Phần 5. Thực Hành Khổ Hạnh

30 Tháng Tư 201514:51(Xem: 4853)

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cho đến thời kỳ tiền Phật giáo Đại Thừa 

Hirakawa Akia - Thích Đồng Tâm dịch


Phần 05
THỰC HÀNH KHỔ HẠNH


Thích-ca Mâu-ni rời khỏi gia đình, cạo tóc, đắp y và bắt đầu lên đường đến đến vương quốc Magdha về hướng Nam, quê hương của những nhóm khất sỹ. Vào thời điểm này, con đường công cộng được biết như tuyến đường phía Bắc (Uttarapatha) bắt đầu tại Sravasti chạy theo hướng đông qua khỏi Kapilavastu và sau đó rẽ về hướng Nam đến Kusinagara, Vaisali và sông Hằng (Ganges). Con đường này sau đó vượt qua sông Hằng đi vào vương quốc Magadha và kết thúc tại Rajagrha. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni chắc chắn đã đi đến thành phố của vương quốc Rajagrha bằng con đường này. Theo những nguồn tài liệu truyền thống thì vua Bimbisara đã gặp Thích-ca Mâu-ni khất thực vào một ngày nọ và quyết định mời ngài làm quốc trưởng của vương triều. Vua Bimbisara cho truyền cận thần đi thuyết phục Thích-ca Mâu-ni từ bỏ việc tìm kiếm chân lý nhưng Thích-ca Mâu-ni đã từ chối.

Thích-ca Mâu-ni sau cùng bắt đầu thực hành những phương pháp tu khổ hạnh dưới sự hướng dẫn của một trong những vị lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng nhất vào lúc bấy giờ, Arada Kalama (P. Alara Kalama), một vị thầy chuyên tu thiền. Ông dạy Thích-ca Mâu-ni làm thế nào để đạt trạng thái vô niệm bằng thiền định. Tuy nhiên, Thích-ca Mâu-ni không thỏa mãn với thành quả thiền định đạt được và ngài đi đến tu tập dưới sự chỉ dạy của một vị thầy khác, Udraka Ramaputra (P. Uddaka Ramaputta), người đã đạt được tầng thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tầng thiền này vi tế hơn tầng thiền vô niệm và được coi là tâm tĩnh lặng hoàn toàn, có thể được coi là hợp nhất với một số hình thức của chân lý tuyệt đối. Tuy nhiên, Thích-ca Mâu-ni nhận ra rằng khi ngài thoát xuất định ra khỏi tầng thiền này thì tâm của ngài vẫn phải chống chọi với mọi phiền muộn hằng ngày. Vì thế, sự tĩnh lặng đơn thuần của tâm thức bằng thiền định không tương đồng với giác ngộ ra chân lý tuyệt đối. Thiền định có ích lợi trong việc rèn luyện tâm nhưng chân lý tuyệt đối còn có tính giác trí chỉ có thể nhận ra bằng trí tuệ. Và vì vậy Thích-ca Mâu-ni rời thầy Udraka Ramaputra tiếp tục ra đi.
Tầng thiền vô niệm và tầng thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ đều bao gồm trong sự liệt kê bốn tầng thiền của Phật giáo lúc ban đầu. Mặc dù một số học giả nghi vấn liệu chăng những tầng thiền này được nghĩ ra do Arada và Udraka, thiền định (dhyana) rõ ràng được sử dụng để an tịnh tâm trước thời của Đức Phật. Những di vật của nền văn minh sông Hằng chỉ ra rằng người Ấn Độ chắc chắn có tu tập thiền định. Tuy nhiên, khi Đức Phật diễn tả về tam vô lậu học giới luật, thiền định, trí tuệ ngài đặt trí tuệ lên trên cả thiền định. Theo cách này thì ngài muốn chỉ ra niềm tin của ngài rằng thiền định tự nó không giúp cho hành giả khám phá ra chân lý. Thiền định là một công cụ cần thiết cho việc đào luyện tâm nhưng chỉ khi nào nó được kế hợp với trí tuệ thì khi ấy mới có thể nhận ra được chân lý.
Thích-ca Mâu-ni sau đó tìm nơi tĩnh mịch trong rừng để thực tập khổ hạnh. Ngài chọn một điểm gần ngôi làng Ưu-lâu-tần-loa (Uruvilva-senani) cạnh sông Ni-liên-thiền (Nairanjana) nơi ngài tu tập sự hành xác như luôn nghiến chặt rang và đầy lưỡi lên nóc họng. Chỉ bằng hành động mạnh mẽ của ý chí có thể vượt qua được nỗi đau đớn của việc tu tập mang lại. Một lần ngài nhập thiền và ngừng tất cả hơi thở thoát ra từ miệng và mũi nhưng khi đó được cho là bắt đầu thở qua lỗ tai. Cuối cùng ngài ngưng cả hơi thở. Chịu đựng đau đớn và khổ sở kèm với thực tập đòi hỏi nhiều nỗ lực nhưng trong cách này, những người tu tập tâm linh cố gắng thiết lập chánh niệm và phát triển một trạng thái tâm không còn là đối tượng của khổ đau. Do ngừng thở, Thích-ca Mâu-ni được coi như rơi vào trạng thái cận kề cái chết.
Những lần khác Thích-ca Mâu-ni nhịn ăn, sống mà không ăn uống gì trong nhiều ngày. Ngài còn dùng phương cách giảm dần lượng thức ăn đưa vào cơ thể cho đến khi ngài hoàn toàn ngưng hẳn ăn uống. Do nhịn ăn trong thời gian dài mà ngài trở nên gầy mòn, da bong tróc chảy xệ, tóc rụng và cơ thể bị nhào nát vì đau đớn. Do bởi tu hành khổ hạnh và vượt qua khổ đau nên Thích-ca Mâu-ni càng tăng thêm ý chi và nỗ lực giải thoát tâm mình ra mọi khổ đau phiền não.
Suốt thời gian này, người hành giả tu tập khổ hạnh trong rừng và học cách chịu đựng nỗi đau, nhiều tri giác sai lầm khởi lên trong tâm vì ngài vẫn còn dính mắc tới đời sống. Hoặc có thể ngài bị cám dỗ bởi những dục vọng và tham muốn của đời sống thế tục. Những nghi ngờ có thể sinh ra liên quan tới suy nghĩ liệu rằng ngài có đang theo đuổi con đường tu hành đúng đắn. Ngài có thể sợ những con thú rừng gây hại lúc giữa đêm. Đối với Thích-ca Mâu-ni, những nghi ngờ, sợ hãi, tri giác sai lầm là hiện thân của thế lực ma vương Mara (Mara-Papimant), kẻ luôn cố tìm mọi cách thuyết phục Đức Phật từ bỏ con đường tu khổ hạnh. Thiên ma bám theo Đức Phật trong bảy năm nhưng không bao giờ thành công trong việc thuyết phục Đức Phật từ bỏ con đường tìm cầu chân lý. (Trong những bộ tiểu sử Đức Phật sau này, những pháp tu hành khổ hạnh của Đức Phật thường được cho là kéo dài sáu năm, số liệu này có thể được hiểu như “sáu năm tròn” hay gần bảy năm. Theo một số bộ tiểu sử thời gian sau này thì Đức Phật tương lai trải qua giai đoạn này ở núi Dandaka ở Gadhara).
Một ý chí mạnh mẽ rất cần thiết để giúp vượt qua những sợ hãi, nghi ngờ, khổ đau do việc tu hành khổ hạnh mang lại. Đức Phật tương lai càng tăng thêm ý chí đến mức tâm của ngài gần như thoát khỏi mọi khổ đau. Mặc dù ngài phần nào đạt được sự giải thoát như ngài tìm kiếm, ngài nhận ra rằng ý chí mạnh mẽ không đồng nghĩa với trí tuệ chân chính. Đức Phật tương lai đã trải qua những khổ sở và đau đớn lớn hơn bất kỳ người nào chịu đựng. Suốt thời gian này, ngài phát triển và duy trì chánh niệm nhưng vẫn không nhận ra được bất kỳ trí tuệ tu hành nào vượt trội hơn những người bình thường. Vào lúc đó, ngài nhớ lại thời gian lúc còn trẻ khi vào một lần ngài cùng phụ vương tham dự một lễ hội nhà nông, khi ấy ngài ngồi dưới gốc cây và nhập vào sơ thiền rất dễ dàng. Sau khi suy nghĩ về sự kiện này lúc nhỏ, Thích-ca Mâu-ni từ bỏ con đường tu tập khổ hạnh và quyết định tu tập thiền định thực sự là con đường đưa đến giác ngộ (Bodhi).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Năm 2015(Xem: 7468)
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Từ Bi nhằm tôn vinh Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã cống hiến suốt đời mình truyền bá thông điệp hòa bình, lòng nhân ái và từ bi phổ quát trên toàn thế giới.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 6282)
Giống như nước, giống như đất, và giống như gió, giống như những loại cây thuốc chữa lành bệnh, và giống như bóng râm của cây cối; Ngay tức khắc, ngài đem hết sức mình, không chút do dự, giúp đỡ người khác khi cần ngài.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 8758)
Một bức tượng Phật ngồi giữa đống đổ nát của một ngôi chùa bị sụp đổ vào ngày 29 tháng 4 năm 2015 tại Bhaktapur, Nepal.
30 Tháng Tư 2015(Xem: 6151)
Kính thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trong bảng danh sách báo Nữu Ước, những tác phẩm đứng đầu bán chạy nhất Hoa Kỳ, có một quyển sách của ngài tên là "Nghệ Thuật Hạnh Phúc", trong đó có một đoạn ngài viết như sau:
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12231)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
27 Tháng Tư 2015(Xem: 7715)
Like a bright cloud floating over the dark sky, Như một áng tinh vân bay qua bầu trời tăm tối / Like a drop of pure water in a barren desert, Như một giọt nước trong lành giữa sa mạc cằn khô /Like a twinkling dot of light in a sombre night dream,Như một đốm sáng lung linh trong đêm tối mộng hồ
26 Tháng Tư 2015(Xem: 7414)
Lời cầu nguyện Ngôn Từ Chân Lý này, được sáng tác bởi Ngài His Holiness Tenzin Gyatso , Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, vào 29 tháng 9 năm 1960 tại trụ sở tạm thời của Ngài ở Ashram Swarg tại Dharamsala, Quận Kangra, bang Himachal, Ấn Độ.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 7601)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đọc lời cầu nguyện mở đầu buổi họp của Thượng Viện Hoa Kỳ vào sáng Thứ Năm, ngài nói rằng "Tôi chỉ là một nhà sư Phật Giáo đơn giản, thế nên, tôi cầu nguyện Đức Phật và các vị thiện thần khác."