Trong Khi Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump Nồng Ấm Với Trung Quốc, Phái Đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ Thăm Viếng Đức Đạt Lai Lạt Ma

11 Tháng Năm 201709:05(Xem: 5105)

TRONG KHI TỔNG THỐNG HOA KỲ DONALD TRUMP
NỒNG ẤM VỚI TRUNG QUỐC,
PHÁI ĐOÀN QUỐC HỘI HOA KỲ
THĂM VIẾNG ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tịnh Thủy chuyển ngữ

Chuyến đi này dường như làm cho Bắc Kinh tức giận
vì họ coi Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một kẻ gây chia rẽ nguy hiểm.


DHARAMSALA, India, May 9 (Reuters) Một phái đoàn dân biểu quốc hội Hoa Kỳ đã đến thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma tại trụ sở chính của ngài ở Ấn Độ hôm thứ ba, nhằm thu hút sự chú ý của thế giới đến vấn đề nhân quyềnTây Tạng khi Tổng thống Donald Trump có quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Nancy Pelosi đã cùng với một phái đoàn lưỡng đảng quốc hội Hoa Kỳ tới thị trấn đồi Himalaya (Dharamsala), thủ phủ của nhà lãnh đạo Phật giáo 81 tuổi này, một chuyến đi có thể làm cho Bắc Kinh lo lắng về người mà họ luôn cho rằng một kẻ gây chia rẽ nguy hiểm.

"Khi đến thăm viếng Đức Đạt Lai Lạt Ma, phái đoàn lưỡng đảng của chúng tôi đến trong tinh thần đức tin và hòa bình của ngài. Chúng tôi đến đây với sự truyền cảm từ ngài và chứng tỏ sự cam kết của chúng tôi đối với người Tây Tạng, với đức tin, văn hoá và ngôn ngữ của họ ", Pelosi nói.

Cuộc thăm viếng của các nhà lập pháp diễn ra trong một thời gian nhạy cảm đối với Trump. Trong chiến dịch tranh cử, Trump đã cho rằng Trung Quốc là một nước chuyên buôn lậu và thao túng tiền tệ, nhưng hiện giờ Trump đang tìm kiếm sự ủng hộ của Chủ tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping) để ngăn chặn Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân..

Sau cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 năm ngoái, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ông rất muốn gặp nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vào bất cứ khi nào. Bây giờ dường như người đoạt giải Nobel hòa bình (Đức Đạt Lai Lạt Ma) không phải là người sẽ nhận được lời mời của Tòa Bạch Ốc - một vinh dự mà các tổng thống Hoa Kỳ trước đây đã làm.

Tuần trước, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã làm giảm vai trò nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, làm dấy lên lo ngại rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã vượt thoát Tây Tạng đến Ấn Độ vào năm 1959, có thể mất một người bạn trong các người bạn cuối cùng của ngài ở phương Tây.

blankNhà lãnh đạo khối thiểu số Hạ Viện Nancy Pelosi thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma vào Thứ Ba ngày 9 tháng 5 năm 2017 tại trú xứ của ngài ở Dharamsala, India.


LẦN VIẾNG THĂM TRƯỚC

Cuộc viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối của Bà Pelosi vào năm 2008, sau cuộc đàn áp của Trung Quốc về cuộc nổi dậy ở Tây Tạng, trùng hợp với Thế vận hội Bắc Kinh.

Kể từ đó, các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền cho hay, tình hình tại khu tự trị Tây Tạng đã trở nên tồi tệ khi nhà cầm quyền giải quyết các bất đồng quan điểmtheo đuổi các chính sách có hệ thống để đồng hóa người Tây Tạng.

Meenakshi Ganguly, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền của Nam Á, nói: "Mức độ đàn ápTây Tạng đã cực kỳ gia tăng.”

Số người vượt thoát từ Tây Tạng sang các quốc gia lân cận Ấn Độ và Nepal đã chậm lại, đang châm ngòi cho sự sống còn của cộng đồng di dân Tây Tạng ở Nam Á, cô nói thêm.

taytang-05Các báo cáo tiếp tục xuất hiện từ Tây Tạng về các hành động phản đối chế độ cai trị của Trung Quốc. Một sinh viên 16 tuổi, hát lên tiếng nói "Tây Tạng muốn tự do" và "Hãy để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại Tây Tạng," đã tự châm lửa thiêu mình vào ngày 2 tháng 5, đài phát thanh Á Châu Tự Do tiếng Tây Tạng đã báo cáo.

Dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ Jim McGovern, một đảng viên Dân chủ đi cùng với bà Pelosi, đã kêu gọi một chính sách mới của Mỹ đối với Tây Tạng để bảo vệ danh tính của người dân Tây Tạng tranh đấu cho nhân quyền và cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền.

ÁP DỤNG ÁP LỰC

Trung Quốc đã áp lực lên các chính phủ nước ngoài không được tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma trong khi họ củng cố cầm quyền ở Tây Tạng từ khi chiếm giữ vào năm 1950, cái mà họ gọi là "cuộc giải phóng hòa bình".

Gần đây nhất, Bắc Kinh đã lên án chính phủ Ấn Độ đã tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài đến bang Arunachal Pradesh thuộc vùng đông bắc Ấn Độ - lãnh thổ mà họ tự nhận là miền Nam của Tây Tạng - để giảng dạy đạo pháp cho đồng bào Phật tử.

Chuyến đi đó đã làm dấy lên ý kiến cho rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn thăm vấn với các vị trưởng lão về người kế vị ông. Phật giáo Tây Tạng cho rằng thần thức của một vị lạt ma cao cấp được tái sinh sau khi qua đời.

Trung Quốc nói rằng truyền thống tái sinh này phải được tiếp tục và các nhà lãnh đạo cộng sản vô thần có quyền phê chuẩn người kế vị Đạt Lai Lạt Ma, như một di sản thừa hưởng từ các vị hoàng đế Trung Quốc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị chấm dứt truyền thống tái sinh, khi ngài qua đời. Trung Quốc cáo buộc ông ta phản bội, và thiếu tôn trọng tôn giáo Tây Tạng, bằng cách nói rằng có thể không có sự tái sinh trong tương lai.

Tịnh Thủy chuyển ngữ

Bản gốc: http://www.huffingtonpost.com/entry/dalai-lama-us-lawmakers-meet_us_591189c1e4b0d5d9049f945e

Dưới đây là một số hình ảnh chuyến đi của phái đoàn lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ: (Photo/OOHHDL/Tenzin Choejor)
blank
blankblank
blank

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5952)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6420)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6796)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7038)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9482)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7625)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10903)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 6984)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,