Lời Dịch Gỉa

25 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13788)

BA THIỀN SƯ
Ikkyu Sojun - Hakuin Ekaku - Ryokan Taigu

Nguyên tác Anh ngữ:Three Zen Masters: Ikkyu, Hakuin, and Ryukan
Tác giả John Stevens - NXB Kodansha International in năm 1993 tại Nhật
Việt dịch: Cư Sĩ Nguyên Giác, 2003

(Lời Người Dịch: Tới đây là xong phần cuộc đời ba vị Thiền Sư lớn của Nhật Bản. Điều chúng ta ngạc nhiên là việc các sư có khi xem nhẹ giới luật. Rượu, và có khi cả nữ sắc... Trong khi giới lại là chìa khóa của tam học giới định huệ. Chỉ trừ một ít trường hợp người tu nhờ cực định mà đắc giới (định cộng giới), hoặc nhờ cực huệ mà đắc giới (đạo cộng giới), còn thì giới luôn luôn là bước đầu để học, để làm theo ba nghiệp của Phật. Ba vị Thiền sư nơi đây như dường nhấn mạnh tới ngộ trước. Chỗ này chỉ có thể giải thích rằng, nếu người tu mà giữ được giới, nhưng lại mang tà kiến, hiểu nhầm Phật pháp, thì kiếp sau vẫn có khi đi lạc, chưa chắc gặp lại Phật pháp... có phải đó là lý do cần phải có chánh kiến trước? Và vì sao đa số các Thiền sư lại nhấn mạnh là cần ngộ đạo trước?

Trì giới vẫn là cửa lớn của giải thoát. Đại Trí Độ Luận (tập I, bản dịch của Hòa Thượng Thiện Siêu) viết, “Trì giới là cửa ngõ sơ khởi của tám chánh đạo, cửa ngõ sơ khởi để vào đạo, chắc chắn đi đến Niết Bàn... Bồ Tát trì giới, thà tự mất thân, không hủy phá giới nhỏ, ấy là Thi La Ba La Mật...” Thêm nữa, trì giới còn có công năng giải nghiệp. Phần lớn chúng ta nghiệp xưa quá sâu dày, nên đọc vài trang kinh đã thấy buồn ngủ, ngồi thiền vài phút đã thấy loạn tâm, nên xem chuyện cổ nhân mà tưởng mình không bao giờ có thể làm thế nổi. Đây cũng là lý do để người tu lại cần kiên tâm giữ giới cho nghiêm, không để rơi chìa khóa của tam học. Tuy nhiên, nếu lỡ phạm giới, hay thấy mình nghiệp nặng thì cũng đừng sợ là hết chữa. Vì Phật đã nhiều lần dạy pháp sám hối trong nhiều kinh khác nhau. Đặc biệt, một lần Phật dạy rằng với tín tâm cực mạnh vào Phật-Pháp-Tăng, thì tâm người tu như tấm vải cấu uế khi rửa trong dòng sông sạch thì cũng được thanh tịnh sạch sẽ (Kinh Ví Dụ Tấm Vải, từ Trung Bộ Kinh, do HT Minh Châu dịch). Đây là chỗ để thấy rằng tội vốn thật là vô tự tánh, vì nếu tội có định tánh thì không thể sám hối nổi để mà tu hành.

Các vị Tổ ngày xưa khuyến tấn tu hành thường nói là không chịu tu thì "coi chừng thác vào thai trâu bụng ngựa." Thời nay, chúng ta chỉ cần nghĩ tới chuyện kiếp sau đầu thai vào bụng một phụ nữ Phi Châu hay Ả Rập là sợ rồi. Cơ duyên với Phật pháp đã có rồi, thì đừng để buông mất. Chúng ta đang thời mạt pháp, nên hầu hết đều nghiệp nặng, mà hoàn cảnh tu lại đầy gian nan, lực của cõi dục buộc chân người chặt hơn. Cứ bật máy truyền hình là thấy đủ thứ lôi kéo của cõi dục. Trong ba cõi, chỉ trừ nội viện cung trời Đâu Suất của Ngài Di Lặc, còn thì cõi nào cũng đáng sợ hết. Như khi xem bản tin Israel-Palestine mà lòng mình bênh phe này, hận phe kia, thì kiếp sau có thể sẽ rớt vào giữa cuộc tranh chấp đó liền, đâu có biết rằng các chúng sanh đó đều là cha mẹ nhiều đời của mình, và các lẽ phải trái đúng sai của đời hoàn toàn không liên can gì tới đạo cả, mà cũng chỉ là lực của cõi Dục thôi, biến hiện sinh diệt như mây trên trời, như sóng mặt nước. Đã là mây nổi, là sóng trào thì làm gì có phải trái đúng sai... mà mình cứ khởi tâm phân biệt hoài. Hay như khi xem một quảng cáo TV, đột nhiên mong muốn có xe đẹp, nhà to... thì đây cũng là niệm buộc mình chặt hơn vào cõi dục. Mà thử nghĩ xem, 24 giờ trong ngày, có gì mà không lôi buộc mình vào cõi dục? Mình buông thả phạm giới thì sẽ hỏng, mà khi chống cự mà chống sai thì cũng hỏng.

Thí dụ, như hốt nhiên khởi niệm, phải chi mình trúng số để xây vài ngôi chùa ở Sài Gòn. Tâm này là tâm cõi dục, dù là tâm thiện. Nếu không đủ phước lực cho kiếp này trúng số, thì sau kiếp này, chúng ta có thể sẽ đầu thai vào nhà một ông triệu phú ở Chợ Lớn (cũng một hình thức trúng số) và rồi khởi tín tâm đi xây chùa, nhưng mặt khác lại có thể sẽ đi lạc trong các cơ hội kinh doanh làm ăn giữa cõi dục. Nhưng ngay khi khởi niệm xây chùa, một hành vi hộ trì chánh pháp, mà mình cứ đè nén tâm này xuống, thì lại mất thiện căn, kiếp sau khó gặp lại pháp Phật. Mới biết, hễ có với không, hễ thiện với ác đều là sai lệch.

Hay thí dụ khác, như khi xem phim bộ Hồng Kông, chúng ta thấy cô tài tử xinh đẹp, bèn mê liền. Kiếp sau, nếu không có nhân duyên nào khác can thiệp (mà phải mạnh hơn), thì ta có thể đầu thai vào bụng một phụ nữ ở Hồng Kông, hay Đài Loan, nơi thế lực, ảnh hưởng và quyến thuộc của cô tài tử này đang bao trùm. Nhưng nếu khởi tâm xua đuổi hình ảnh cô này ra khỏi tâm mình, xem đó như là đối thủ thì lại buộc tâm mình theo chiều nghịch lại. Kiếp sau, có thể sinh vào một gia đình Nho Giáo cổ hủ Hồng Kông, thù nghịch các loại phim lãng mạn.

Có một công án nổi tiếng trong Thiền Tông, chuyện một bà lão bảo cô con gái thử một vị sư bằng cách ôm chặt thầy này. Trong đời thường hiện nay, chúng ta thế nào cũng sẽ gặp những hoàn cảnh tương tự như thế. Thí dụ, khi mở TV xem, tình cờ thấy cảnh trai gái gợi dục, thì đối trị ra sao? Buông lung theo cảnh này, thì sẽ rớt sâu thêm vào cõi dục. Còn đàn áp tâm này, mà không đúng pháp thì chỉ như lấy đá đè cỏ, cũng sẽ bị buộc vào cõi dục theo chiều nghịch. Khi vị sư trong công án nói rằng tâm sư như “cây khô, tro lạnh,” thì bà lão chê là sư tu hỏng rồi, không phải là tâm giải thoát, vì cỏ nào có chết đâu, nó vẫn buộc mình chứ. Diệt niệm như thế là lạc đường rồi. Lấy thí dụ, thay vì vị sư đó, mà lại là một em bé 4 tuổi, khi xem TV hay khi được cô gái trong công án ôm thì em bé đâu có khởi niệm phân biệt kiểu thế đâu, mà bé chỉ khởi niệm theo kiểu một em bé; dù bé không sai trái, nhưng cũng chưa là niệm giải thoát. Và hiển nhiên, ở một chiều nghịch lại, ai cũng biết, hễ mà phóng dật thì là hoàn toàn đi lạc. Nghĩa là: giữa sông sinh tử, đứng lại thì chìm liền, mà bước tới thì bị cuốn trôi.

Chỗ này, chính Phật đã dùng ngôn phong Bát Nhã để dạy: “Không đứng lại, không bước tới, ta vượt qua bộc lưu.” Bộc lưu là dòng sông sinh tử, dòng tham ái. Trong Tương Ưng Bộ Kinh tập I, chương I, bản dịch của HT Minh Châu, phẩm Cây Lau, ghi như sau:

[Bắt đầu trích kinh]

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc). 

Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn: 

-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu? 
-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu. 
-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu? 
-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu. 
(Vị Thiên): 
Từ lâu, tôi mới thấy 
Bà-la-môn tịch tịnh. 
Không đứng, không bước tới, 
Vượt chấp trước ở đời.
Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Đạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.

[Hết trích Kinh]

Trong mọi trường hợp, điều tốt nhất cho người tu vẫn là tinh cần sám hối, kiên tâm tu giới định huệ, khởi Bồ Đề Tâm, phát đại nguyện, tu vô lượng pháp, làm vô lượng công đức... để sẽ không bao giờ đi chệch đường nữa. Cũng nên ghi nhận, sư Hakuin có nhấn mạnh về yếu tố giữ gìn sức khỏe. Đây là một điều cực kỳ quan trọng trên đường tu, mà ai cũng có thể nghiệm thấy dễ dàng. Khi cơ thể bệnh, đau đớn, thì tâm khó định, dễ loạn tâm. Không cần nói tới bệnh nan y, chỉ cần nói tới nhức răng, đau mắt cũng thấy phiền não rồi. Thêm nữa, chúng ta cũng có thể nghiệm theo chiều nghịch. Mỗi khi có chuyện thật buồn trong đời, tâm mình loạn động mà không biết làm sao đối trị, thì cứ ra công viên chạy vài vòng, hay ra hồ mà bơi chừng một giờ... thì tự nhiên lòng dịu xuống. Nhưng không ai nghĩ rằng chạy hay bơi mà giải thoát được sinh tử, chỉ là tạm thôi, chỉ là tạo điều kiện cho thân cường tráng để có sức tu tập... Chúng ta cũng có thể thử xem các phản ứng của tâm: thí dụ như để vài ngày ngồi xem TV coi tâm mình có dễ đối trị hay không; sau đó để vài ngày vừa xem TV vừa tập thể dục, như chạy một chỗ, hay chạy tới ba bước và lui ba bước, hay xen lẫn vừa chạy vưa nhảy xổm mà mắt vẫn dán vào TV... Ta có thể thấy tâm mình biến hiện ra sao trong các điều kiện của thân. Thì sẽ biết là tâm mình sẽ khó hay dễ điều thuận theo thân mình và môi trường chung quanh thế nào. Nên ăn ít để thiểu dục. Nếu thấy phức tạp, thì nên nghe lời Phật dạy là cần tìm nơi lan nhã, u tịch. Hay đem TV bố thí cho người khác luôn.)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Chín 2015(Xem: 11870)
Phật pháp có thiên kinh vạn quyển để hiển bày Tâm hay tánh Không của vạn pháp, để hướng dẫn con người giác ngộ, giải thoát. Giải thoát tức là ngộ ra sự trói buộc là không có thực chất, không có thật, chứ không phải là xưa nay bị trói buộc rồi bây giờ mới tìm cách thoát ra. Ngã, Pháp đều không, thì ai bị trói buộc, có cái gì trói buộc ?
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6957)
Đây là hai vấn đề được thảo luận rất nhiều trong triết lý, cả Tây lẫn Đông. Chỉ nghiên cứu phần hiện tượng là Hiện tượng học (Phenomenology) của triết gia Husserl mở đầu cho các loại triết lý hiện sinh sau này (Existentialism).
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9168)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
20 Tháng Năm 2015(Xem: 5937)
Tiểu luận này của Đạo Nguyên nhằm phản đối quan niệm sai lầm rằng bản tánh của những sự vật như là tánh không thì chống đối lại hay loại trừ những hình tướng của những sự vật, hay hiện hữu tương đối.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14752)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
04 Tháng Năm 2015(Xem: 11255)
Bản dịch tiếng Việt “Thiền Vô Niệm” này đã được chúng tôi thực hiện vào năm 1987 từ bản văn tiếng Pháp “Le Non-Mental Selon la Pensée Zen” do Hubert Benoît dịch từ nguyên tác tiếng Anh, “The Zen Doctrine of No Mind” của cố Tiến sĩ D. T. Suzuki.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 7659)
Nhân đọc bài viết " Bất lập văn tự " của cư sĩ Nhuận Bảo và xem lời comment của một số Đạo Hữu xa gần thấy có đôi chỗ cần làm sáng tỏ thêm nên mạo muội viết bài này tới quý ban điều hành trang Web mong cũng được đóng góp đôi lời vào một vài vần đề mà tôi có chút tìm hiểu . rất hy vọng bài viết của tôi sẽ được đăng ngõ hầu tôi cũng có thể được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tri thức từ các Đạo hữu gần xa để giúp tôi mở mang thêm những hiểu biết còn hạn chế của mình trong quá trình tìm hiều phật giáo . trân trọng cảm ơn!
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115547)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.