Thượng Tọa Pomnyun Trở Thành Một Nhà Sư, Như Thế Nào? (song ngữ)

02 Tháng Tư 201612:09(Xem: 5428)

THƯỢNG TỌA POMNYUN TRỞ THÀNH MỘT NHÀ SƯ, NHƯ THẾ NÀO?
Venerable Pomnyun - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: huffingtonpost.com
(How The Venerable Pomnyun Became A Monk - Venerable Pomnyun)

 

Venerable PomnyunĐây là trích đoạn (lần thứ ba) từ buổi nói chuyện Hỏi & Đáp với Thượng Tọa Pomnyun tại trường Đại Học Princeton vào ngày 1/10/2014. Người phỏng-vấn hỏi Thượng Tọa Pomnyun trở thành một nhà sư như thế nào.

Người phỏng-vấn hỏi "Tôi có câu hỏi thứ hai. Tại sao Thầy trở thành một nhà sư?"

Tôi không có ý định trở thành một nhà sư. Tôi muốn trở thành một khoa-học gia, nói cho đúng ra là một nhà thiên văn học. Lúc tôi đang còn học trung học, thì gần trường tôi học có một ngôi chùa Phật Giáo. Tôi vào chùa nguyện-cầu cho tôi có được điểm tốt, vào lúc đó tôi đang thi các kỳ thi cuối năm học. Trên đường tôi bước ra khỏi cổng chùa, thì một nhà sư quen dừng tôi lại, lúc đó tôi cảm thấy không muốn nói chuyện với ông, bởi vì mỗi lần gặp nhà sư nầy, ông nói chuyện với tôi hằng giờ. Và, bởi vì tôi có nhiều kỳ thi cuối năm vào ngày hôm sau, cho nên tôi cũng không có thời gian rảnh rỗi.

Do đó, tôi nói với nhà sư, "Thưa Thầy (Sunim là từ ngữ Hàn Quốc dùng để thưa hỏi một nhà sư Phật Giáo", ngày hôm nay con bận rộn."

Nhà sư hỏi tôi, "Con bận rộn ư, con từ đâu đến đây"

"Con từ trường học đến đây."

"Trước khi con ở trường học, thì con ở đâu?"

"Con ở nhà."

"Trước khi con ở nhà, thì con ở đâu."

Nhà sư cứ tiếp tục hỏi tôi những câu hỏi vô nghĩa như thế, và tôi cũng tiếp tục trả lời, cho tới khi cuối cùng tôi trả lời ông, "Con đến đây, từ trong bụng mẹ."

"Trước khi con ở trong bụng mẹ, thì con ở đâu."

"Con không biết."

Sau đó, nhà sư hỏi tôi: "Con đang đi đâu đây?"

Tôi trả lời ông, "Con đang đi đến thư viện."

"Rồi sau khi đến thư viện, con đi đâu?"

"Con sẽ đi về nhà."

"Rồi sau đó, con đi đâu?"

Sau một loạt các câu hỏi và câu trả lời, cuối cùng tôi trả lời nhà sư, "Con sẽ chết."

"Rồi sau khi chết, con đi đâu?", nhà sư hỏi tôi.

"Con không biết." Tôi trả lời.

Bất thình lình, nhà sư hét to lên vào tai tôi, "Con thật là một cậu bé ngu ngốc! Tại sao con rất bận rộn, mà con lại không biết con đang đi về đâu, và con đã từ đâu đến?"

Đối với tôi, lời phê-bình của ông là một cú sốc lớn, làm thân tâm tôi rúng động. Cho nên, tôi hỏi lại nhà sư, tại sao cuộc sống tôi quá bận rộn, và có ai biết được tại sao cuộc sống tôi lại bận rộn như thế nầy không. Nhà sư trả lời tôi, "Tự con phải biết là tại sao chứ." Tôi hỏi nhà sư tôi nên làm gì để tìm ra câu trả lời, và ông bảo tôi hãy vào chùa đi. Đấy là lý do tại sao tôi trở thành một nhà sư. Tôi chẳng có một tí nguyện vọng nào để trở thành một nhà sư cả. Đầu óc tôi chỉ tò mò đi tìm sự thật, dù là qua tôn giáo, hoặc là qua tâm-trí tôi, hoặc là qua thân-thể tôi. Đấy là lý do tôi đã làm những gì tôi đang làm, ngay bây giờ.

Source-Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/venerable-pomnyun/how-the-venerable-pomnyun_b_8579452.html

 

How The Venerable Pomnyun Became A Monk
Venerable Pomnyun - Source-Nguồn: huffingtonpost.com

This is the third selection from a question and answer session with the Venerable Pomnyun on October 1, 2014 at Princeton University. The questioner inquires about how the Venerable Pomnyun became a monk.

A questioner asked “I have a second question. Why did you become a monk?”

I had no intention of becoming a monk. I wanted to become a scientist, especially an astronomer. When I was in high school, there was a Buddhist temple next to my school. During the time of my final exams, I was walking out of the temple after praying for good grades. A monk stopped me, but I didn’t feel like talking to him because every time this monk got a hold of me, he would talk to me for hours. Since I had to take finals the next day, I had no time to spare.

So, I told him, “Sunim [Korean word used to address a Buddhist monk], I’m busy today.”"Da

He asked, “Busy? Where did you come from?”

“From school.”

“What about before school?”

“I was at home.”

“Where were you before you were at home?”

He kept asking the same meaningless questions and I kept answering until eventually I replied, “I came from my mother’s womb.”

“What about before your mother’s womb?”

“I don’t know.”

Then he asked, “Where are you going?”

I replied, “I am going to the library.”

“And after the library?”

“I am going home.”

“What about after that?”

After a series of questions and answers, I replied, “I will be dead.”

“Where will you go after you die?” he asked.

“I don’t know.” I replied.

Suddenly he bellowed at me, “You stupid boy! Why are you so busy when you don’t even know where you came from and where you are going?”

His remark was a big shock to me. So I asked him, why I was so busy and if anyone knew why I was so busy. He answered, “You are supposed to know.” I asked him what I should do to find the answer, and he told me to move into the temple. That’s how I became a monk. I did not have the slightest aspiration to become a man of religion. I was just curious to find out the truth, be it religious, physical, or mental. That is the reason I am doing the things I do now.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5680)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5862)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và một đoàn tùy tùng khoảng một trăm tu sĩ ngồi và trì tụng kinh chú trên bãi cỏ đối diện trực tiếp với phần còn lại của ngôi tháp cao chín mươi bộ. Tất cả đã đến đây sau khi dừng chân ở Sarnath, trong một cuộc hành hiếm hoi để tỏ lòng tôn kính đến những Phật tử ưu việt Ấn Độ, những người đã học và dạy tại Na Lan Đà. Lãnh tụ Tây Tạng đã không đến đây trong hơn hai thập niên.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 6116)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath (tháp Chuyển Pháp Luân ở Lộc Uyển). Có khoảng vài trăm khách hành hương và tu sĩ đã tập họp, đang chờ đợi ngài thuyết giảng. Đấy là tháng Giêng, và lãnh tụ Tây Tạng tiến hành một cuộc hành hương hiếm hoi đến những Phật tích thiêng liêng nhất ở Ấn Độ. Sarnath là nơi dừng chân đầu tiên, hơn hai mươi lạt ma cao cấp trong bộ y áo màu đỏ quen thuộc, cầm một bó nhang trong tay, xếp hàng trên lối đi chào đón ngài.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 5654)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, biến chuyển trong năm ngày thành một phòng họp cho Hội Nghị Tâm Thức và Đời Sống lần thứ 10. Mọi con mắt đang đổ dồn về Steven Chu, khôi nguyên vật lý của Hoa Kỳ. Ông ngồi trên ghế được xếp bên phải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một bình hoa bằng đồng đầy những hoa tươi ở phía sau ông. Chu đang chuẩn bị để giải thích mối quan hệ tiềm tàng giữa toán học và cơ học lượng tử đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và hội nghị.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6083)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững của Khách Sạn sang trọng Holmenkollen, chờ để có thức uống với Lodi Gyari Rinpoche, đại diện đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phòng chờ đợi đông đảo. Tôi có thể thấy tác giả quyển Holocaust (Vụ Diệt Chủng Do Thái) và khôi nguyên hòa bình Elie Wiesel đang mãi mê đàm luận với một người đồng hành, hoàn toàn không chú ý tới sự huyên náo chung quanh ông. Một người khôi nguyên khác, José Ramos-Hortas của Đông Timor, ở tại một chiếc bàn ngay bên cạnh, ông đang trả lời phỏng vấn với một vài phóng viên.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5724)
Kể từ khi anh được phát hiện treo cổ trong ký túc xá vào tháng Giêng này, câu chuyện về cuộc đời của Rohith Vemula đã được khơi lại thành đề tài nói chuyện về hệ thống đẳng cấp và sự kỳ thị đặt căn bản trên đẳng cấp tại Ấn Độ, đặc biệt hơn là trong các trường đại học.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 6130)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng. Những tủ đựng đồ bằng gỗ chạm trổ tinh vi đứng dọc bên tường, ở giữa chúng tôi có thể thấy nhiều bức tượng bằng đồng và vô số sản phẩm thủ công tôn giáo. Cả kho kinh điển Tây Tạng gói trong những tấm vải vàng và gấm thêu kim tuyến chồng chất đầy những kệ sách được làm theo truyền thống. Trung tâm của phòng được chiếm ưu thế bởi một bàn thờ trang trí công phu. Một bức tượng - cao không quá hai bộ được đặt trong một ngôi điện nho nhỏ bằng gỗ và thủy tinh - thật là một nơi đáng ngưỡng mộ. Không gian trầm lặng tuyệt đẹp, một sự thanh lịch bình dị.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 6045)
Chuông báo thức đúng 4 giờ sáng. Tôi bấm nút tắt với sự thư thái. Tôi đã mua chiếc đồng hồ du lịch một ngày trước tại một cửa hàng, và tôi đã lo lắng rằng không biết nó có hoạt động chính xác hay không. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lần thất vọng trong quá khứ với những chiếc đồng hồ do Ấn Độ sản xuất.