Sự Phát Triển Và Thoái Hoá Của Phật Giáo Tại Miền Nam Châu Á

10 Tháng Năm 201100:00(Xem: 15441)


Sự Phát Triển và Thoái Hoá Của Phật Giáo Tại Miền Nam Châu Á

Tác Giả: M.Abdul Mu’min Chowdhury - Nhà Xuất Bản: London Institute of Asi


Trước thời kỳ Bà La Môn Giáo thịnh hành, các nước Nam Á đa số theo đạo Phật. Chư tăng Nam Á và các nhà doanh thương đã giới thiệu và truyền bá Phật Pháp đến các nước khác nhau trên thế giới, mặc dù vào thời điểm này Phật Giáo vẫn đang tiếp tục phát triển thành công tại các nước Châu Á, nhưng tại Nam Á, đạo Phật chỉ còn tồn tại một cách trộn lẫn mờ mịt sương khói với các tôn giáo khác trong ký ức của người dân vùng này. Trong khi đó, Bà La Môn Giáo Aryan trên đà tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong khi Đạo Phật dần dần có khuynh hướng thoái hoá và biến mất tại đại đa số các nước Nam Á ngày nay.

Hậu quả của lịch sử Phật giáo tại Nam Á giống như 1 mùa gặt hái màu mỡ phù du thoáng qua 1 lần trong khu vườn Bà La Môn Aryan, có lẽ vì lý do đặc biệt này, giám đốc học viện Nam Á, Usman Khalid đã quyết định xuất bản tập sách của M.Abdul Mu’min Chowdhury.

Tác giả, M.Abdul Mu’min Chowdhury, trước từng là giảng viên Đại Học và nghiên cứu gia, Đại học Nông Nghiệp tại Mymensingh cũng như giảng viên trường đại học cộng đồng London, đã nghiên cứu sâu sắc lịch sử Phật Giáo vùng Nam Á và tường thuật chi tiết kỹ càng, lý do nào mà 1 tôn giáo tuyệt vời như Đạo Phật lại biến mất ngay trên chính vùng đất đã khai sanh ra nó, mặc dù Phật Giáo vẫn tiếp tục trãi rộng và đơm hoa kết trái ở phần lớn các nước Đông Á. Sự phát triển và thoái hoá của Phật Giáo tại vùng Nam Á trong lịch sử có nhiều tài liệu chứng cớ thăng trầm rõ ràng.

Các sinh viên khoa xã hội học tại Bangladesh và các nước khác không mấy gì khó khăn trong các công trình tìm kiếm và nghiên cứu về lãnh vực này, dựa vào những dữ kiện văn bản lịch sử Phật Giáo tại vùng này.

Theo chú thích của nhà xuất bản, tập sách “Rise and Fall of Buddhism in South Asia.” Đã chỉ ra những điểm chính yếu tại sao Phật Giáo lại biến mất trong vùng Nam Á trước sự xâm lăng và tàn phá của Bà La Môn Giáo Aryan. Tuy nhiên giới cầm quyền Bà La Môn Giáo vẫn dùng Phật Giáo như là 1 điểm tựa để thu hút sự chú ý của thế giới và dân chúng nằm đẩy mạnh cho nền hoà bình lâu dài và phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội ở các nước Nam Á. 

Theo lời của tác giả:” trong công trình nghiên cứu và thu thập tài liệu về quá trình tiền triển của Phật Giáo, sự biến mất, sự tăng trưởng, tôi đã tìm được những bằng chứng ngạc nhiên và bất chợt của tôn giáo tuyệt vời này qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử Nam Á. Đọc giả có nhiều cơ hội để tiếp xúc với những chứng cớ hiện thực và các công trình khảo cổ rõ ràng của các nhà khoa học nhằm nhận thức rõ sự biến mất của Phật Giáo và sự tiến hóa cuả Bà La Môn Giáo cũng như Ấn Độ Giáo thông qua tập sách và khung cảnh địa lý của các nước vùng Nam Á.”

Cũng theo lời tác giả, ông M.Abdul Mu’min Chowdhury:” Dưới ánh sáng mập mờ và lộn xộn truyền thống cổ truyền của địa thế khu vực Nam Á, Người đọc nên nhận rõ đâu là thực, đâu là hư, công bằng chấp nhận hoặc phủ nhận nội dung của tập sách này. Tác giả không mong đợi độc giả tỏ bất cứ thái độ khác biệt hoặc thiên vị đối với quyễn sách của ông ta.”

Quý độc giả có thể tìm mua tập sách thú vị, giàu chất lượng và lịch sử này qua ông MA Taher, điện thoại: 01912146527 và 01552311334.

Dương Tiêu Dịch.

04-05-2008 11:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 2014(Xem: 8300)
...Điều cuối cùng đáng nói nữa, là chẳng có tư liệu nào là chính xác hoàn toàn, do các vị kết tập sư viết sau cả 500 năm, và cũng khó tránh khỏi sự hư cấu, thêm bớt của hàng sa-môn hậu học. Ta học Phật, tu Phật là học và tu theo giáo pháp. “Khi Như Lai diệt độ rồi thì Pháp và Luật là thầy của các ông”. Và, “Ai thấy Pháp là thấy Như Lai!” Vậy, Pháp mới là quan trọng!...
13 Tháng Mười 2014(Xem: 6673)
Phật giáo được truyền đi hai hướng: một hướng đi về phía Nam Ấn, truyền qua Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, và Campuchia. Phật giáo truyền theo hướng này bằng ngôn ngữ Pali và được gọi là Phật giáo Nam Truyền. Một hướng khác đi về phía Bắc Ấn qua A Phú Hãn (Afghanistan) đến Trung Hoa. Từ Trung Hoa, Phật giáo truyền đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
26 Tháng Chín 2014(Xem: 9253)
Đức Phật - The Story of Siddhartha Gautama là một phim tài liệu của PBS thực hiện bởi nhà làm phim từng đoạt giải thưởng David Grubin và lời thuyết minh của tài tử điện ảnh Richard Gere, kể câu chuyện về cuộc đời Đức Phật... Phim nói tiếng Anh
03 Tháng Chín 2014(Xem: 11990)
Năm 2010, tại Sài Gòn diễn ra đại hội “Con gái đức Phật” quy tụ hội chúng tỳ-khưu-ni và cận sự nữ Nam Bắc tông trên khắp thế giới về tham dự. Tôi không biết gì về nội dung cũng như hình thức đại hội ấy, nhưng cụm từ “Con gái đức Phật” tôi nghe sao nó dễ thương, bình dị và rất gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Từ đó, tôi khởi tâm biên soạn một cuốn sách để giới thiệu về những vị Thánh Ni và những cận sự nữ có hành trạng đặc biệt và thù thắng thời đức Phật và đặt tên đầu sách là “Con gái đức Phật”.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 24421)
Đây là bộ sách nói về cuộc đời đức Phật Thích Ca từ khi ngài Đản sinh đến lúc ngài Nhập diệt, qua lối văn kể chuyện vừa “giàu tính văn chương nghệ thuật vừa đầy đủ những chi tiết khách quan và trung thực nhất về cuộc đời đức Phật”.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 6466)
Phật Tổ Đạo Ảnh, đúng theo danh xưng là một tác phẩm miêu họa pháp tướng cùng ghi chép đạo hạnh các lịch đại Tổ sư Ấn-độ và Trung Hoa, mong để lại cho kẻ tu hành đời sau những tấm gương soi, không ngoài ý nghĩa “kiến hiền tư tề”, tức nhằm mục đích khích lệ mọi người trông thấy gương các bậc thánh hiền mà khởi tâm nối gót theo .
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 5227)
Sau khi viết bài “Những chi tiết dị, đồng về đức Phật lịch sử”, BBT. Thư Viện Hoa Sen gợi ý tôi xem lại trang Wikipedia Tiếng Việt cùng một đề tài liên hệ. Xem xong, tôi nghĩ, mình không dám và cả không có khả năng thò tay vào đấy để sửa hay điều chỉnh được; vả lại đấy là công việc của các nhà nghiên cứu, họ có chuyên môn về cách làm hơn. Tôi thì xin chịu. Do vậy, tôi bèn copy lại, dựa theo trang Wikipedia ấy, rồi thêm chỗ này, bớt chỗ kia, dĩ nhiên là theo chủ quan kiến thức Phật học của mình.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 6000)
Sau khi bộ đại sử đức Phật Sakyā Gotama “Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt” 6 quyển, 3000 trang được in ấn và phổ biến trên các trang mạng Phật học, được đọc lại trên các trang Pháp Âm, và được độc giả đọc nhiều nhất là “thuvienhoasen.org” ở Mỹ và “quangduc.com” tức là Tu viện Quảng Đức ở Úc – tôi, tác giả, nhận được khá nhiều câu hỏi về những chi tiết lịch sử, có những dị biệt, mâu thuẫn nơi này và nơi khác.