Hình Ảnh

25 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 16698)

BA THIỀN SƯ
Ikkyu Sojun - Hakuin Ekaku - Ryokan Taigu

Nguyên tác Anh ngữ:Three Zen Masters: Ikkyu, Hakuin, and Ryukan
Tác giả John Stevens - NXB Kodansha International in năm 1993 tại Nhật
Việt dịch: Cư Sĩ Nguyên Giác, 2003

01. Thư Pháp của Ikkyu, “Ikkyu” (Một Ngưng). 
(Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Fujita, Nhật Bản)

bathiensu-01

Bài thơ trên tấm thư pháp này là:

Ánh sáng của Daito sắp tắt rồi.
Bây giờ, ai ở Núi Ryuho [Chùa Daitoku-ji] biết gì về y không?
Một ngàn năm sau, chỉ con cháu của Tokai [Ikkyu]
Sẽ gian nan giữ được tinh thần của y.

02 Bức thư pháp Khẩu Hiệu của Ikkyu: “Vào cõi Phật dễ, vào cõi Ma khó.” (Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Okayama, Nhật Bản)

bathiensu-02

Ý nghĩa câu này là bất kỳ ai cũng có thể đắc quả thánh khi sống bên các vị Phật, nhưng thách đố thực sự là thành tựu giác ngộ giữa những hỗn loạn, đau khổ và đam mê của đời sống

03 Tấm tranh vẽ hình nhà sư Trung Hoa Chin (Hoa: Ch’en), với thơ đề do Ikkyu. (Sưu tập tư nhân, Nhật Bản)

bathiensu-03

Nhà sư phạm thánh Chin đã từ chối bất kỳ những gì liên hệ tới các thế lực tôn giáo hay trần gian, kiếm sống qua ngày bằng cách đan dép rơm, nên còn có tên là “Dép Rơm” Chin. Mặc dù tấm tranh không ký tên, người ta suy đoán nhiều phần do Ikkyu vẽ. Thơ đề của Ikkyu ca ngợi Chin như một vị thầy chỉ lo về tâm mình:

Trà thô và cháo loãng giữ bụng sư khỏi đói,
Khi sư ngồi giữa xấp lá bấc vào cuối thu.
Sư đau lòng vì các sư trẻ không hiểu đạo,
Sư vui khi đón sương sớm trong bộ y xác xơ..

04 Bồ Đề Đạt Ma, vẽ bởi môn đệ của Ikkyu là Bokkei, với thơ đề bởi Ikkyu. (Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Okayama, Nhật Bản)

bathiensu-04

Chỉ vài nét đơn sơ và cô đọng, họa phẩm nơi đây hiển lộ Thiền phong kiểu Ikkyu. Thơ đề nhắc tới chuyện Huệ Khả đứng ngoài hang động của Bồ Đề Đạt Ma nhiều ngày trong tuyết để chân thành xin học đạo.

Ai khác có thể tự làm an tâm?
Xưa kia, Huệ Khả đứng ở Thiếu Lâm Tự
Không hay tuyết ngập quanh mình,
Trong khi Bồ Đề Đạt Ma ngó vách, không lộ mặt ra.

05 Ikkyu và Tình Nhân của Sư, Phu Nhân Mori.
(Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Masaki, Nhật Bản)

bathiensu-05

Trên chân dung của sư, Ikkyu viết:

Trong vòng Thiền này, toàn thân ta hiển lộ.
Đây thực sự là một tấm tranh của kiếp sau của Kido.
Nàng ca nhân mù của ta hát về tình yêu và làm cho lão bướng bĩnh này mỉm cười—
Một điệu ca với nàng dưới hoa thì hệt như vạn mùa xuân.
Kế bên tấm ảnh của Phu Nhân Mori, Ikkyu đã viết cho bà một bài thơ cảm động, mô tả mối tình từ tháng 5 tới tháng 12 của họ:
Trong khoảng cách giữa
Những giấc mơ sâu thẳm và giấc ngủ nhẹ nhàng
Ta trôi nổi và chìm đắm—
Không có cách nào để cầm giữ
Dòng nước mắt cay đắng ngọt ngào của ta.

06. Chân dung tự họa của Hakuin lúc 71 tuổi

bathiensu-06_0

Chân dung tự họa của Hakuin lúc 71 tuổi
(Bảo Tàng Chùa Shoin-ji, Nhật Bản)

Hakuin đang hiển lộ mặt nghiêm khắc của sư nơi đây, “trừng mắt như cọp, và chuyển động như bò mộng,” và sư trông như sẵn sàng tung gậy vào bất kỳ nhà sư lười biếng nào. Các tấm tự họa khác được vẽ với ít kềm chế hơn, với Hakuin tự mô tả mình như một thằng khờ mắt lé, một ông sư già cẩn trọng, hay một ông nội từ bi dịu dàng. Các chữ đề dài dòng là của Torei, môn đệ của Hakuin, và thơ đề phía trên đầu sư ghi các câu thơ thường được dùng bởi Hakuin để tự mô tả:

Trong một hội chúng của chư Phật,
Tất cả chư Phật không ưa hắn.
Trong một chúng hội của tà ma,
Tất cả quỷ ma căm thù hắn,
Lão già trọc lụ khụ này
Lại xuất hiện lên mặt giấy!

07. Gậy Đầu Rồng và Dây Tua, vẽ bởi Hakuin

bathiensu-07

Gậy Đầu Rồng và Dây Tua, vẽ bởi Hakuin.
(Bộ Sưu Tập Genshin, Hoa Kỳ)

Đây là một mẫu của inka, tức “văn bằng Thiền Tông,” mà Hakuin trao cho các môn đệ. Gậy đầu rồng và dây tua biểu tượng cho sự giác ngộ và thẩm quyền hoằng pháp Thiền Tông. Chữ đề như sau:

Mùa Thu (1758). Cư sĩ Sugizaki Jakuzen, ngụ ở Shirako tại Tỉnh Ise, đã phá đổ các rào cản dày đặc bằng việc nghe “Tiếng Vỗ của Một Bàn Tay.” Do đó, ta viết văn bản này chứng nhận thành tựu của y. Không phải người đã dồn tận lực bình sinh cho phần thưởng lớn lao này thực sự là một chiến binh can trường?

08. Hình Bồ Đề Đạt Ma, vẽ bởi Hakuin

bathiensu-08

Hình Bồ Đề Đạt Ma, vẽ bởi Hakuin.
(Bộ Sưu Tập Murray Smith, Hoa Kỳ)

Dòng chữ viết: “Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật.”

09. Quan âm, vị Bồ Tát Đại Từ Đại Bi, vẽ bởi Hakuin

bathiensu-09

Quan âm, vị Bồ Tát Đại Từ Đại Bi, vẽ bởi Hakuin.
(Bộ Sưu Tập Genshin, Hoa Kỳ)

Bên cạnh các tranh vẽ Bồ Đề Đạt Ma đầy nam tính, dữ dội, Hakuin cũng có các tấm tranh đầy nữ tính về yêu thương và từ bi, và đưa các phẩm chất này vào nghệ thuật Thiền Tông bậc thầy của sư. Dòng chữ viết: “Một biển phước thọ cho chúng sinh.”

10. Khẩu hiệu của Hakuin: “Thiền trong khi động thì một tỉ lần ưu thắng hơn thiền tĩnh tọa

bathiensu-10

Khẩu hiệu của Hakuin: 
“Thiền trong khi động thì một tỉ lần ưu thắng hơn thiền tĩnh tọa.” (Bộ Sưu Tập Tanaka, Nhật Bản)

11. Một pho tượng của Ryokan

bathiensu-11

Một pho tượng của Ryokan.
Tượng này đặt gần mộ của sư trong khuôn viên của gia đình Kimura, tại Tỉnh Niigata

12. Tờ Giấy Thực Tập Thư Pháp

bathiensu-12

Tờ Giấy Thực Tập Thư Pháp.
(Bộ sưu tập tư nhân, Nhật Bản)

Trong suốt đời sư, Ryokan hiến mình cho việc học thư pháp, và bây giờ thì ngay cả tờ giấy tập viết của sư cũng được trân quý như đại tác phẩm

13. Đại Bát Niết Bàn của Phật, vẽ bởi Ryokan

bathiensu-13

Đại Bát Niết Bàn của Phật, vẽ bởi Ryokan.
(Bộ sưu tập tư nhân, Nhật Bản)

Một họa phẩm Thiền hiếm hoi vẽ bởi Ryokan. Nét vẽ rất thơ ngây và hoàn toàn tự nhiên, và có pha vào một chút hài hước dịu dàng.

14. Am Gogo-an

bathiensu-14

Am Gogo-an.
Đây là một mô phỏng lại, xây trên khu ẩn dật của Ryokan trên Núi Kugami đầu thế kỷ này

15. Trong nội điện của Gogo-an

bathiensu-15

Trong nội điện của Gogo-an.
Có một pho tượng của Ryokan đặt trong hốc phòng, và kế đó là bàn thờ Phật

16. Khẩu hiệu của Ryokan: “Hãy kính già, và lo lắng cho bọn trẻ

bathiensu-16

Khẩu hiệu của Ryokan: “Hãy kính già, và lo lắng cho bọn trẻ.” (Bộ Sưu Tập Kimura, Nhật Bản)
Bức thư pháp này viết trong năm cuối cùng của đời sư.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9447)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9108)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7697)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6965)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10449)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14190)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15320)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 12126)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6090)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11411)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.