Tuyên Ngôn Hoà Bình, Vietnam’s Declaration Of Peace

25 Tháng Năm 201400:00(Xem: 6242)

TUYÊN NGÔN HÒA BÌNH
Nguyên Giác dịch sang tiếng Anh


Một hôm, Vua Lê Đại Hành hỏi Thiền sư Pháp Thuận về vận nước. Pháp Thuận làm bài thơ: *

Khi dân tộc và đạo pháp như dây mây đan vào nhau
Trời Nam sẽ thái bình
Khi Phật pháp được vua quan tu học,
cả nước sẽ hết đao binh.


Từ đó, bài thơ được xem như là bản tuyên ngôn hòa bình của Việt Nam.


A DECLARATION OF PEACE
Translated into English by Nguyen Giac


One day, King Le Dai Hanh asked Zen Master Phap Thuan about the future of the nation. Phap Thuan composed a poem:

The South Sky will enjoy peace
when the nation and Buddhism entwine like vines.
The whole country will sheathe swords
when Buddhist practice is held in high regard by rulers.


Since then, the poem has been recited as Vietnam’s declaration of peace.

Giải thích:

Quốc Tộ
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh.

Việc nước
Vận nước như mây quấn
Trời nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh .
(Thầy Lê Mạnh Thát dịch)

Vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, làm thế nào để cho vận mệnh quốc gia được dài lâu ? Thiền sư trả lời : Vận nước như mây quấn . Ta phải giữ gìn đất nước nầy như thế quấn của dây mây, một sợi mây tuy có dẻo dai nhưng vẫn dễ đứt, dễ gãy nếu ta biết cách bẻ, còn nhiều dây mây quấn lại thành bó khó có sức mạnh nào bẻ gãy.

Trăm họ hướng về Vua với một lòng tôn kính, vua lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, thương dân như thương con ruột của mình, nỗi khổ của dân cũng là nỗi khổ của mình. Tìm cách hoá giải những xung đột nội bộ, giải thích cho những người nội thù rằng: Quốc gia làm trọng, tổ quốc trên hết, quyền lợi của một cá nhân cũng như của một dòng tộc là nhỏ so với sinh mệnh mất còn của một quốc gia. Liên kết nhân tâm lại với nhau như những dây mây riêng lẻ thành một bó mây, thì không có một thế lực nào có thể xô ngã đè bẹp chúng ta. Và như vậy thì đất nước sẽ thái bình, nền độc lập dân tộc sẽ vững bền mãi mãi.
(TT. Thích Giác Tâm giải thích)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10966)
14 Tháng Tám 2014(Xem: 6645)
Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 7472)
Truyện Kiều là tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của nền Thi ca Việt Nam. Người trẻ nào trong thời gian học Trung học cũng có dịp được nghe về truyện Kiều và học một ít về truyện Kiều. Nhưng vì truyện Kiều là một tác phẩm cổ điển và lại có nhiều điển tích cho nên đối với người trẻ, thưởng thức hết được cái hay của truyện Kiều là một chuyện không dễ.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7952)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 5414)
Sau khi đại phá quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng năm 938 thì năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chấm dứt 1000 năm lệ thuộc, đem lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Ông ở ngôi được 6 năm, đến năm 949 thì mất. Và sau đó là loạn lạc kéo dài, đến năm 965 thì nhà Ngô sụp đổ. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, lập nên nhà Đinh – Đinh Tiên Hoàng - đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9466)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
10 Tháng Sáu 2014(Xem: 5734)
Tuệ Trung Thượng Sĩ đã tiếp thu được mọi nguyên lý sâu xa, vi diệu nhất của Thiền học từ sư phụ Tiêu Diêu, rồi truyền dạy lại cho Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử. Chính vì thế Tuệ Trung Thượng Sĩ được coi là người tiên phong của phái Thiền học Trúc Lâm Yên Tử.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 6428)
Thiền sư là người ra đi không để lại dấu vết, chính điều đó nói lên tinh thần thiền tông ( bất lập văn tự ), khiêm hạ, ẩn danh, vô ngã.