VỚI BÀI KỆ THỊ TỊCH
Như Hùng
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, vị thiền sư ni đầu tiên, người trưởng lão ni tuyệt vời, còn lưu lại bài kệ thị tịch, những lời nói sau cùng, những lời nhắn bảo cuối cùng, những lời nói thật, gây chấn động mãnh liệt nơi nội tâm, thức tỉnh chúng ta trên dòng sinh tử, để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và mai sau. Ni Sư Diệu Nhân, và cũng là vị nữ sĩ ban đầu trong nền Văn Học Việt Nam. Dù chỉ một bài thi kệ, nhưng với một bài thôi, một lời thôi, những lời nói như nhiên, tự nhiên, những xác quyết rõ ràng về nguyên lý chân thật của kiếp người. Chừng đó, chỉ chừng đó, với chừng đó, cũng đủ bặt ngôn trọn ý, phủ trùm lên cõi tử sinh vô tận, đong đầy kín lối nẽo nhân gian, đưa đường dẫn lối chúng ta, từ sông mê bể khổ, tìm về bờ giác.
Sanh, lão, bệnh, tử, là danh từ trong nhà Phật, không phải sản phẩm của Đạo Phật. Đó là nguyên lý tự nhiên, lẽ thường, vốn như thế, sẵn như vậy, có như vậy, và như vậy, không gì có thể làm thay đổi, không ai có thể mặc cả trả giá, vì là như vậy, chỉ có vậy, nên phải như vậy, chỉ vậy mà thôi.
Bài thơ ấy, lời thơ ấy, thi kệ ấy, khiến ta nhìn thẳng, trực nhận thẳng vào thực tại, sáng tỏ trên dòng nhân sinh, hòa nhập với qui luật tự nhiên, hẳn nhiên của kiếp người, đất trời thi nhau phổ nhịp, thuận theo duyên theo, những nổi trôi đẩy đưa, vươn lên thoát khỏi thân phận mong manh, thong dong về miền xa thẳm, cuốn hút ở trời không, phổ giai điệu lên từng cung bậc, mở ra phương trời lắng đọng, một cõi thênh thang rộng mở.
Những biến đổi ở nhân gian, vô thường dẫn đưa luân chuyển, lối về đọng khói sương nhạt nhòa, gió mây che kín trên từng đi lại, đất trời ôm quyện, lặng lẽ trôi theo tháng ngày, gõ lên từng tâm cảnh, vỗ trên từng biến động của kiếp nhân sinh. Có rồi không, không rồi có, đợi với chờ, mê lộ của tâm thức, hai bờ hai ngã, tử sinh, mê ngộ, cứ thế đong đầy dâng cao choáng ngợp, chồng chất lên phủ kín đường về. Những nắm bắt, chôn dấu, những mịt mùng không lối thoát, bỏ buông trên từng hoang dại, những đuổi xô níu kéo, những gọi mời rộn rã, để tìm cho mình một sinh lộ, một lối đi, một nẽo về, sự tự tin vững chắc làm hành trang. Những nghĩ suy hành động phù hợp với chân lý, một sự nhận thức vượt trội, sống an nhiên với ngút ngàn biến động là điều tối cần, lúc nào và bao giờ mới có được?
Lời thơ đó, sự dứt khoát rõ ràng và trong sáng, nhẹ nhàng và bất tận, một sớm mai bình minh trổi dậy, xô đẩy bóng đêm, đẩy lùi bóng tối, khoát lên tâm thức trinh nguyên, sự an lạc thường hằng. Sợi nắng soi mình qua khe hở, giọt buồn rụng xuống nhân gian, lời thơ chắp cánh trên từng đi lại, cõi nhân sinh sâu thẳm đợi chờ. Bốn chặng đường sinh, lão, bệnh, tử, phải tới, phải đi, phải bước qua, có chặng nào ta trốn được. Vậy phải thích nghi, dấn bước, tùy duyên hành xử, duyên đến duyên đi cứ mặc cho duyên xoay vần. Điều quan trọng, là những tác tạo huân tập vào chủng tử, sự tỉnh thức và giác ngộ, hành trang cưu mang nặng hay nhẹ, có hay không, nhiều hay ít, chỉ có chính ta mới đủ thẩm quyền định đoạt. Đi trong hoàng hôn tái tê, với mưa buồn nặng hạt, rả rích đong nhớ đầy thương, gió mây gầm thét, hay đi trong bình minh nắng ấm, với hư không lồng lộng, an lạc phủ vây thường hằng, hơi thở an nhiên trong dòng luân chuyển, sanh, già, bệnh, chết, như nhịp cầu lộng gió, hương trần gian thắm đượm nẽo nhân sinh. Ở đó, và lúc đó, với tuyết sương, với mây trời lãng đãng, trên từng hoang dại, dấu chân xưa nhạt nhoà, tâm thức còn sót lại, tứ bề ngăn cách, quá khứ tương lai, hiện tại bây giờ, cuốn tận ở trời không. Ta đang tìm sự sống, một sự sống trong giá lạnh đơn côi, trong cõi nhân sinh bất tận, sự sống thật cần thiết, sự sống đúng nghĩa, đã là sự sống thì lúc nào cũng cần để sống, phải sống, một sức sống vươn cao, vượt ra ngoài thường tình.
Bài thơ đó, lời kinh đó, thi nhau gõ nhịp, in dấu trên từng tâm thức, bay bổng lên từng thận phận, sương khói mong manh, dòng đời, dòng thời gian, trông xa về cố quận, tâm thức trổi dậy, nhịp sống của hôm qua và bây giờ, khúc ly biệt não nề vấn vương, sầu lo xa xăm tìm về chốn củ. Trong sự sống luôn ẩn mình cái chết, trong cái chết có mầm mống của sư sống, chết không còn là nổi đau mà là sự sống tiếp nối, đây là điều tự nhiên đương nhiên như thế. Lời kinh ấy, phá vở tâm thức đi lại, nổi trôi, lo lắng, khổ đau, biến thành thức giác, sự nhận biết tinh tường sáng tỏ, xuyên suốt qua từng tâm cảnh, sự bừng tỉnh hoát nhiên, đẩy xô phá sạch những ủy mỵ thường tình, những đắm nhiễm khó buông, những lọc lừa dối trá, làm vơi đi não phiền ngày đêm gặm nhắm. Nó như liều nổ cực mạnh, đánh thẳng, xông vào tới tấp, làm khiếp đảm run sợ, làm vỡ tung, ngã sập đổ nhào tất cả. Khơi dậy sự sống, sức sống trong từng muôn một, ở đó, sự khẳng định, xác quyết đanh thép về thân phận của con người, lẽ thường của sanh, già, bệnh, chết, chân lý tối hậu về thực tại.
Lời thơ ấy, điểm hương sắc trên dòng thời gian, tuôn lai láng trên đỉnh non cao, chảy xuống cuộc đời, làm ấm lòng người, mở bung cánh cửa thực tại nhiệm mầu, mà quanh năm suốt tháng, mãi miết với bận rộn, lo toan, từng phút giây đắm chìm trong mộng mị khổ đau, đời sống bất tật, chưa bao giờ ngừng nghĩ. Ở đó, đàng sau đó, trong đó, là những vỗ về an ủi, những nhắn bảo ngọt ngào, những lời thì thầm vang vọng, có lúc thét gầm, như một thứ âm thanh làm rung màng nhỉ. Công án, mật ngôn làm kinh khiếp, đinh tai nhức óc, mà công năng cảnh tỉnh, chỉ ra những lầm chấp, làm cái tâm thêm sáng tỏ, sự bình an tĩnh lặng tuyệt vời, hoán chuyển bao nổi trầm luân tìm về giác ngộ.
Lời thơ đó, dư âm xưa còn đọng lại, siêu việt lên từng tâm thức, mở ra cõi nhân gian sâu thẳm, thôi thúc bay bổng lên từng thân phận, thắp sáng hiện hữu, phong kín từng lối đi lại mông lung, xóa mờ nhân ảnh, như ánh dương quang xua đuổi bóng đêm, đẩy lùi bóng tối, phủi sạch mê mờ che kín.
Bài thi kệ ấy, chạm thẳng vào nội tâm thâm sâu, mở ra phương trời sáng tỏ, chặng đường sanh, già, bệnh, chết, như xa vắng nhạt nhoà, đong đầy sức sống cho hiện tại và bậy giờ, tràn đầy sinh lực theo tháng năm, đưa người phương xa trở về cố quận, kết thành luồng sinh khí mới, khai thông, mở đường chỉ lối. Trong mỗi chúng ta, đều có sự giác ngộ giải thoát cho riêng mình, nổ lực để làm nó thức dậy, thuận theo như thế, duyên theo như thế, tu tập như thế, vượt qua như thế, cứ thế mà thong dong đến đi, nhẹ nhàng cất bước, an lạc mĩm cười, sáng soi hành trình vượt thoát, nương bè qua sông tìm về bến giác.
Bài thi kệ đó, vẫn sừng sững hiên ngang, lồng lộng, trong dòng chảy của Thiền Việt Nam, liên tục công phá thành trì mê vọng, quét sạch những trì trệ chướng ngại, những ràng buộc cột chặt, những khuấy động, níu kéo trong ta, quật ngã mọi lo toan trong từng tâm cảnh, đánh đổi với thời không, mưa buồn nắng quái, với ngút ngàn phiền não khổ đau, những bận rộn với tháng ngày chồng chất, một sự mở tung cởi trói, đưa ta vượt ra ngoài hệ lụy.
Khi biết nhận chân, tu tập trong đời thường, trong sự bận rộn của đời sống, trong những biến động chuyển dịch của từng thân phận, tâm cảnh, hoán chuyển, đổi thay, vượt lên cũng từ trong cuộc đời này, trong từng tâm cảnh, trong từng nghiệp quả, số phận này, thắng duyên, nghịch cảnh, khổ đau, khó khăn thiếu thốn mọi bề, đều phải vượt qua, phải vươn lên. Sanh, già, bệnh, chết, là lẽ thường, ta cần làm chủ điều tự nhiên đó, nó vốn như vậy, nhưng do ta khuấy động lên, dính vào, níu lại, cầu cạnh, chạy nhảy lăng xăng, tìm kiếm lung tung, đào bới khắp chốn mọi nơi, vái lạy mười phương. Đây là điều cần xét lại, thông thường ta bám vào đó, rồi ra công gắng sức bồi đắp, vẫy vùng, đập phá, “trên đầu còn chồng thêm một cái đầu nữa” sao không để nó ở nguyên vị như chính nó đã ở, đang ở, ta chỉ việc minh mẫn dõi theo, trông thấy rõ ràng bản thể như thật của nó, tức khắc ta nhẹ nhàng thong dong, không cần phải làm gì cả, “mím miệng ngồi yên”. Những ra công gắng sức đó, những đập phá vẫy vùng đó, những nghĩ suy tìm phương bày kế, càng làm cho ta nhọc lòng mệt óc, rối mù, rối tung, mà không có kết quả, khi ta mê, ta đau khổ, ta tìm khắp chốn mọi nơi, gõ mọi cửa, làm mọi thứ, nhưng khi ngộ, khi tỉnh, thì không còn điều gì để phải lo toan, mê với ngộ không còn ranh giới, như đường tơ kẻ tóc, cuốn phăng hất trọn, nhẹ nhàng bất tận.
Trong môi trường tu tập, thì ba tu (tu chợ, tu nhà, tu chùa) tu ở cảnh đời, tu trong phiền não thi phi, tu trong từng mảnh thương đau, trong sự bon chen tướt đoạt, tu trong sự bận rộn của đời sống, tu trong tâm cảnh thiếu phước, nghịch duyên, đầy biến động, tứ bề oái ăm, khổ đau bận rộn đến độ dư thừa. Nếu thường xuyên mài dũa tinh luyện, tỉnh thức từng phút giây, nhận biết quán chiếu tinh tường, thì sự tác động bùng lên đến thật nhanh, vì nhờ vào môi trường cùng tâm cảnh đó trực tiếp gây ảnh hưởng, sự tác động mới thấm sâu, công năng phá vỡ mới nhiệm mầu. Trong ba tu, thì tu chợ là sâu dày, vì có nhiều tâm cảnh, thường xuyên đối diện, tâm thức luôn đổi thay, một khi biết chuyển hoá, một lòng chuyển hoá, vựt dậy được thực trạng, quán chiếu thật sâu, thở thật nhẹ, thật kỷ, thật sâu lắng, thì kết quả sẽ nhanh không ngờ, do vì trực tiếp thọ nhận, những trãi nghiệm qúi báu, đi thẳng đến thẳng vào tâm thức, nên thành công nhanh hơn, cái ngộ dễ đến dễ đọng lại.
Thân khổ nhưng tâm không khổ, thân dính bụi nhưng tâm không dính, thân nhiễm nhưng tâm không nhiễm, kiên cường trong suy tư và hành động, trong nghĩ suy phán xét, nên một khi có được sự giác ngộ thì rất tuyệt vời. Đứng ở bên ngoài, nhìn từ bên ngoài, thấy từ bên ngoài, thì là như vậy, tràn ngập phiền lụy, bao nỗi đớn đau, trôi nỗi bâng khuâng, lên thác xuống gềnh, nhưng nếu biết buông, một lòng vượt thoát, thì đâu đó đều rụng xuống, đều vở tung, đều tuyệt vời. Một khi nhận chân ra được, thường xuyên gìn giữ, nó trở thành chất xúc tác mãnh liệt, chất keo sơn gắn bó, nhờ những tra vấn đánh động liên tục, không phút giây ngừng nghĩ, nên thu ngắn được lộ trình.
Nhưng nếu sống ở môi trường có nhiều thuận duyên, ít nghịch cảnh, ta dễ sanh tâm lý ỷ lại, nương tựa, sinh giãi đãi biếng lười, khi đầy đủ dư thừa, dễ sinh sự lạm dụng, nghịch cảnh đến, dễ bị lúng túng, lệ thuộc, do không làm chủ tâm thức nên phó mặc buông xuôi, khi tình cảm, luyến ái, tham đắm phát sinh, nếu không biết kiềm chế, thì dễ dính mắc, sinh phiền não tiêu cực, bất lợi, phải biết vừa, biết đủ, biết xã ly. Tâm chưa được tinh luyện thì chưa sáng, thân thể chưa đau đớn thì dạ còn tối tăm, sanh đắm nhiễm che mờ, ngăn cách, không khéo ta chạy loanh quanh, lẫn quẩn với tháng ngày chồng chất. Ở đâu cũng vậy, tu ở đâu cũng vậy, tùy vào môi trường sống, ta mài dũa cái tâm, phủi sạch bụi trần, cần nhất là biết tu, phải tu, một lòng tu. Phướng động, tâm động, cảnh động, người động, thỏng tay vào chợ, thong dong trên mọi lối, được như vậy, mới là dấu hỏi lớn, và câu trả lời lớn.
Những bậc xuất trần, những hành giả đi trên con đường giác ngộ, không thấy cảnh, thấy người, không màng đến danh xưng, không chết trong quan niệm, chỉ có tâm giác ngộ đong đầy giác ngộ, rộng mở thênh thang, sự nở hoa của an lạc thường hằng, vốn không nằm ở thân tướng, tâm trạng, cảnh đời, mảnh khổ, tâm cảnh, giới tính, chủng tộc, tất cả quyện lại hòa đồng, thành một khối chân như thuần nhất, đồng nhất, không dị biệt, không ngăn ngại, cùng Phật tánh, bình đẳng trong tu tập và giác ngộ.
Khi cái tâm còn năng động, khi não phiền còn phủ vây, ngang trái đêm ngày còn tra tấn, ngập chìm trong ngút ngàn biến động, khi vô minh che mất lối về, những ước định đóng khung, những bảo tàng cất giữ, không tìm thấy sinh lộ, thì giác ngộ không có cơ may đến, không cơ hội tiến gần, ngoài tầm phủ sóng, vụt mất, đi mất, biết khi nào gặp lại.
Trong sách Thiền Uyển Tập Anh, Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích, ghi lại cuộc đời và hành trạng của thiền sư như sau:
Ni Sư Diệu Nhân (1042-1113) thế hệ thứ 17 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Tên húy là Lý Ngọc Kiều ở làng Hương Hải, Phù Đổng, huyện Tiên Du. Bà là con gái lớn của Phụng Càn Vương Lý Nhật Trung, được vua Lý Thánh Tông nuôi ở trong cung từ nhỏ, lớn lên phong làm công chúa. Ngôn hạnh đoan trang, thuần hậu, bà được vua gả cho người họ Lê, không rõ tên, làm quan Châu Mục ở Chân Đăng, chồng mất bà thủ tiết không chịu tái giá. Một hôm bà nói: “Ta xem tất cả các pháp trong thế gian đều như mộng ảo, huống gì những thứ vinh hoa phù phiếm mà có thể trông cậy được hay sao?”
Từ đó bà đi xuất gia, thọ giới với thiền sư Chân Không ở làng Phù Đổng, được thiền sư ban cho pháp danh Diệu Nhân, một bậc mẫu mực đức độ trong Ni chúng thời ấy. Vào ngày mồng một tháng sáu năm Hội Trường Đại Khánh thứ 4 (1113) đời vua Lý Nhân Tông, một hôm sư lâm bệnh gọi Tăng chúng đến đọc bài kệ thị tịch, sau đó sư tắm gội sạch sẽ, rồi ngồi kiết già viên tịch, thọ bảy mươi hai tuổi. Dưới đây là bài kệ:
“Sinh, lão, bệnh, tử Tự cổ thường nhiên Dục cầu xuất ly Giải phọc thiêm triền Mê chi cầu Phật Hoặc chi cầu thiền Thiền, Phật bất câu Uổng khẩu vô ngôn.” Dịch: Sinh, lão, bệnh, tử Lẽ thường tự nhiên Muốn cầu thoát ly Càng thêm trói buộc Mê, mới cầu Phật Hoặc, mới cầu Thiền Chẳng cầu Thiền, Phật Mím miệng ngồi yên.Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga dịch, Thiền Uyển Tập Anh, trang 235
Trong sách Thiền Sư Việt Nam, Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch bài kệ thị tịch, trang 163 như sau:
Sanh già bệnh chết Xưa nay lẽ thường Muốn cầu thoát ra Mở trói thêm ràng Mê đó tìm Phật Lầm đó cầu thiền Phật, thiền chẳng cầu Uổng miệng không lời.Từ cô công chúa đến thiền sư, từ nữ nhi cao sang quyền qúy đến bậc xuất trần, một bước nhảy tâm linh cao tột, như đường tơ kẻ tóc, như nhát kiếm chém phăng vào dòng nước không để lại dấu, cánh nhạn vượt trời không, lặng thinh phổ cập, một sự đến đi trong vô cùng không tận, không nghĩ chẳng bàn.
Đọc bài thơ trên, chiêm nghiệm từng lời từng chử, mỗi câu mỗi chử là cả một sự đánh động vào tâm thức, thấm sâu lắng đọng, một sự đập thẳng dội mạnh vào tâm ý, sự khẳng định xác quyết về chân lý như thật, sự có mặt của tướng trạng, sự biến đổi của vô thường, chặng đường sanh lão bệnh tử của kiếp nhân sinh, là sự hẳn nhiên, điều tự nhiên, là lẽ thường. Nhìn từ bình diện tỷ giảo, thước đo tâm thức, so sánh đối thoại, thì thấy như vậy, có cảnh có người, có sinh có tử, có khổ có đau, và cũng vậy có sanh nên mới có tử, có thân ắt có bệnh, có già đương nhiên phải có chết, không gì khác hơn. Ở khía cạnh tâm linh giác ngộ, nhận biết bản thể như thật của các pháp, thì không có tướng trạng, năng sở, đến đi, sanh diệt, còn mất, già chết, một sự thường hằng phổ cập, bất sinh trong sự sinh diệt, chân thường trong cõi vô thường, an bình trong sự biến động. Nếu không sinh thì lấy gì tử, huyễn thân thì lấy gì lão, bệnh, không đến thì lấy gì đi, không thêm chẳng bớt, vốn dĩ như vậy, không thay đổi, nếu đã như vậy, thì có gì để phải than trách, kêu gào, trốn chạy, lo toan? Không một ai thoát ra được, nên phải sống chung, phải đương đầu, một khi đứng lên, vượt lên được, thì không còn ranh giới biên độ, không còn nhân ngã bỉ thử, không cảnh không người, không mê chẳng ngộ, không cầu chẳng nguyện, không có gì cả, không lưu lại gì cả, lặng thinh thông suốt, chơn không diệu hữu.
Chỉ có giác ngộ phủ vây trong từng hơi thở, tịch nhiên, như nhiên chiếu rọi thường hằng, chân như hiện tiền, giải thoát đong đầy giải thoát, chư Phật vô lượng chư Phật, hằng sa chư Phật, Phật Tánh, Chân Như có mặt trong mỗi chúng sanh, bao trùm khắp cõi, khắp chốn mọi nơi, ở đó, có sẵn ở đó tự bao giờ, cầu ở đâu, tìm ở đâu, phương nào, chốn nào?
Trong các loài, chỉ có loài người biết mình sẽ chết, cái chết không còn là chuyện sẽ phải mà là nhất định, chắc chắn sẽ chết, chỉ là bao giờ và lúc nào, đến chậm hay mau. Như vậy, chết là điều hẳn nhiên không có gì để bàn cãi, chết như thế nào, chuẩn bị ra sao cho cái chết cũng không còn là điều quan trọng nữa, chết thật đẹp, thật nên thơ, chết bình yên an lành, chết nhẹ tưạ lông hồng hay nặng tựa thái sơn, mới là điều đáng nói. Vậy thì làm sao, đó là lẽ thường, tự nhiên không làm sao cả, phải làm là làm trong lúc sống, sự sống, sống ra sao, sống như thế nào mới là điều quan trọng, hành trang, chủng tử, nghiệp quả mang theo nặng hay nhẹ, mới là điều tối cần.
Sinh khởi và hủy diệt đan xen lẫn nhau, hổ tương, đi đôi với nhau, trong sự sống có sự hiện hữu của chết, trong chết có mầm mống của sự sinh, cứ thế chuyển tiếp nối đuôi qua lại, vòng quay của nghiệp quả, vô minh tham sân si dẫn chúng ta đi mãi miết trong luân hồi hổn độn, ngó quanh nhìn lại tứ bề, với phiền não khổ đau chồng chất. Chặng cuối đó không còn đường còn lối để đi, con đường của không đường, chỉ có lối đi của nghiệp quả do ta tác tạo, phải dùng tuệ giác quán chiếu, mới thấy đâu là đâu, đâu là bến bờ. Sanh tử là việc lớn, làm sao vượt lên, thoát ra chấm dứt mới là điều tối cần, thăng hoa đời sống, làm mới cái tâm, chuyển cái khổ, vượt lên số phận. Những trắc trở đắng cay lụy phiền, nhìn kỷ cũng chỉ là sự trả vay, những tác tạo từ trước, nên quyết lòng, bằng lòng giải quyết, không cách nào hơn, không làm gì khác được, than vãn trách móc không giải quyết được, không còn giải pháp, không gì thay thế, chỉ có đương đầu trực diện mới đổi thay, hoán chuyển được, an lạc trong từng suy tư tác tạo, lợi mình lợi người, lợi chúng sanh.
Thiền Uyển Tập Anh ghi: “Sư tu tập, hành thiền được chánh định, trở thành bậc mẫu mực trong hàng ni sư thời bấy giờ. Có người đến cầu học, sư tất dạy cho tập Đại Thừa”.
Sư nói: “Nếu trở về được nguồn tự tánh thì đốn ngộ hay tiệm ngộ cũng sẽ tùy đó mà thể nhận”.
Vào thời nhà Lý, Trần, sự ảnh hưởng của Lục Tổ Huệ Năng và Pháp Bảo Đàn, tạo thành một trào lưu lớn mạnh, danh từ tự tánh, đốn ngộ, tiệm ngộ, xuất hiện vào thời này.
Tự Tánh, bản thể như thật, Chân Như, Phật tánh, sự giác ngộ luôn có mặt, có sẵn trong mỗi chúng sanh. Từ vô thủy đến vô chung, từ khởi đầu đến cuối cuộc, vẫn như thế không hề suy giảm, ở đó, trong đó, sự sâu thẳm trùm khắp. Chỉ cần lắng đọng, buông bỏ, những lầm chấp mê hoặc, những phiền não si mê lũng đoạn, để cho ánh sáng giác ngộ trổi dậy, thì vô minh liền tan, bình minh lên thì hoàng hôn xuống, ánh sáng đến thì bóng tối biến mất, giác ngộ nổi lên sẽ đẩy lùi vô minh. Một khi nhận biết được tinh tường sáng tỏ, những tăm tối, không sáng suốt, tham sân si sẽ bị quét sạch cuốn trôi, lúc ấy chân như giác ngộ tức khắc xuất hiện, “Tất cả trí tuệ Bát Nhã đều từ Tự Tánh sanh” Lời của Lục Tổ Huệ Năng.
Trong Pháp Bảo Đàn, khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn trao pháp cho Lục Tổ Huệ Năng, ngài giảng kinh Kim Cang đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Ngay câu đó ngài Huệ Năng đại ngộ, thấy muôn pháp không ngoài tự tánh, không lìa tự tánh, liền thưa với Tổ rằng:
“Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp”. Thiền Sư Thích Thanh Từ dịchĐốn ngộ, chóng ngộ, ngộ tức thì, không đi qua giai tầng thứ lớp, ngộ chớp nhoáng như điện xẹt, ngộ tức khắc, thật nhanh thật lẹ thật mau, không chần chừ so đo, đến tức thì, đến thật nhanh đến thật lẹ thật mau, không một sát na phút giây nào thư thả, đến một cách sung sướng chấn động thân tâm, chạm tức thì vào bản thể vi diệu của giác ngộ. Tiệm ngộ, ngộ một cách từ từ, đi qua thứ lớp, đi qua chặng đường tra vấn nơi nội tâm, những khai phóng nở ra, những hé mở từ tốn đón chờ, một khi chuyển hoá thân tâm, dù đốn hay tiệm ngộ thì cũng phải duyên theo đó mà thể nhận, tất cả phải trở về với tự tánh, sống với bản thể chân như, thường tịch.
Quán chiếu, tỉnh thức, trực nhận thẳng vào sát na thực tại, khơi mở, kích hoạt để tự tánh bừng dậy, đòi hỏi sự bền bỉ liên tục, tạo những xúc tác, châm ngòi bùng vỡ, làm một cuộc lên đường đổi thay tất cả. Không gián đoạn ngăn ngại, không khởi đầu và chấm dứt, không đợi chờ thời gian và không gian, không quá khứ tương lai, không còn kẻ hở lối thoát, sự đi lại tán gẫu của ý thức, chỉ có hiện tại bây giờ, sự linh hiện tối thắng, sự an trú tuyệt vời, sự lắng đọng thuần nhất.
Con đường mong manh, con đường gian khổ, con đường ngập nắng, con đường nở hoa nâng gót trên từng đi lại, con đường gập ghềnh gian truông vất vả, con đường an lành đó nằm ở đâu, mà ta mãi miết tìm cầu, vẫn vụt xa thăm thẳm, lúc sống, khi sống, đang sống, ta tìm chưa ra, thì lúc chết, đang chết, sau khi chết, thì làm sao, nó ở đâu?
Bài thi kệ đó, ngài đề cập thoáng qua chặng đường sanh, già, bệnh, chết, với thiền sư, thì điều đó tự nhiên như thế, quy luật tất nhiên như vậy, nhưng với chúng ta nó không còn bình thường, không còn tự nhiên, nó nặng nề, nó khổ đau, nó nhức nhối, ta lo lắng, sợ hãi cuồng cuồng, lo ngày lo đêm, đầu tối mặt tắt, vẫn còn lo, sống đã khổ đau mà chết lại càng đau khổ hơn. Ta đi nghịch lại, ta làm ngược lại, ta suy nghĩ ngược lại, ta cố tình thay đổi quy luật tự nhiên, ta đi ngược chiều, ta mãi miết tìm cầu, hướng vọng, nên ta khổ, ta than, ta trách, ta ra công gắng sức nguyện cầu để được bù đắp, ân sủng, nhưng càng làm ta lại càng xa, càng bị trói, càng gỡ lại càng dính chặc, mê lại càng thêm mê. Nhưng nếu, ta sạch chấp, hết mê, không mê, ta tỉnh, ta ngộ, ta thuận theo, duyên theo, thì đâu cần phải cầu, phải nguyện, phải làm gì nữa, mím miệng lặng thinh, ngồi yên mĩm cười, thong dong một cõi.
Như Hùng
BÀI ĐỌC THÊM:
● Diệu Nhân Ni sư (1041 - 1113)
● Nét đặc trưng của Ni giới Việt Nam qua hình ảnh Ni sư Diệu Nhân và Từ Quán