Hành trình tu bụi của tác giả hiểu về trái tim | sư minh niệm

19 Tháng Tư 201811:15(Xem: 6096)
HÀNH TRÌNH ‘TU BỤI’
CỦA TÁC GIẢ ‘HIỂU VỀ TRÁI TIM’ | SƯ MINH NIỆM
Cuốn sách có số lượng in lần đầu lớn nhất, với 100.000 bản.
Tên sách sau đó được chọn làm tên quỹ từ thiện Hiểu về trái tim
với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ Việt.


thich_minh_niemTrong vòng 3 năm, thiền sư Minh Niệm đi qua 25 tiểu bang của Mỹ, sống với những nghịch cảnh, thử thách khắc nghiệt, và đã 6 lần chết hụt trên hành trình.

Năm 2011, tác phẩm Hiểu về trái tim trình làng, lập tức được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là Cuốn sách có số lượng in lần đầu lớn nhất, với 100.000 bản. Tên sách sau đó được chọn làm tên quỹ từ thiện Hiểu về trái tim với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ Việt. Tác giả Minh Niệm cho biết, khi sách ra đời, ông nhận được nhiều tình cảm của độc giả. Đó là lý do khiến ông thực hiện hành trình trải nghiệm “tu bụi” trên đất Mỹ. Trong tháng 7 tới, ông sẽ ra mắt một tập sách thiền nhằm biến đổi cảm giác tiêu cực của con người.
blank

Hành trình Tu Bụi Của Thiền Sư Minh Niệm

Trong hành trình của mình, thiền sư Minh Niệm đã sống ở gầm cầu, lề đường giống như những người đi bụi. Ông cũng dành một khoảng thời gian để làm việc tại các nông trại của người Mỹ. Thiền sư kể: “Tại đây, giống như các tình nguyện viên khác, mỗi ngày tôi làm việc từ bốn đến năm tiếng để được chủ nông trại cho đồ ăn, chỗ ngủ. Đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc ngay từ tháng đầu tiên vì không lường được khó khăn mình sẽ gặp phải. Tôi phải đi nhờ xe, thậm chí không ít lần bị chà đạp, đối xử tệ bạc… Nhưng nhờ có ý chí, cuối cùng tôi đã vượt qua được. Từ chuyến đi này, tôi thấy hiểu bản thân hơn cũng như thay đổi được những thói quen những tưởng không thay đổi được. Cũng từ chuyến đi, tôi yêu thiên nhiên nhiều hơn, thấy có sự liên lạc chặt chẽ giữa mình và trời đất”.Tác giả của Hiểu về trái tim cho biết trong tháng 7 năm nay ông sẽ cho xuất bản cuốn sách thứ hai Nhìn vào Bên Trong – Bất động trước mọi biến động. Sách được xem như là sự tiếp nối của Hiểu về trái tim, trong đó trình bày 100 bước thiền để chuyển hóa, biến đổi những trạng thái, cảm xúc tiêu cực của con người.Ngoài cuốn sách, thiền sư Minh Niệm cũng có kế hoạch viết các tác phẩm về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái (Dìu con vào đời) và sách về mối quan hệ vợ chồng (Sánh bước bên đời).

>> Xem thêm Video Hành Trình “Tu Bụi” của sư Minh Niệm trên Đất Mỹ

Trả lời câu hỏi: “Thiền sư có kế hoạch viết lại hành trình “tu bụi” của mình thành một cuốn sách?”, thiền sư Minh Niệm cho biết: “Tôi cũng muốn viết về hành trình 3 năm của mình nhưng hiện tại cuốn sách đó thực sự chưa quan trọng bằng những cuốn sách mà tôi sẽ thực hiện trong thời gian tới. Trước mắt, vào tháng 7 năm nay, tôi sẽ xuất bản cuốn sách thứ hai Nhìn vào bên trong – Bất động trước mọi biến động, được xem như một sự tiếp nối của Hiểu về trái tim; trong đó tôi sẽ trình bày 100 bước thiền để chuyển hóa, biến đổi những trạng thái, cảm xúc tiêu cực của con người”.

Ngoài cuốn sách kể trên, thiền sư Minh Niệm cũng quan tâm và mong muốn được viết các cuốn sách Dìu con vào đời(về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái) và Sánh bước bên đời (về mối quan hệ vợ chồng).

Hiểu về trái tim (thuộc Tủ sách Hạt giống tâm hồn) gồm 50 bài viết tâm lý trị liệu, được trình bày chân phương, dễ hiểu, thực tế, nhưng cũng rất sâu sắc với 50 chủ đề tâm lý; đặc biệt, mỗi một chủ đề được thiền sư Minh Niệm gói gọn trong hai từ như: Khổ đau, Hạnh phúc, Tình yêu, Tức giận, Ghen tuông, Ích kỷ, Tham vọng, Thành thật, Nghi ngờ, Lo lắng…

blank

Với ý nghĩa nhân văn đó nên cuốn sách Hiểu về trái tim đã nhận được giải thưởng là một trong 10 cuốn sách được bạn đọc yêu thích nhất trong năm 2013 bình chọn do Ban tổ chức giải thưởng FAHASA lần 2 công bố trong dịp Hội sách TP.Hồ Chí Minh lần 8 năm nay.

Ngay khi biết tin này, thiền sư Minh Niệm không giấu được bất ngờ: “Hôm nay về đây tôi mới biết tin này. Quả thực tôi rất lấy làm bất ngờ, không nghĩ là các bạn trẻ lại quan tâm tới cuốn sách này. Hàng ngày tôi vẫn thường xuyên theo dõi tình hình trong nước thông qua các trang báo điện tử, tôi cảm thấy buồn nhiều hơn vui. Chính vì vậy, khi thấy các bạn trẻ quan tâm tới dòng sách này, tôi thực lòng thấy vui và hạnh phúc”.

Tại buổi giao lưu với độc giả tại TP Hồ Chí Minhthiền sư Minh Niệm đã chia sẻ rất nhiều xung quanh vấn đề hạnh phúc. Theo thiền sư, có hai loại hạnh phúchạnh phúc ngắn hạn và hạnh phúc lâu dài: “Hạnh phúc ngắn hạn là khoảnh khắc chúng ta sở hữu được thứ mình muốn như được ăn một món ăn ngon, mua được một món đồ mình thích… Còn hạnh phúc lâu dài là khi chúng ta đạt đến cảm giác không muốn, chúng ta bằng lòng với tất cả, không muốn gì thêm, mọi thứ với chúng ta như vậy là đã đủ”.
Cũng theo thiền sư, hạnh phúc tỉ lệ nghịch với kinh tế, còn khổ đau tỉ lệ thuận với sự giàu có. Sự giàu có có thể làm đủ đầy cho ta về nhiều thứ nhưng nó cũng lại lấy đi của ta thời gian, khả năng… Thiền sư chia sẻ: “Tâm của ta quyết định hạnh phúc, không phải những điều kiện xung quanh. Con người luôn có ham muốn, càng ham muốn thì càng lo lắng, lo lắng thì không hạnh phúc. Muốn hạnh phúc phải quản lý tham – sân – si của bản thân và phải bỏ bớt hưởng thụ. Hạnh phúc là ở tâm, tâm ta như thế nào thì sẽ cảm nhận hạnh phúc như thế ấy”.

(Nguồn : https://suminhniem.org/hanh-trinh-tu-bui-hieu-ve-trai-tim/)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười 2015(Xem: 8468)
Vì công việc cấp tập xây dựng chùa, các sư, chúng điệu quá vất vả nên thay vì hai hay ba pháp thoại, tập thiền, bây giờ chúng ta chỉ còn một. Vậy mỗi người hãy cố gắng lắng nghe, đôi khi là tinh yếu giáo pháp, đôi khi là những trạng thái phát sanh liên hệ lúc tập thiền để sự tu tập của mọi người có kết quả tốt hơn.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 12418)
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong lời dạy của Ngài Thiền sư Ajahn Chah chính là nhấn mạnh đến vai trò Tăng đoàn, giới luật người xuất gia, và vận dụng đó như một phương tiện trong thực tập giáo pháp.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 4368)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng, vị tỳ kheo an trú trong nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm và quán Thân trên thân, quán Thọ trên các cảm thọ, quán Tâm trên tâm, quán Pháp trên pháp » t
05 Tháng Mười 2015(Xem: 8788)
Người học Phật chơn chánh không nên đi vào các thuật luyện Yoga, nó chỉ là phương pháp luyện thân thôi, thân càng tinh luyện thì càng tăng trưởng dục vọng, chẳng hay ho gì! Mở luân xa cũng vậy, đều là của ngoại đạo.Thuật Kundalini cũng thế, là bí thuật cổ xưa của Bà-la-môn giáo, rất nguy hiểm, là của tà giáo đó!
03 Tháng Mười 2015(Xem: 7725)
Chúng ta bị gián đoạn trong một thời gian dài. Nghĩ cũng lạ! Pháp quả thật là thường xẩy ra “bất như ý”. Khi chúng ta “lập trình” cái gì theo “tư ý” thì pháp nó xen vào nó phá. Tư ý là ý kiến riêng tư, chủ quan, phù hợp với tình cảm và nhận thức của mình. Và đấy là có sự hiện diện của bản ngã, nói đúng hơn là do bản ngã điều động. Đây là bài học thứ nhất để giác ngộ: Cái gì muốn làm theo ý mình, theo bản ngã thì “bất như ý, bất toại nguyện” sẽ phát sanh, dù là thiện pháp.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8152)
Giác ngộ có nghĩa là thấy rõ ràng, sáng suốt, không còn mê si, ngu ngốc để làm chuyện điên đảo, sai lầm nữa; cũng có nghĩa là không còn để cho vô minh chi phối nữa. Giác ngộ ấy đi liền với giải thoát nên nói giác ngộ, giải thoát. Giải thoát là giải thoát tham sân si, phiền não ngay tại đây và bây giờ.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 9031)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01 Tháng Mười 2015(Xem: 6182)
Như Phật đã nói trong các kinh, ‘Chánh niệm’ là phương pháp quan trọng nhất trong sự tu tập theo đạo Phật để đi tới giải thoát. Việc tu tập chánh niệm về đối tượng thuộc bốn nhóm (nền tảng) đối tượng được coi là con đường trực chỉ để đi đạt đến sự giác ngộ.
27 Tháng Chín 2015(Xem: 10486)
Trước tiên con xin cảm ơn những chỉ dạy của Thầy. Con đến với thiền thật vô tình, sau khi tập được vài hôm thì cơ thể con phát sinh việc kỳ lạ là nếu không ngồi thiền thì người cứ ngây ngây bắt buộc con phải ngồi thì sẽ mất hiện tượng trên, từ đó đến nay con đã ngồi thiền được 3 năm chủ yếu chỉ là quán niệm hơi thở,