Nhân Đọc Bài “tán Tuệ Trung Thượng Sỹ” Của Trần Nhân Tông

13 Tháng Tư 201503:34(Xem: 6038)

NGUYỄN LƯƠNG VỴ

NHÂN ĐỌC BÀI “TÁN TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ”

CỦA TRẦN NHÂN TÔNG

 

Càng trông lên càng thấy cao
Càng khoan càng cứng trước sau hiện tiền
Tuệ Trung Thượng Sỹ như nhiên (*)
Chân tâm thấu suốt tâm thiền diệu Không
Khép hai bờ cỏ mơ mòng
Mở thiên thu hát thong dong chốn về
Qua đi dứt tuyệt cuồng mê
Tri ân chánh pháp chở che kiếp người
 
Tri ân giọt lệ nụ cười
Chân tâm diệu hữu trang đời nhẹ đưa
Diệu âm hoa rụng sân chùa
Nhặt bông nắng lạ xin thưa: Đang Là
Triệu năm trong Cõi Người Ta
Tỉ năm cũng vậy sát na sáng lừng
Gió đưa gió đẩy sáng trưng
Sương rung bắt nhịp tưng bừng hòa thanh
 
Tri ân tiền bối viên thành
Câu thơ tinh mật tinh anh tinh ròng
Càng nghe càng thấm càng thông
Bạn cùng cô quạnh để mong gặp mình
Trông lên mây trắng như kinh
Thấy ra diệu nghĩa tận tình Như Lai
Hít sâu thở nhẹ một hai…
Đếm thầm nghe rõ trong ngoài đang trôi…
 
04.2015
Ghi chú: Nguyên văn bài thơ của Trần Nhân Tông:
 
賛 慧 忠 上 士
 
望之彌高
鑽之彌堅
忽然在後
瞻之在前
伕是之謂
上士之禪
 
Phiên Âm:
 
TÁN TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ
 
Vọng chi di cao, 
Toàn chi di kiên. 
Hốt nhiên tại hậu, 
Chiêm chi tại tiền. 
Phu thị chi vị, 
Thượng sỹ chi thiền.
 
Dịch Nghĩa:
 
CA NGỢI TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ
 
Càng trông lên càng thấy cao, 
Càng khoan vào càng thấy cứng. 
Bỗng nhiên ở phía sau, 
Ngước xem lại thấy ở phía trước. 
Cái đó gọi đúng là: 
Đạo Thiền của Thượng Sỹ.
 
Phỏng Dịch Thơ Việt:
 
CA NGỢI TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ
 
Càng trông càng cao
Càng khoan càng cứng
Thình lình phía sau
Liền thấy phía trước
Thốt lên cho mau:
Thiền của Thượng Sỹ!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 23933)
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18329)
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 15740)
Nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du chúng tôi giới thiệu bài viết của tác giả Đại Lãn tức Hòa thượng Thích Đức Thắng với tựa đề “Nguyễn Du và Phân Kinh Thạch Đài” Qua nội dung bài thơ “Phân Kinh Thạch Đài “, Nguyễn Du tiên sinh đã cho chúng ta biết được sự thông hiểu về giáo lý Đại thừa nhà Phật nói chung và, nhất là Thiền Tông Phật giáo nói riêng của cụ, không những về mặt nghiên cứu học hỏi thâm hiểu thông suốt sâu xa không thôi, mà ngay cả đến vấn đề thực hành trong tu tập để đưa đến sự đạt ngộ về Thiền qua “Vô Tự” là chân kinh cũng được cụ thể hiện rốt ráo nữa…