Dụng Tâm Tu Thiền

18 Tháng Tám 201300:00(Xem: 29153)

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã
Thích Tâm Hạnh
DỤNG TÂM TU THIỀN
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh 2013
dungtamtuthien_02

LỜI GIỚI THIỆU

Dụng Tâm Tu Thiền là tập sách đầu tay của thầy Tâm Hạnh, ra đời trong điều kiện tương đối khiêm nhường của nó. Dù vậy, tác phẩm vẫn xứng đáng, biểu hiện rõ nét giai đoạn khổ công ban đầu của tác giả. Một giai đoạn hầu hết hành giả nào cũng phải nếm qua. Khó khăn nhất là lúc hạ thủ công phu. Tác giả đã trải nghiệm quá trình thăm dò, tìm kiếm và đang đứng trước lối vào.

Tuy nhiên, trên hành trình về nguồn, trước tiên hành giả phải biết chắc hướng vọng của mình là gì? Nó như thế nào và làm sao chủ động. Có chủ động mới vững vàng tiến bước. Song, việc làm chủ không dễ dàng. Cố gắng. Khắc phục. Không cách nào khéo hơn đâu.

Thanh sơn mãn mục là một cách toàn phóng toàn cảnh. Bên trong ngõ lối quanh co, đá dựng chập chồng gồ ghề hiểm trở. Tuy nhiên, hành giả phấn đấu quyết bước cho đến chỗ sơn cùng thủy tận, chỗ tột cùng của mọi quanh co khó khổ. Tự nhiên trời long đất lở, một phen chuyển thân nhảy thẳng vào chỗ an ổn. Người xưa nói:

Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ,
Liễu ám hoa minh biệt nhất thôn...

Đi đến nước cùng non tận chỗ,
Tự nhiên được báu chẳng về không.

Đến đây có thể tạm gọi là biết dụng tâm tu thiền.

Thầy Tâm Hạnh vâng lời dạy của Hòa thượng Ân sư về làng Truồi xứ Huế theo duyên tu hành, biến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã từ núi rừng hoang vu thành đạo tràng nghiêm tịnh. Tam bảo thầm gia hộ mọi Phật sự nơi đây hưng thạnh, huy chấn tông phong. Đồng thời cũng được chư tôn Lãnh đạo Giáo hội đất Thần Kinh hỗ trợ động viên nên thiền viện sớm thành Tuyển Phật trường, hòa cùng chư sơn, cùng học cùng tu, cùng lợi lạc quần sanh.

Hôm nay, tôi hoan hỷ và cũng để động viên thêm cho thầy Tâm Hạnh trên bước đường tu hành, nên viết đôi dòng giới thiệu tập Dụng Tâm Tu Thiền, xin gởi đến các pháp hữu gần xa chút tâm nguyện sẻ chia của người huynh đệ trong tông môn. Nguyện cùng kết chủng giác ngộ giải thoát, cùng đề huề trong hội Phật tương lai.

Thiền viện Thường Chiếu, ngày 06-01-2013.

THÍCH NHẬT QUANG

 

THAY LỜI TỰA

Trải qua những tháng năm đầy đủ phúc duyên được xuất gia tu học tại Thiền viện Thường Chiếu, cùng với các huynh đệ đồng thời, chúng tôi được Hòa thượng Tôn sư và chư Tôn đức hướng dẫn từng bước căn bản nhất để sống một đời đúng nghĩa Thiền sinh. Cuối năm 1993, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt ra đời, Ngài cho phép chúng tôi lên núi tu tập.

Vào cuối năm 2002, Hòa thượng Tôn sư nhập thất. Ngài chỉ dạy chúng tôi giảng dạy cho chư Tăng nội viện và các đạo tràng Phật tử có duyên trở về Thiền viện tu học. Cộng thêm các bài pháp giảng dạy gần đây, quý vị Phật tử đã phát tâm ghi lại thành tập sách này để góp thêm tư liệu nghiên cứu tu tập cho những pháp lữ hữu duyên.

Bằng tất cả tấm lòng thành kính, chúng con xin dâng lên cúng dường trên Hòa thượng Tôn sư và chư Tôn đức trong Tông môn đã dày công nuôi dạy, hướng dẫn, dìu dắt chúng con từng bước trưởng thành.

Là tập sách đầu tiên và được ghi lại từ những bài giảng nên không sao tránh khỏi những vụng về sai sót. Kính mong các bậc cao minh niệm tình tha thứ và chỉ dạy cho con được học hỏi để hoàn thiện mình trên bước đường lần dấu trở về cố hương.

Thiền viện TRÚC LÂM BẠCH MÃ
 Ngày cuối đông năm Nhâm Thìn - 2012
Kính ghi
THÍCH TÂM HẠNH.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9471)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9115)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7704)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6981)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10467)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14244)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15332)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 12163)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6101)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11435)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.