Phật Giáo Malaysia Tưởng Niệm Thiền Sư Ajahn Chah - Minh Nguyên

02 Tháng Ba 201200:00(Xem: 28195)
MỤC LỤC
TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012

Phật giáo Malaysia
tưởng niệm thiền sư Ajahn Chah

Minh Nguyên

blankĐể tỏ lòng tôn kính, tri ân đối với thiền sư Ajahn Chah, Phật tử Malaysia đã lấy ngày 17 tháng 12 hàng năm làm ngày tưởng nhớ thiền sư Ajahn Chah (Ajahn Chah Remembrance Day).

Thiền sư Ajahn Chah (17/6/1918 - 16/1/1992) là một trong những bậc thầy vĩ đại trong thời hiện đại của Phật giáo Thái Lan nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung. Ngài là người đã thành lập tu viện Phật giáo quốc tế đầu tiên tại Thái Lan dành cho những vị tu sĩ nói tiếng Anh đến tu tập, đó là tu viện Pah Nanachat, hay còn gọi là Tu viện Quốc tế ở rừng (International Forest Monastery). Thầy Sumedho đã hỗ trợ trong việc thành lập tu viện với tư cách là vị trụ trì đầu tiên của tu viện. Thiền sư Ajahn Chah đặc biệt được tôn kính bởi những đóng góp, cống hiến của Ngài trong việc phát triển pháp tu theo “truyền thống ở trong rừng của Phật giáo Thái Lan” (Thai Forest Tradition) ở bên ngoài Thái Lan.

Sự kiện năm này là một trong ba sự kiện quan trọng đươc tổ chức tại Malaysia, và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng vì nó đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày thiền sư Ajahn Chah qua đời. Lễ kỷ niệm được tổ chức vào ngày 17 và 18 tháng 12 tại Trường SJK (C) Yuk Chai Taman Megah, Petaling Jaya. Các vị Tăng sĩ từ Vương quốc Anh, Canada, Australia, New Zealand, Thái Lan… và Malaysia đã đến tham dự buổi lễ.

blankThiền sư Ajahn Chah sinh ngày 17 tháng 6 năm 1918 tại một vùng thôn quê gần Ubon Ratchathani, Đông bắc Thái Lan. Gia đình Ngài nhiều đời làm nông. Tuân theo truyền thống văn hóa của người Thái, năm 9 tuổi Ngài đã vào chùa tu học. Nhờ 3 năm tu học trong chùa mà Ngài biết đọc và biết viết. Thế rồi Ngài trở về nhà sống đời sống của người bình thường để làm việc đồng áng phụ giúp gia đình. Thời gian sau thì Ngài vào chùa tu học trở lại, ngày 16-4-1939 Ngài được thọ giới Tỳ-kheo, trở thành tu sĩ đích thực. Đến năm 1946, sau khi thân phụ của Ngài qua đời, Ngài xin rời khỏi tu viện đang sống để trở thành vị du Tăng khổ hạnh. Trong số những vị thầy dẫn dắt cho ngài Ajahn Chah lúc bấy giờ có ngài Ajahn Mun, thiền sư nổi tiếng thuộc truyền thống ở trong rừng. Ngài Ajahn Chah đã sống trong những hang động, trong những khu rừng và những khu nghĩa địa trong thời gian theo học với các thiền sư thuộc truyền thống ở rừng.

Truyền thống tu tập ở trong rừng của Phật giáo Thái Lan là một trong những chi nhánh của Phật giáo Nguyên thủy, được thực tập ở Thái Lan, Miến Điện và Sri Lanka. Truyền thống này đề cao việc thực tập thiền định, xem đấy là trọng tâm trong đời sống tu tập. Vị tu sĩ theo truyền thống ở rừng phải tuân thủ nghiêm ngặt những giới luật mà Đức Phật đã dạy. Họ thực tập hạnh khất thực, chỉ ăn một bữa trong ngày (ngọ thực), ngủ dưới gốc cây hoặc ở rừng rậm hay những bãi tha ma. Họ sống đời sống độc thân và không cất giữ tiền của.

Sau nhiều năm làm du Tăng khổ hạnh, ngài Ajahn Chah quyết định trồng những gốc cây ở khu đất trống gần nơi chôn nhau cắt rốn của Ngài, và năm 1954, tu viện Nong Pah Pong đã được thành lập trên khu đất ấy. Đây là nơi Ngài đã giảng dạy những thủ thuật cơ bản của thiền tập cho mọi người. Dần dần, Ngài thu hút được nhiều người thuộc nhiều tầng lớp, nhiều giới khác nhau theo học với Ngài. Đến năm 1966, một vị tu sĩ phương Tây đầu tiên là thầy Ajahn Sumedho đã đến tu học với Ngài. Năm 1975, tu viện Pah Nanachat (Interna-tional Forest Monastery) được thành lập và thầy Ajahn Sumedho đảm nhiệm vai trò của vị trụ trì. Đây là tu viện đầu tiên ở Thái Lan do tu sĩ phương Tây làm trụ trì và giảng dạy thiền cho những người phương Tây.

Hiện tại thì tu viện Nong Pah Pong có đến hơn 250 chi nhánh trên khắp đất nước Thái Lan và có hơn 15 tu viện liên kết, 10 trung tâm tu học dành cho cư sĩ ở trên thế giới.

Thiền sư Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16-1-1992 trong sự thương tiếc của hàng triệu người. Có hơn một triệu người đến tham dự lễ tang của Ngài, trong đó có cả gia đình hoàng gia Thái Lan. Ngài đã để lại một gia sản quý báu cho hậu thế, đó là những bài pháp mà Ngài đã giảng, những người đệ tử do Ngài đào tạo và những tu viện do Ngài trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập.

(Theo Buddhist Channel)

 

Chú thích hình:
Malaysia 1, 2, 3: Ngài Ajahn Chah lúc sinh thời
Malaysia 4: Chư tăng tham dự lễ tưởng niệm
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 5147)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 4941)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân. Mỗi người có một khăn choàng thứ hai quấn ngang mặt chỉ thấy đôi mắt. Tất cả mang súng tự động. Hai trong số ấy, đặc biệt được huấn luyện bắn tỉa, có một súng trường đeo lủng lẳng trên vai. Ngay cả không có vũ khí, những người đàn ông vai rộng thật ấn tượng khi nhìn; mỗi người cao hơn sáu bộ và rõ ràng vô cùng thích hợp.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5373)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một buổi ăn tối như thường lệ ở một phòng ăn nhỏ ở tầng hai của tu viện từ nhân viên Văn Phòng Riêng đến các bảo vệ đều ăn buổi tối của họ ở đấy. Hầu hết mọi buổi tối, thức ăn là món truyền thống của Tây Tạng bột nhồi trơn luộc và mì nước với rau cải.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5554)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và đi xuống cầu thang bên ngoài khoảnh sân hẹp của tu viện. Chiếc xe Đại sứ trắng đậu ở đấy. Nó trông cũng giống như những chiếc xe taxi khác thấy trong những thành phố Ấn Độ. Nhưng chiếc này được bọc sắt, cửa sổ dày, kính màu đủ mạnh để chống lại đạn. Một nhóm nhỏ Maoists cực đoan đã kích động gần Đạo Tràng Giác Ngộ mấy tháng gần đây. Và vùng này của Bihar, tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ, được biết như thỉnh thoảng có cướp vũ trang. Văn phòng ngoại giao ở Delhi đã gửi chiếc xe từ thành phố Lucknow kế cạnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng trong chuyến hành hương đến Đạo Tràng Giác Ngộ và những nơi gần các Phật tích.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5455)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5117)