Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng - Thích Nữ Thuần Quán

17 Tháng Năm 201508:29(Xem: 14846)
 

TRANH CHĂN TRÂU NGẪU HỨNG 
Thích Nữ Thuần Quán
Hội Thiền Học Việt Nam xuất bản

 

PHẦN GIỚI THIỆU

chan trauBài viết chỉ là cảm xúc trong tu tập, không mang tính rộng rãi phổ biến hoặc nghiên cưú hay giảng giải, nên trong phạm vi giới hạn này, có thể nói hợp tình hơn là hợp lý. Tôi cảm xúc với công việc “chăn trâu” của chính mình, dù sao nó vẫn là bổn phận chính yếu của người tu, tôi muốn ghi lại đơn giản, trước là cho chính tôi như lời nhủ thầm, kế là cho các bạn đồng tu, công việc hữu hạn này, tôi dùng nó như lời tri ân bậc Ân Sư dày công un đúc, cha mẹ sanh thành, thí chủ nuôi dưỡng, quốc gia khó đền.

Việc làm này dù hạn hẹp, nhưng dẫu sao tôi cũng bày tỏ được phần nào tâm huyết với Phật pháp, một chút lòng với bạn hữu, và hết cả tấm lòng với chính tôi. Với khả năng giới hạn, trí hiểu biết thì sơ xài, khó tránh khỏi thiếu xót vụng về, ngưỡng nguyện các bậc cao minh phủ chính.

Khắp nguyện chánh pháp trường tồn, đèn tuệ sang soi, cứu độ đêm dài tăm tối.

Thuần Quán

Viết mùa đông 2010

LỜI NGỎ

Mỗi sáng thức dậy, cô công chúa ngây thơ đứng lặng người nơi vườn thượng uyển của vua cha, cô say sưa ngắm nh.n những hạt sương long lanh, mơ màng một xâu chuỗi ngọc bằng những giọt nước tinh khiết của buổi sớm vũ trụ.

Là công chúa, cô đâu thể chấp nhận chỉ là giấc mơ, đòi vua cha, bằng mọi cách cô phải sở hữu một chuỗi ngọc bằng hạt nước.

Bảng niêm yết được pha màu mưa nắng, điều mà thiên biến vạn hóa cũng không sao thực hiện nỗi, công chúa ngọc ngà không còn màng đến mọi thứ trên đời, vua cha như đứng ngồi trên lửa.

Bổng một cụ già tóc trắng như mây xuất hiện: “Thưa công nương già này có thể giúp cô mãn nguyện, nhưng lại ngặt vì đôi mắt hom hem, vậy muốn xâu được, tôi nhờ cô nhặt từng hạt nước, tôi sẽ xâu thành chuỗi cho cô.”

Từng hạt nước phủ phàng vuột khỏi tầm tay, thời gian trôi nhanh quá, ông mặt trời đã thức dậy, cô công chúa khóc oà giận dỗi.

Ôi giấc mơ trần thế! những giọt nước mong manh ấy, nắm bắt còn chưa được huống là thành chuỗi. Rõ là đầu bò! Cho đến khi u đầu sứt trán, ta mới vỡ lẽ, đầu bò đó là ta.

Nhưng cũng hay cho những đau thương tan tác cùng đường, nếu ai đó hữu duyên với Phật pháp lại là thế lợi tiên phong. Ánh sáng giác ngộ đánh thức giấc ngủ triền miên và hành trình tìm đạo tìm tâm diệu kỳ phát khởi; Tìm trâu là thuật ngữ riêng của mười bức họa chăn trâu vậy.

Người ta bảo - Thời đại này chúng ta cần biết càng nhiều càng hay sẽ giúp chúng ta trên mọi lãnh vực khi cần thiết, năm châu bốn bể, trên trời dưới đất, du lịch chiêm bái, đi ra cho thấy mặt trời mặt trăng. Tôi, kẻ phản bội thời đại, “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”, làm người quê mùa - CHĂN TRÂU.

XEM TIẾP:

pdf_download_2
Tranh Chan Trau Ngau Hung

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9171)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7736)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7009)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10506)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14301)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15382)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 12227)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6141)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11486)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11783)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !