Mật Tông Tu Đạo Thứ Đệ Đại Luận

04 Tháng Tư 201515:10(Xem: 7702)
MẬT TÔNG TU ĐẠO THỨ ĐỆ ĐẠI LUẬN
Thượng Sư Tsong Khapa tạo luận
Pháp sư Pháp Tôn dịch sang Hán văn, Jeffrey Hopkins dịch sang Anh văn
Thích Pháp Chánh, Thích Pháp Quang & Huyền Thanh hợp dịch sang Việt văn
mat tog tu dao thu de luanPHẨM 1. TỔNG QUÁT
Chương 1: Lý do phát khởi lòng tin
Chương 2: Con đường đến Phật quả
Chương 3: Kim cang thừa
Chương 4: Bổn tôn Du già
Chương 5: Phương pháp tu trong Bốn Mật Bộ
Chương 6: Một mục tiêu là Phật quả
Chương 7: Nhật định về Bốn Mật Bộ
Chương 8: Tiến nhập Mật thừa
Chương 9: Sự tranh luận về Bổn tôn Du già trong Sự Mật và Hành Mật
Chương 10: Cấu trúc tổng quát
PHẨM 2: SỰ MẬT (KRIYA TANTRA)
Chương 11: Luật nghi
Chương 12: Chuẩn bị
Chương 13: Pháp tự khởi
Chương 14: Thỉnh trí tôn hiện tiền
Chương 15: Trì tụng Mật chú
Chương 16: Thiền quán không có sự trì tụng Mật chú
Chương 17: Thành tự Tất địa
PHẨM 3. HÀNH MẬT (CARYA TANTRA)
Chương 18: Dẫn nhập
Chương 19: Hữu tướng Du già
Chương 20: Vô tướng Du già
PHẨM 4. DU GIÀ MẬT (YOGA TANTRA)
Chương 21: Kinh điển căn bổn
Chương 22: Thệ nguyện
Chương 23: Quán sát Thánh tôn
Chương 24: Quán sát biểu tượng vi tế
Chương 25: Vô tướng Du già
Chương 26: Thành tựu Tất địa

Lời ngỏ

 

Thượng sư Tsong Khapa, trong cuộc đời hoằng pháp, đã sáng tác nhiều tác phẩm rất giá trị, thế nhưng trong tất cả những sáng tác đó, chỉ có hai tác phẩm tiêu biểu được xem là vĩ đại nhất:

(1) Lam Rim Chen Mo (Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) là một tác phẩm chung cho các hành giả Đại thừa hiển giáo và Đại thừa mật giáo, đã được phiên dịch toàn bộ sang tiếng Anh, với tựa đề The Great Treatise on the Stages of the Path to Enlightenment, và cũng đã được nhóm Lamrim Lotsawas phiên dịch toàn bộ sang tiếng Việt, với tựa đề Đại luận về Giai Trình của Đạo Giác Ngộ. Ngoài ra còn một bản tóm lược của Lam Rim Chen Mo Lam Rim Chung Ba, cũng do ngài Tsong Khapa soạn, đã được chúng tôi dịch sang tiếng Việt, với tựa đề Bậc Thang Giác Ngộ.

(2) Sngags Rim Chen Mo là một tác phẩm dành riêng cho hành giả Mật giáo, trong đó ngài Tsong Khapa đã trình bày cực kỳ thâm thúy và tỉ mỉ những pháp tu từ thấp lên cao, nghĩa là qua bốn giai bậc của Mật thừa, bắt đầu từ Sự mật, qua Hành mật, Du già mật, lên đến pháp tu tối cao là Vô thượng du già mật. Bộ luận này được chia là mười bốn phẩm, nhưng vì nội dung quảng bác thâm sâu, cho nên đến nay chỉ có sáu phẩm được phiên dịch sang tiếng Anh (Bốn phẩm 1-4 được phiên dịch bởi giáo sư Jeffrey Hopskin, với tựa đề The Great Exposition of Secret Mantra, và hai phẩm 11-12 được phiên dịch bởi giáo sư Thomas Yarnall, với tựa đề Great Treatise on the Stages of Mantra). Ngoài ra, tuy cũng có một bản dịch toàn bộ sang tiếng Hoa, tựa đề Mật Tông Đạo Thứ Đệ Quảng Luận, do pháp sư Pháp Tôn dịch vào năm 1935, nhưng văn chương rất cô động, tối tăm, khó

hiểu. Còn về phần tiếng Việt, cho đến hiện nay, vẫn chưa thấy có một bản phiên dịch nào xuất hiện.

Giáo sư Thomas Yarnall nói: “Mục đích chính của ngài Tsong Khapa soạn bộ đại luận Sngags Rim Chen Mo là dành cho những học giả và hành giả cao cấp trong Mật giáo Tây tạng. Vì thế, đây là một bộ luận rất cao thâm (Anh: very advanced treatise), đòi hỏi người đọc phải hao tốn rất nhiều công sức để có thể đào sâu, hiểu rõ chi tiết những vấn đề được thảo luận cùng những pháp tu tập được trình bày trong đây. Người đọc tối thiểu phải có một căn bản vững chắc về giáo lý và tu tập trong Đại thừa hiển giáo. Ngài Tsong Khapa đã nhiều lần nhấn mạnh trong quyển luận này là ngài mong muốn và đòi hỏi người đọc phải thấu rõ (hoặc ít nhất cũng phải rất quen thuộc) với những vấn đề Đại thừa hiển giáo mà ngài đã trình bày trong Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận (Lam Rim Chen Mo). Nếu không có những căn bản tối thiểu đó, người đọc chắc chắn sẽ rất dễ hiểu lầm (hoặc giả, hoàn toàn không nắm bắt được) những luận biện sâu sắc trong bộ Sngags Rim Chen Mo này.”

Sngags Rim Chen Mo được chia làm mười bốn phẩm. Bốn phẩm đầu, theo thứ tự: giải thích tổng quát, kế đến giảng về các pháp tu của Sự mật, Hành mật và Du già mật. Từ phẩm Năm đến phẩm Mười bốn đều là sự giảng giải chi tiết về pháp tu Vô thượng du già mật. Đề mục của những phẩm trong bộ đại luận như sau:

Phẩm 1: Nói tổng quát những thứ đệ tu tập khác biệt.

Phẩm 2: Thứ đệ tu tập của Sự mật.

Phẩm 3: Thứ đệ tu tập của Hành mật.

Phẩm 4: Thứ đệ tu tập của Du già mật.

Phẩm 5: Sau hiểu rõ đạo yếu và tu tập thừa sự, tu pháp chọn đất .

Phẩm 6: Thứ đệ nghi quỹ dự bị.

Phẩm 7: Thứ đệ tu tập cúng dường mạn đà la.

Phẩm 8: Thứ đệ tự nhập đàn thọ quán đảnh và khiến đệ tử nhập đàn.

Phẩm 9: Thứ đệ nghi quỹ “bình quán đảnh.”

Phẩm 10: Thứ đệ thọ ba loại quán đảnh và nghi quỹ kết hành.

Phẩm 11: Sự cần thiết thành tựu Bồ đề bằng hai loại thứ đệ song vận.

Phẩm 12: Thứ đệ sanh khởi.

Phẩm 13: Kiến lập tổng quát thứ đệ viên mãn.

Phẩm 14: Thứ đệ tu tập viên mãn lúc đầu, tu hành và đạo quả.

Bản dịch hiện nay được ra đời là do Thượng tọa Thích Pháp Quang, một hành giả Mật tông, vì lòng tha thiết mong muốn Mật pháp được quảng bá, cho hàng Phật tử Mật tông Việt Nam có được một tài liệu tu tập chi tiết chính xác, cho nên sau khi đọc được bản dịch của quyển Lam Rim Chung Ba (Bậc Thang Giác Ngộ), đã yêu cầu chúng tôi dịch bộ Sngags Rim Chen Mo sang tiếng Việt. Thoạt tiên, chúng tôi chỉ căn cứ vào bản chữ Hán của ngài Pháp Tôn, nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Sau đó nhờ tìm được ba quyển dịch tiếng Anh của giáo sư Jeffrey Hopskin là Tantra in Tibet (Phẩm Một), The Yoga of Tibet (Phẩm Hai và Phẩm Ba), và Yoga Tantra (Phẩm Bốn), thì công việc phiên dịch mới trở nên dễ dàng và thuận lợi. Hơn nữa, chúng tôi cũng đã dựa theo cách chia mục lục của giáo sư Jeffrey Hopskin, phân mỗi phẩm thành nhiều chương, để cho người đọc có thể dễ dàng theo dõi nội dung của bộ luận.

Vì sự thâm sâu, chi li và phức tạp của Mật tông, về phương diện giáo lý cũng như phương diện tu tập, đòi hỏi cần phải có sự tham khảo và nghiên cứu vững chắc, cho nên sự phiên dịch toàn thể bộ luận sẽ đòi hỏi nhiều sự nỗ lực trong một thời gian lâu dài.

Hôm nay, tuy biết rằng công trình phiên dịch này vẫn còn rất nhiều thiếu sót, nhưng chúng tôi vẫn xin được mạo muội ra mắt bản dịch của bốn phẩm đầu. Hy vọng trong tương lai sẽ tuần tự ra mắt những phần sau của bộ luận thâm sâu vĩ đại này. Kính xin các bậc cao minh đại thiện tri thức từ bi chỉ chánh, mong cho những bản dịch trong tương lai sẽ trở nên hoàn thiện hơn.

Xin đem công đức này hồi hướng đến toàn thể pháp giới chúng sanh. Nguyện cho tất cả những ai thấy nghe đều khởi tâm hoan hỷ, đều phát tâm Vô thượng bồ đề, đều tu tập Phật pháp Tối thượng thừa, và đều chóng viên thành Phật quả.

Tiết Thanh Minh, năm Ất mùi, 2015

Tường Quang Tự

Thích Pháp Chánh




pdf_download_2
Mat Tong Tu Dao Thu De Dai Luan
Ý kiến bạn đọc
18 Tháng Mười 201911:46
Khách
Tác phẩm giúp cho người tu sáng tỏ những điều cầm tòm! Thành thật cảm ơn!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5127)
Ba loại giới hạnh giống như thanh kiếm của một chiến sĩ. Nó chặt đứt xiềng xích của những cảm xúc tối ám. Bạn nên có sự hồi tưởng, đúng đắn, tỉnh giác, và suy xét. Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.
13 Tháng Sáu 2016(Xem: 4278)
Kyabje Kangyur Rinpoche, Longchen Yeshe Dorje, sinh tại miền Đông Tây Tạng năm Thổ Cẩu (1898), và bắt đầu nghiên cứu Phật pháp và thực hành từ thời thơ ấu. Vị Thầy gốc của ngài là Jedrung Rinpoche, Trinle Jampa Jungne, của tu viện Riwoche, lừng danh về cách tiếp cận bất bộ phái, cũng như những buổi lễ và lễ hội hàng năm trong đó ba học viện chính của nó, thuộc các truyền thống Nyingma, Sarma và Taklung Kagyü dra-tsang, thường thực hành cùng nhau. Ngài được coi là một hiện thân của Namkhai Nyingpo, một trong hai mươi lăm đệ tử thân thiết nhất của Guru Padmasambhava (Liên Hoa Sanh), và những giáo lý ngài đã thọ nhân trong đời trước thì bây giờ, khi còn nhỏ tuổi, ngài bắt đầu tái khám phá như những kho tàng (terma).
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5231)
Pho tượng tuyệt đẹp của Tertön (gter ston) Orgyen Kusum Lingpa tại Lung Ngön Gön (rlung ngon dgon pa), Bhutan. Orgyen Kusum Lingpa là một vị terton (Khai Mật tạng) và hộ trì dòng truyền thừa trong Phật giáo Tây Tạng. Tên ngài có nghĩa là “Vị Hộ trì Điện thờ Tam thân của Đức Oddiyana Liên Hoa Sanh.”
29 Tháng Ba 2016(Xem: 4661)
Một đệ tử đã thỉnh cầu Lama Zopa Rinpoche ban lời chỉ dạy sau khi bản thân phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú và thân thể đang rất đau đớn khi xạ trị. Người đệ tử thân thương, trân quý, bi mẫn và ngọc như ý của thầy, Hãy tụng kinh Kim cương nhiều lần. Thầy cũng sẽ cầu nguyện, trì tụng và hồi hướng cho con ngay bây giờ.
07 Tháng Ba 2016(Xem: 7179)
Loài người chúng ta rất thích tổ chức các buổi lễ mừng: Tết nhất, tiệc cưới, kỷ niệm ngày cưới, ngày của Mẹ, ngày của Bố, ngày Valentine và nhiều dịp lễ khác. Nếu quán chiếu kỹ, ta sẽ thấy hầu hết những lễ ăn mừng này gây hại cho những chúng sinh quanh mình. Số lượng loài vật bị giết hại để phục vụ cho những buổi lễ này là không tưởng nổi. Nếu những chúng sinh tội nghiệp này có khả năng giao tiếp như con người, tôi khẳng định rằng chúng sẽ van xin ta không tổ chức ăn mừng, bởi niềm vui và hạnh phúc của chúng ta trực tiếp gây nên khổ đau tột cùng cho chúng. Bên cạnh đó, ta cũng biết rằng trong những ngày lễ hội, các tỉ lệ tai nạn, bạo lực, tội phạm và các bất thiện hạnh đều tăng vọt do việc tiêu thụ rượu quá đà và do những hành xử không kiểm soát.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 5887)
Việc thị tịch của Chatral Sangye Rinpoche đánh dấu sự chấm dứt của một kỷ nguyên. Bỗng nhiên chúng ta mất đi một lính gác nhiệt tâm canh giữ Phật pháp nói chung, Kim cương thừa nói riêng, và đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng và dòng truyền thừa Nyingma