, góp phần tích cực vào sức khỏe sự an vui cho mỗi cá nhân, của hòa bình chung cho toàn thể nhân loại.

Lợi ích tuyệt đối của Thiền Định, vì vậy mà không còn ranh giới và không bị bó buộc trong một cộng đồng văn hóa riêng biệt nào.

Thưa quý vị Thiện hữu!

Xét thấy Thiền Định là một môn học vô cùng bổ ích lớn lao như vậy, nên bần đạo mạo muội dịch soạn một phần nhỏ cuốn sách của Ngài Thiền Sư Acinna là một Đại Trưởng Lão Thiền Sư nổi tiếng, tinh thông cả hai (Pháp học và Pháp hành) tại Myanmar cũng như trên thế giới hiện nay.

Bần đạo thành kính tri ân đến Ngài Thiền Sư viện trưởng Acinna và Ngài Thiền Sư phó viện trưởng Cittara đương nhiệm chủ trì tại trung tâm Thiền viện Quốc tế Pa-Auk (Pa-Auk International Mediation Center–Myanmar), là hai bậc Sư phụ đã tận tâm chỉ dạy phương pháp Thiền định nầy đến bần đạo từ những năm qua. Đồng thời xin tri ân đến sự đóng góp nhiều cao kiến quý báu của chư Đại Đức đồng đạo, nhất là Đại Đức Giáo sư Sundara (Myanmar), Đại Đức Giáo sư Dhammadhara (Myanmar), Đại Đức Kusalaguna (Thiện Đức), Đại Đức Nguyên Tuệ... cùng với lòng hảo tâm của chư thiện tín gần xa hoan hỷ hùn chung phần phước thiện tạo điều kiện thuận lợi cho cuốn sách đến tay quí vị độc giả.

Đồng thời bần đạo thành tâm xin hồi hướng phước báu với Pháp thí này, đến các bậc ân sư và đến hết thảy các chúng sinh, mong cho tất cả chúng sanh hoan hỷ với phước thiện thanh cao này và được an vui lâu dài.

Với sự cố gắng hết mình, nhưng khó tránh khỏi sơ sót. Kính mong chư Tôn hiền đức, các bậc thiện trí thức hoan hỉ bổ chính, từ bi chỉ giáo. Bần đạo kính cẩn xin thọ nhận những cao kiến đóng góp xây dựng, để những lần tái bản được hoàn thiện hơn.

Lần tái bản nầy nhờ sự đóng góp kỹ thuật trình bày bìa của Thiện nam Ngọc Duy, ban in ấn từ nhóm cộng tác viên cô tín nữ Mai Lan Hương, Sư cô Bi Nguyện cũng như được Nhà xuất bản Tôn Giáo cho phép tái bản. Bần đạo rất là hoan hỷbiết ơn quý vị.

Nguyện cầu Ân đức Tam Bảo thiêng liêng và phước báu phát sinh do Pháp thí chân lý thanh cao này, hộ trì đến quý vị cùng bửu quyến luôn được dồi dào sức khỏe, thịnh vượng, phú quý, thân tâm thường an lạc, hằng tấn hóa trong mọi phước thiệnthành tựu mọi ước nguyện cao thượng, nhất là sớm hội đủ duyên lành chứng đắc đạo quả Niết Bàn an vui bất diệt, giải thoát sự buộc ràng sinh tử luân hồi trong ngày vị lai.

Soạn dịch giả: Đại Đức Thiện Minh
Xin chân thành tri ân đến quí vị!
Mandalay, Myanmar
Mùa an cư 25 tháng 7 năm 2015
Phật lịch 2559
 
pdf_download_2
thien-dinh-va-suc-khoe(Thích Thiện Minh)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2015(Xem: 9989)
Thiền của chúng ta đang tu học là thiền của Phật, thiền Nguyên thuỷ, là thiền bảo nguyên... nó “khô như ngói” chứ không ướt át mát mẻ như một số thiền hiện đại! Lại càng không phải là các loại thiền hét, thiền gậy, thiền trợn mắt; hoặc là thiền tuỳ nghi phát triển, là thiền của ông sư này, của bà sư nọ, của phái này, của phái khác...
07 Tháng Chín 2015(Xem: 8975)
Suốt nhiều ngày, cả chùa túi bụi công việc. Thầy xin lỗi mọi người vì đã không duy trì được liên tục các thời pháp thoại. Các buổi tối mặc dù vẫn hành thiền nhưng rõ ràng, do công việc đá cát sạn xây dựng nặng nề mà cái tâm của mọi người đa phần bị chi phối. Tuy nhiên, điều đó cũng hay, vì thầy sẽ có dịp nói đến “Thiền trong công việc, trong sinh hoạt hằng ngày” mới thấm thía hơn, mới giúp chúng ta thấy rõ sự thật hơn!
06 Tháng Chín 2015(Xem: 8430)
Thầy lìa bỏ gia đình lúc 29 tuổi, cùng tuổi với Thái tử Sĩ-đạt-ta xuất gia, mới đó mà nay đã 72 xuân thu rồi. Suốt hơn 40 năm tu học, hầu như là thầy ít có thì giờ để nghỉ ngơi. Lúc nào cũng công việc, công việc... Lúc nào cũng làm việc.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 9216)
Chuyện thường xẩy ra tại các chùa, tự viện là có người giỏi về xã giao, có khẩu tài ăn nói; có người rất ít nói, chỉ biết phục vụ; có người chỉ thích toạ thiền, thích sống lặng lẽ trong liêu cốc; có người âm thầm đọc kinh sách, nghiên cứu...Mới nghe qua tưởng là đẹp, có phải vậy không?
31 Tháng Tám 2015(Xem: 8158)
Sự tập thiền của chúng ta, quan trọng là ngồi yên; ngồi yên mà thấy dễ chịu, thoải mái chỉ khi nào ta điều thân được; còn nếu chưa điều thân được thì ngồi là một cực hình.
29 Tháng Tám 2015(Xem: 8545)
Để thêm đức tin và thêm trí tuệ cho chúng ta khi đang theo dõi hơi thở, bám sát hơi thở, hôm nay thầy sẽ nói đến 5 quyền (căn) và 5 lực: Tín, tấn, niệm, định, tuệ. Từ quyền (xưa nay ai cũng dịch là căn) là dịch chữ Pāḷi Indriya. Indriya là khả năng kiểm soát, là khả năng dẫn đạo, nó có quyền lực chi phối các tâm sở khác...
27 Tháng Tám 2015(Xem: 9241)
Mỗi người hãy tự thực nghiệm, chứng nghiệm từng bước một, từ từ thôi. Để tâm rỗng rang, trong sáng mà ngồi, rồi nghe nó nói gì, phản ứng gì. Khách quan mà nhìn ngắm, mà lắng nghe. Quan trọng nhất là phải thuần thục tuỳ tức (theo dõi hơi thở) để từ đó, mình cảm thấy dễ chịu, thích thú chứ không còn bị nó hành nữa. Hành thiền chứ không phải bị “thiền nó hành!”
22 Tháng Tám 2015(Xem: 9252)
5- Ngày thứ 5. - Chiều ngày 20/6 ÂL. Hôm nay mọi người vẫn còn đau nhức tê ngứa, buồn ngủ, phóng tâm... Thầy biết các con đã rất cố gắng để “chiến thắng” bản thân. Điều ấy là tốt. Tuy nhiên, các con có để ý là khi làm vậy là ta đã khởi lên một ước muốn, một sức ép nào đó - gốc của tham dục - lại tạo nên một xung đột với cái bình thường, cái như thường?
20 Tháng Tám 2015(Xem: 9811)
Có người nói rất ngon lành: “Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười!” Hay! Nhưng nên nhớ “mỉm cười” có hai loại. Loại do “tưởng” mà có chứ không phải “cái thực”, loại này là thứ giả. Loại thứ hai là cái dụng của thiền khi tâm đã lặng, đã an; loại này mới là cái có thực.
18 Tháng Tám 2015(Xem: 11777)
Chúng ta vừa làm lễ xong, đã nguyện 3 lần câu Pāli: Imasmiṃ vihāre imaṃ temāsaṃ vassaṃ upemi (Con xin nguyện an cư suốt ba tháng tại ngôi chùa này).