Như Thị Ngã Văn - Từ Xa, Nghĩ Về Vài Vấn Đề Của Phật Giáo Tại Nước Ta - Trí Tánh Đỗ Hữu Tài

14 Tháng Mười 201000:00(Xem: 22514)

TRÍ TÁNH ĐỖ HỮU TÀI
nhuthingavan-02
TỪ XA, NGHĨ VỀ VÀI VẤN ĐỀ CỦA PHẬT GIÁO TẠI NƯỚC TA 
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - 2008,
NHÀ XUẤT BẢN TÂN VĂN - 2008
Ấn Bản Điện Tử 2009 USA

nhuthingavan-bia1smnhuthingavan-bia2sm


Lý do tồn tại của Giáo hội là Tăng Ni, Phật tử. Nói khác đi, mỗi Tăng Ni, Phật tử có quyền và có trách nhiệm xây dựng ngôi nhà Giáo hội, để Giáo hội thực sự là điểm kết nối tâm sức của người con Phật trong công cuộc duy trì Chánh pháp và Hộ quốc an dân.

Từ ý niệm tha thiết muốn có một Giáo hội Phật giáo Việt Nam như thế, tác giả Trí Tánh Đỗ Hữu Tài, một trí thức hải ngoại đã có nhiều bài viết, trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến nhiều vấn đề đang là lực cản cho sự phát triển của Phật giáo tại quê nhà, phần lớn dựa vào các thông tin mà tác giả đã thu thập thực tế qua các chuyến đi xuyên Việt, những chuyến du khảo và nghiên cứu xã hội cá nhân trong nhiều lần về quê nhà.

Phần lớn các bài viết sau những chuyến đi thực tế đó đã được đăng tải trên tạp chí Văn Hóa Phật Giáo và một số trang nhà điện tử trong và ngoài nước, với bút danh là Nguyễn Kha. Cuốn sách này là tập hợp một số bài, chưa phải là đầy đủ các bài viết của tác giả, vì một số lý do khách quan nào đó, nhưng cũng có thể phác thảo bức tranh về hiện trạng Phật giáo Việt Nam với nhiều kết luận khả tín.

Cuốn sách gồm 2 phần, với 14 bài viết, gói gọn trong 144 trang, là cuốn sách đầu tiên về các vấn đề của Phật giáo Việt Nam, rất đáng để đọc. Sách do Nxb. Lao Động cấp giấy phép, quý 4-2008.

(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Xuân Kỷ Sửu)



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6690)
Lời ban biên tập - Nhà báo Malcolm Browne là một trong những nhân chứng người nước ngoài có mặt tại sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn vào ngày 11-6-1963, ông đã chụp liên tục khoảng 10 cuộn phim ghi lại hình ảnh HT.Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân mà trong đó có một bức ảnh được xem là biểu tượng đã mang lại cho ông giải thưởng ảnh báo chí quốc tế năm 1963 và đoạt giải Pulitzer vào năm 1964. Trước khi từ giã cõi đời vào ngày 27-8-2012 ở tuổi 81 tại Hoa Kỳ, ông đã có cuộc trò chuyện với Patrick Witty, biên tập viên hình ảnh của Tạp chí Time tại nhà riêng của ông ở Vermont, Hoa Kỳ về sự kiện lịch sử mà ông là nhân chứng. Chúng tôi trân trọng gởi đến quý độc giả nội dung của buổi trò chuyện giữa hai người qua bản dịch Việt của Tường Anh và Tịnh Thủy hiệu đính.