Lá Thư Tu Sĩ Phật Giáo - Cư Sĩ Nguyên Giác

31 Tháng Tám 201200:00(Xem: 25783)

LÁ THƯ TU SĨ PHẬT GIÁO
Cư Sĩ Nguyên Giác

thuyet_tien_hoa2Thêm một Lá Thư về Thuyết Tiến Hóa từ giới tu sĩ xuất hiện vào tuần lễ cuối tháng 8-2012. Lần này là từ các tăng ni Hoa Kỳ.

Tiến hóa hay là sáng tạo? Có phải các chủng loại trên địa cầu đã tiến hóa qua các dạng đời sống khác nhau, hay có phải con người là sản phẩm của một đấng Thượng Đế tạo ra theo mô hình của ngài? Cuộc tranh cãi có thể vẫn sôi động, nhưng đối với các khoa học gia thì họ không bàn cãi nữa: các sách giáo khoa về khoa học không còn chỗ cho thuyết Sáng Thế, và cũng không công nhận thuyết Thiết Kế Thông Minh (Intelligent Design), một biến thể của thuyết Sáng Thế (xem Tự Điển Bách Khoa Wikipedia: Objections to evolution,

http://en.wikipedia.org/wiki/Objections_to_evolution#cite_ref-aaas_5-0).

Tuy nhiên, vẫn luôn luôn có những chống đối từ nhiều người tin từng chữ vào một số cổ thư tôn giáo. Và trong khi Bộ Giáo Dục Mỹ đã dạy thuyết Tiến Hóa trong các trường công lập, vẫn có tiểu bang yêu cầu sách giáo khoa về khoa học liên hệ tới thuyết Tiến Hóa phải dán một sticker (tem, giấy ghi chú) ngoàì bìa sách ghi câu disclaimer (cảnh báo về mức độ chính xác) đối với thuyết Tiến Hóa. Thực tế, dạy thuyết Tiến Hóa vẫn không xóa được niềm tin của nhiều tín đồ các tôn giáo nhất thần, như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo...

Thậm chí, tới như Hoa Kỳ ghi rõ trong Hiến Pháp rằng tôn giáo và nhà nước phải cách biệt, nhưng rồi Tổng Thống Barack Obama và ứng cử viên đối thủ là Mitt Romney phảỉ xuất hiện trên cùng một ấn bản tạp chí Cathedral Age của thánh đường Washington National Cathedral để tuyên xưng đức tin Ky Tô Giáo, như dường rằng một Tổng Thống Hoa Kỳ không có quyền là người vô thần, là người Phật Tử, là Lão Giáo (tất nhiên, khỏi cần nhắc tới Hồi Giáo, nơi đầy những khả nghi thánh chiến), vân vân...

Chính trong bối cảnh tranh cử như thế, hiện tượng các tu sĩ Phật Giáo tham dự vào Dự Án Lá Thư Tu Sĩ (The Clergy Letter Project, xem link: http://www.theclergyletterproject.org) trong những ngày cuối tháng 8-2012 cho thấy một tiếng nói mới trong cuộc tranh luận.

Trên nguyên tắc, các tu sĩ Phật Giáo giữ hạnh vô tranh, nghĩa là không tranh cãi. Do vậy, trong lá thư tu sĩ Phật Giáo ủng hộ dạy thuyết Tiến Hóa, có tên là Buddhist Clergy Letter, tính tới ngày 29-8-2012 chỉ mới có 19 tăng ni (trong đó có 2 vị ni), đọc theo tên họ thì toàn là người Mỹ, chưa thấy tăng ni gốc Châu Á nào (danh sách ở đây: http://www.theclergyletterproject.org/Buddhist_Clergy/Signatures.html). Và để ký tên vào Lá Thư Tu Sĩ nầy, xin email về địa chỉ mz@theclergyletterproject.org ghi rõ Pháp danh, Tu viện (optional), tên Thành phố, (Tiểu bang), Quốc gia.

lathutusi-content

Còn thư ủng hộ dạy thuyết Tiến Hóa của các tu sĩ Thiên Chúa Giáo (Christian Clergy Letter) đã có 12,816 chữ ký, của các giáo sĩ Do Thái Giáo có 494 chữ ký, của các tu sĩ Unitarian Universalists (một hệ phái mới của Cơ Đốc Giáo) có 258 chữ ký.

Trong lá thư của quý Tăng Ni về giảng dạy thuyết Tiến Hóa, đã dẫn một câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma:

Nếu phân tích khoa học có kết luận nào cho thấy luận cứ nào trong Đạo Phật là sai, thì chúng ta phải chấp nhận các khám phá của khoa học, và phải rời bỏ luận cứ đó, hay phải xem luận cứ đó chỉ như là một ẩn dụ.”

Câu nói trên của Đức Đạt Lai Lạt Ma có tính tuyệt vời ở chỗ: giáo lý Nhà Phật y hệt như khoa học, sẵn sàng biến đổi theo sự thật khả nghiệm, chứ không nhắm mắt tin vào từng chữ bất di bất dịch.

Mục đích của 4 lá thư từ tu sĩ của 4 hệ thống tôn giáo lớn tại Hoa Kỳ đã cho thấy rằng, niềm tin tôn giáo phù hợp với các tiến bộ khoa học, chứ không phải những gì trái nghịch.

Lá thư từ các tu sĩ Phật Giáo, The Buddhist Clergy Letter, viết như sau:

Truyền thống Phật Giáo chủ yếu là một tôn giáo thuận lý. Các giáo lý Phật Giáo lúc sơ thời nhằm giúp tất cả chúng sinh sống một đời sống phẩm hạnh phù hợp với thực tại. Trong khi khoa học cụ thể về Tiến Hóa không dạy minh bạch trong tôn giáo của chúng tôi, nó vẫn ẩn tàng trong giáo lý về duyên khởi, trong đó mô tả rằng tất cả các pháp đều tương liên và tương tác lẫn nhau để hình thành và phát triển. Tương tự như thế, một thượng đế sáng tạo không dựa vào một câu chuyện sáng thế. Các chuyện cổ Ấn Độ về những kiếp tái sinh của Đức Phật từ thú tới người đã được sẵn sàng hiểu không chỉ như một lịch sử thực tế, nhưng như một ẩn dụ mô tả bản chất diễn tiến của đời sống. Thực sự, khái niệm về Đức Phật tự thân đã được hiểu minh bạch nhất như một biểu tượng cho khả thể tiến hóa của nhân loại. Vì tất cả các lý do đó, chúng tôi khuyến cáo các hội đồng học khu hãy xác định quyết định giảng dạy môn khoa học Tiến Hóa. Chúng tôi hiểu vai trò các trường công lập là để giáo dục học sinh các nguyên lý khoa học đã thiết định và trong các môn kiến thức tổng quát khác.”

Chú ý, lá thư trên không dùng chữ quen gọi là “thuyết tiến hóa,” mà viết là “khoa học về tiến hóa.” Lá thư tuyệt vời trên đã phổ biến ngày 29-8-0212 với 19 chữ ký tăng ni.

Lá thư hiện đang mời gọi thêm quý tăng ni tại Hoa Kỳ ký tên, xin vào:

http://www.theclergyletterproject.org/Buddhist_Clergy/BuddhistClergyLtr.html


Bài viết liên quan đến chủ đề:
NGUỒN GỐC CON NGƯỜI: THUYẾT TIẾN HÓA Trần Chung Ngọc
LỊCH SỬ THUYẾT TIẾN HÓA - Gs Bùi Tấn Anh - Phạm Thị Nga
HỌC THUYẾT DARWIN, PHẬT GIÁO VÀ THIÊN CHÚA GIÁO - Tiến sĩ Amarasiri Weeraratne - Thích Nữ Liên Hòa dịch
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT VỀ ĐẤNG SÁNG THẾ Thích nữ Tịnh Quang


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 2015(Xem: 7485)
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Từ Bi nhằm tôn vinh Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã cống hiến suốt đời mình truyền bá thông điệp hòa bình, lòng nhân ái và từ bi phổ quát trên toàn thế giới.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 6322)
Giống như nước, giống như đất, và giống như gió, giống như những loại cây thuốc chữa lành bệnh, và giống như bóng râm của cây cối; Ngay tức khắc, ngài đem hết sức mình, không chút do dự, giúp đỡ người khác khi cần ngài.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 8783)
Một bức tượng Phật ngồi giữa đống đổ nát của một ngôi chùa bị sụp đổ vào ngày 29 tháng 4 năm 2015 tại Bhaktapur, Nepal.
30 Tháng Tư 2015(Xem: 6167)
Kính thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trong bảng danh sách báo Nữu Ước, những tác phẩm đứng đầu bán chạy nhất Hoa Kỳ, có một quyển sách của ngài tên là "Nghệ Thuật Hạnh Phúc", trong đó có một đoạn ngài viết như sau:
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12282)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
27 Tháng Tư 2015(Xem: 7739)
Like a bright cloud floating over the dark sky, Như một áng tinh vân bay qua bầu trời tăm tối / Like a drop of pure water in a barren desert, Như một giọt nước trong lành giữa sa mạc cằn khô /Like a twinkling dot of light in a sombre night dream,Như một đốm sáng lung linh trong đêm tối mộng hồ
26 Tháng Tư 2015(Xem: 7433)
Lời cầu nguyện Ngôn Từ Chân Lý này, được sáng tác bởi Ngài His Holiness Tenzin Gyatso , Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, vào 29 tháng 9 năm 1960 tại trụ sở tạm thời của Ngài ở Ashram Swarg tại Dharamsala, Quận Kangra, bang Himachal, Ấn Độ.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 7634)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đọc lời cầu nguyện mở đầu buổi họp của Thượng Viện Hoa Kỳ vào sáng Thứ Năm, ngài nói rằng "Tôi chỉ là một nhà sư Phật Giáo đơn giản, thế nên, tôi cầu nguyện Đức Phật và các vị thiện thần khác."