I- Lời Tiểu Dẫn

25 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8112)

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. PL. 2544 – DL. 2000

A. CHÁNH VĂN

I- LỜI TIỂU DẪN 

 

KHẮC IN LẠI SÁCH KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT

Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao ? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật". Người nhận thấy lý đó thì có thể thành Phật. Còn mê nó thì ta cũng không hề mất. Bởi tự tánh sâu lắng, bản tâm trong lặng, cao vút tồn tại một mình, cao vượt thoát không gì ngoài. Mới biết, tất cả hàm linh đều có đủ đức tánh Như Lai, do vì chúng sanh chướng sâu tuệ cạn, nên dùng hàng ngày mà chẳng tự thấy. Vậy nên Đức Năng Nhân thầy ta rất thương xót chúng sanh luân hồi mãi nơi khổ thú, một lòng vì việc cứu khổ mà dạy cho họ minh tâm kiến tánh. Cũng như nhà Nho chúng ta vì "thành đức" dạy cho người cùng tột lý tánh, chỉ là một đạo lý thôi.

Tôi có một người bạn tâm đắc, nhân nói với nhau: Chúng ta mang tên Tỳ-kheo, từ lâu đã kết chặt nghiệp tập huân nhiễm, tự bỏ của cải nhà mình đi làm khách lang thang, chẳng hay biết châu báu trong áo, không lạ gì chẳng thấy tánh ! Dù có mà người chẳng khéo nhận thấy tự tánh ấy mới ngầm khiến bậc Tiên đức trình thuật lại sách này. Bởi chẳng biết mình có khả năng ấy, đâu khỏi phạm vào lời răn nhắc: "Khi nói đến tâm tánh thì trừng mắt nhìn nhau ?"

Bản sách này, tôi được trưởng lão Chính Giám viện chùa Vĩnh Nghiêm tặng cho. Cuối lời tựa thấy có ghi: "Đời Lê, niên hiệu Chính Hòa thứ 19 (1698), in tại chùa Long Động", thì biết khoảng cách từ đời Trần đến đời Hậu Lê ít có người nhận được tông chỉ vậy.

Tổ sư Tuệ Đăng của chúng tôi sợ rằng càng lâu càng thất truyền, nên Ngài biên soạn tập sách này, cùng lời biện biệt để chỉ bày. Hãy xem bài tựa ban đầu, lời đơn sơ mà đầy ý vị, chất phác mà có văn vẻ. Chỗ trước thuật vừa khuyên người, lại mở bày nghĩa ẩn chứa sâu kín, nói thì gồm cả phước hữu vi, lời thì mang đầy hương vị kiến tánh. Đó là nghĩa tiếp nối bậc Thánh từ trước, mở mang cho người về sau.

Song, với người đồng đạo khi thưởng thức ý vị sách này, hoặc có nhận lấy được điều gì, thì cũng như một phen trợ giúp cho việc đi xa, lên cao, chớ cho rằng sách này không thể học theo mà phủ nhận đi. Đời nay đã cách xa, lời nói cũng bị mai một, sách này chẳng còn được lưu hành, nên nương theo bản cũ kính cẩn khắc in lại để truyền rộng ra. Nhưng bản cũ nét chữ đơn giản và cẩu thả, nay có tạm sửa lại cho đúng. Pháp sự này đã hoàn thành, tạm mượn ít lời vụng về để tỏ bày duyên khởi, đâu dám nói là Lời tựa !

 

Chùa Pháp Vũ, cuối thu năm Đinh Dậu 
Hậu học Tỳ-kheo Diệu Trạm
Kính ghi

Bản được cất giữ tại chùa Pháp Vũ, thôn Quảng Nội, xã Đồng Lại, tổng Đông Cao, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Mùa an cư kiết hạ, tại am Lan Nhã Thiền Dược, bên mé Đông chùa Hoa Yên, núi Yên Tử, Hòa thượng Tuệ Đăng Chân Nguyên hiệu san.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Chín 2014(Xem: 9441)
Tánh thấy là tánh giác biểu lộ nơi sự thấy. Tánh giác thì vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay thế nên tánh thấy cũng vốn sẵn, thanh tịnh xưa nay. Thế thì tại sao lại có ra cái thấy phiền não, sanh tử khổ đau? Cái thấy của chúng ta đã bị nhiễm ô bởi tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ… để thành ra các tướng sai biệt đến độ tranh chấp nhau không thể hoà giải. Đó là cái thấy sai lầm.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9102)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 7690)
Đốn ngộ tiệm tu là một vấn đề căn bản quan trọng trong Thiền tông, vì đó cũng là con đường Thiền tông. Thiền sư Phổ Chiếu (1158-1210) trong Tu Tâm Quyết nói:
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6956)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 10441)
Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14169)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 15313)
Thiền sư Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) Nhật Bản thế kỷ mười ba là một nhà cải cách tôn giáo, một Phật tử thành tựu, một tư tưởng gia sâu sắc và một người viết văn sáng chói. Tác phẩm chính yếu của ngài, Shōbō-genzō, viết bằng một thể văn phức tạp, cách tân, được yêu thích trong thời gian gần đây không chỉ vì những thành tựu triết lý của nó mà còn do sự tuyệt hảo văn chương của nó, thuộc về những bản văn Thiền được quý chuộng nhất.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 12112)
Chúng sanh mê lầm quên tâm chạy theo vật, hướng ra ngoài gọi là theo duyên, do đó bị cảnh duyên chuyển quên mất gốc, nhận lầm các pháp là thật có, nên gọi là cái thấy điên đảo. Điên đảo là cái thấy lộn ngược, cái giả cho là thật, cái thật thì không nhận thấy.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 6087)
Trong sự đi hoang nào đó của tư tưởng, cảm xúc, ngôn ngữ, thì bản chất của ngôn ngữ, âm thanh đều là vô thường, giới hạn, và không thật, vì nó không có thực tính độc lập, phải nương với nhau mà thành, nhờ vào căn, trần, thức mở lối nên mới hiện hữu.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 11408)
Đây là nhắc nhở cho tất cả về ý nghĩa "Đưa Tâm Về Nhà". Bây giờ mình phải ngược dòng lưu chuyển để đưa tâm về nhà. Như đã nói, hiện tại mình đang ở đây nhưng tâm mình thì đang lang thang ở quê người, đó gọi là xa quê, xa nhà, là mất gốc.