Thiền Vô Niệm

04 Tháng Năm 201508:40(Xem: 11224)
DAISETZ TEITARO SUZUKI
Đỗ Đình Đồng dịch
THIỀN VÔ NIỆM
(Luận Giải Lục Tổ Đàn Kinh)
Nguyên tác: The Zen Doctrine of No-Mind
Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki
Pháp dịch: Hubert Benoît
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

 Ghi Chú:

thien vo niem cover Frthien vo niem cover EnBản dịch tiếng Việt “Thiền Vô Niệm” này đã được chúng tôi thực hiện vào năm 1987 từ bản văn tiếng Pháp “Le Non-Mental Selon la Pensée Zen” do Hubert Benoît dịch từ nguyên tác tiếng Anh, “The Zen Doctrine of No Mind” của cố Tiến sĩ D. T. Suzuki.

Đến năm 1988, khi được phép rời Việt Nam sang định cư ở Hoa Kỳ, chúng tôi đã gửi bản thảo viết tay cho một đạo hữu thân tín cất giữ. Vì bận rộn ở một môi trường sống mới hoàn toàn khác với quê nhà, chúng tôi đã quên bẵng bản thảo này trong một thời gian dài. Mãi cho đến tháng 4 năm 2014, khi chúng tôi và vị đạo hừu thân tín có dịp liên lạc lại được với nhau, vị đạo hữu ấy đã gửi lại cho chúng tôi tập bản thảo ấy mà bây giờ chúng tôi đánh máy thành file và hiệu đính theo nguyên tác tiếng Anh – vì vào thời điểm dịch tập sách này chúng tôi không thể tìm được nguyên tác. Bản văn nguyên tác tiếng Anh hiện tại chúng tôi dùng để hiệu đính là “The Zen Doctrine of No Mind” của tác giả cố Tiến sĩ Suzuki đã được Christmas Humphreys hiệu đính và do nhà xuất bản Samuel Weiser Inc. ấn hành vào năm 1977 ở New York, Hoa Kỳ.

Frederick, Thu 2014

Đỗ Đình Đồng

SuzukiCố Tiến sĩ Daisetz Teitaro Suzuki, Giáo sư Triết học Phật giáo của Đại học Otani, Kyoto, Nhật Bản, sinh năm 1870 và mất năm 1966. Có lẽ ông là người có thẩm quyền nhiều nhất về Phật giáo Thiền. Những tác phẩm chính của ông bằng Anh ngữ về đề tài Phật giáo có khoảng hai mươi quyển hay nhiều hơn, và những tác phẩm của ông bằng tiếng Nhật mà Tây phương chưa được biết đến, ít ra cũng có đến mười tám quyển. Hơn nữa, như thư mục biên niên các sách về Thiền bằng Anh ngữ cho thấy, ông là bậc thầy tiền phong về đề tài này bên ngoài nước Nhật, ngoại trừ quyển Religion of Samurai (Luzac and Co., 1913) của Kaiten Nukariya, người ta không biết gì về Thiền như là kinh nghiệm sống, trừ những độc giả của tập san có định kỳ ba tháng The Eastern Buddhist (1921-1939), cho đến khi tập Essays in Zen Buddhism, 1st Series  của ông xuất bản vào năm 1927.

Christmas Humphreys 

  

Mục Lục (Xem chi tiết online cột bên trái)

Lời người dịch  
Tựa của Bản dịch tiếng Pháp 
1. Huệ Năng và Thần Tú   
2. Giáo Pháp của Huệ Năng 
3. Thấy Tánh, Định, và Huệ 
4. Thiền Vô Niệm hay Vô Tâm 
5. Thiền và Luân Lý 
6. Giải thích Giáo lý của Huệ Năng  
7. Sự Phát Khởi của Bát-nhã Vô Niệm 

pdf_download_2
Thiền Vô Niệm (Đỗ Đình Đồng dịch Việt)

Cùng Người Dịch: (Xem Online): http://dieungu.org/author/post/200/1/do-dinh-dong
Đã dịch:
Góp Nhặt Cát Đá  Thiền sư Muju
Ba Trụ Thiền  Philip Kapleau
Thiền Vô Niệm  D. T. Suzuki
Tiếng Sáo Thép  Thiên Khi Như Huyễn
Dạo Bước Vườn Thiền  Đỗ Đình Đồng
Milarepa, Con Người Siêu Việt Rechung/Lobzang Jivaka
Gửi Lại Trần Gian Jetsun Milarepa
Đạo Ca Milarepa  Jetsun Milarepa
Du-già Tây Tạng, Giáo Lý & Tu Tập  Garma C. C. Chang
Sáng Tỏ Tâm Bình Thường  Dakpo Tashi Namgyal
Tánh Không trong Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng  Thrangu Rinpoche
Trung Luận & Hồi Tranh Luận  Bồ-tát Long Thọ
Chiếc Xe Giải Thoát đến Trụ Xứ Kim Cương  Shakya Rinchhen
Đang dịch:
Luận Phật Tánh (Uttara Tantra)  Di Lặc & Vô Trước
Tặng:
Đạo hữu Diệu Nhiên,
người đã cẩn thận cất giữ
bản thảo viết tay của tập sách này
trong suốt hai một phần tư thế kỷ.



ĐỌC THÊM:
Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm - Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng (Thích Nhuận Châu)

Xem thêm bản dịch của ni sư Thuần Bạch:

VÔ NIỆM (Pháp Bảo Đàn Kinh) DT. Suzuki - Thuần Bạch biên dịch (PDF) (THuần Bạch)






 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 2015(Xem: 12472)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy.
14 Tháng Tư 2015(Xem: 5869)
Một chỗ thấy biết vắng lặng, trong trẻo, bất động, vô ngại, vô biên hốt nhiên hiển hiện trước mắt người con Phật, đồng "một" thực tại phi thời gian, đã làm đảo lộn các chuẩn mực và mọi giá trị qui ước xưa cũ vốn có từ thuở lọt lòng của người ấy, đối với cuộc sống và cảnh giới này.
10 Tháng Tư 2015(Xem: 8484)
Huệ Năng đang gánh củi bỗng nghe được câu kinh mà ngộ. Ông xin vào tu trong chùa, suốt tám tháng chỉ được thầy giao cho công việc giã gạo dưới bếp. Ngày kia, thầy họp Tăng chúng, bảo mỗi người làm ngay một bài kệ về sở học của mình, ai được thầy chọn sẽ được truyền cho y bát.
02 Tháng Tư 2015(Xem: 8523)
Đa số chúng ta có lẽ đều biết câu truyện này. Có một vị thiền sư được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình sống ở gần đấy có một cô con gái xinh đẹp. Một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra rằng cô có thai
26 Tháng Ba 2015(Xem: 11764)
Tình cờ một quyển sách nằm trong tầm tay. A Glimpse of Nothingness – chợt nhận, thoáng nhận ra Không tính – tên tác giả lạ hoắc, không phải hàng Sư tổ của thiền. Chính vì chỗ này mà cách diễn tả gần gũi.
20 Tháng Ba 2015(Xem: 8295)
Thường thường với tâm lý người thế gian hễ làm việc gì cũng mong muốn có kết quả, được thành tựu cái gì đó mới chịu, mới hăng hái làm. Trong đạo, người tu thì muốn đắc quả, muốn chứng đạo, cho nên có những danh từ đắc đạo, đạt đạo, chứng đạo, thành đạo v.v… Vậy thật sự có đạo để chứng, để thành hay không?
27 Tháng Hai 2015(Xem: 12748)
Như giữa ban ngày, cảnh vật rành rành trước mắt. Thoáng giấc ngủ say, mọi thứ đưa vào cơn mộng. Cũng vậy, tâm sáng nơi mỗi chúng ta, luôn luôn hiện tiền trên mọi sinh hoạt.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7406)
Đọc Thiền sử, chúng ta thấy dưới cửa Lục tổ Huệ Năng có bốn mươi ba (43) vị đắc pháp, trong đó Nam Nhạc–Hoài Nhượng, Thanh Nguyên–Hành Tư và Hà Trạch–Thần Hội là ba trường phái nổi bật nhất.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10275)
Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.