Trà tỳ nhục thân Trưởng lão Pháp chủ Pháp sư Thích Giác Nhiên lưu xá lợi

21 Tháng Tám 201515:34(Xem: 9868)

blank
TRÀ TỲ NHỤC THÂN TRƯỞNG LÃO PHÁP CHỦ - PHÁP SƯ
THÍCH GIÁC NHIÊN LƯU XÁ LỢI
Bài viết và ảnh: Tỳ kheo Thích Giác Chinh

Xá lợi là gì?

Xá-lợi hay Xá-lị, trong Tam tạng kinh điển tiếng Phạn thường hay nhắc đến bằng Danh từ: शरीर (sarira); 舍利). Và được biết đến do âm tiếng Phạn là Sàrìrikadhàtu.

Xá lợi là những hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo. "Danh từ: शरीर Xá-lị" còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo, mà khoa học hiện đại chưa giải thích thuyết phục được nguyên lí hình thành của các hạt này. Đây là các bảo vật của thế giới Phật giáo.

Xá Lợi của Đức Phật là đầu tiên và quý nhất. Sau này có những vị Thánh Tăng và các vị Đạo Sư đắc đạo, sau khi làm lễ trà tỳ, đệ tử cũng thâu được nhiều Xá Lợi. Tất cả những đồ dùng là di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như y, bình bát, tích trượng, v.v. đều gọi là Xá Lợi.

Theo truyền thống của đạo Phật, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn thi thể Phật Thích Ca được phật tử hỏa táng. Sau khi lửa tàn, người ta tìm thấy trong tro có rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý, tất cả được 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu.

Nguyên nhân hình thành

Theo những nghiên cứu Y khoa và Khoa học Nhân chủng, các phòng thí nghiệm đa cấp sinh học, v.v... đã có nhiều giả thuyết giải thích sự hình thành của xá lợi như sau:

- Hình thành từ thói quen ăn uống đồ chay: Các nhà sư do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lị. Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục vì có nhiều người cũng người ăn chay trên thế giới nhưng hỏa táng lại không có xá lị, Số người theo đạo Phật nhiều nhưng cơ thể những tín đồ bình thường lại không có xá lị.

- Hình thành do bệnh lý: Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xá lị là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật... Tuy vậy giả thiết này cũng không thuyết phục vì sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên không hề phát hiện xá lị. Mặt khác, những cao tăng có xá lị sinh thời thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao.

- Theo quan điểm duy tâm và tâm linh của Nhà Phật thì cho rằng xá lị là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện và là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện viên thành đạo quả tu tập miên mật Giới – Định - Tuệ.

Thông thông tin nhân được và Những hình ảnh từ Biệt thất chư Tăng thì Đức Ngài Pháp chủ - Pháp sư Thích Giác Nhiên sau khi Cung tống Kim quan trà tỳ thì lưu lại Xá lợi. Hiện tại, Chư tôn Thiền Đức đang tiến hành thanh lọc tro cốt và lựa chọn Xá lợi để tôn trí, nhập Bảo tháp thờ và sẽ tổ chức Lễ Đảnh lễ thăm viếng chiêm ngưỡng Xá lợi của Đức Ngài Pháp chủ.

Cung kính đảnh lễ Xá lợi Đức Pháp chủ - Pháp sư Thích Giác Nhiên.
cac de tu lua xá lọi
xl6xl4

Tỳ kheo Thích Giác Chinh.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2016(Xem: 6012)
Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo, Phật tử Việt Nam tiếp nhận ba truyền thống Tu Tập chính yếu, đó là Thiền, Tịnh và Mật; nếu vận dụng tu tập đúng pháp thì có khả năng giải hóa mọi phiền não và được giải thoát. Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 6292)
Có những mất mát không gì bù đắp được, có những sự chia ly diệu kỳ như huyền sử. Kẻ ở cứ mãi nhớ thương, hồi ức đong đầy nơi khóe mắt. Người đi mỉm cười thinh lặng vô ngôn, có chút tiếc nuối mình vẫn chưa làm được gì nhiều cho đạo pháp như lòng hằng mong muốn. Cầu nguyện Hòa Thượng sớm trở lại cõi Ta Bà để giáo hóa chúng sinh. Nước sông Côn, đầm Thị Nại, biển Đề Gi, ngày đó sẽ xanh hơn trong hơn, cá nhởn nhơ bơi lội từng đàn trong giòng nước mát rượi như cam lồ tịnh thủy.Chúng con mãi mãi ngóng đợi trông chờ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5663)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, lòng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đã làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cách nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 7670)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ.
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 6213)
Danh từ Nhân gian Phật giáo xuất hiện lần đầu tại Việt Nam trên Tuần báo Đuốc Tuệ do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tại Hà Nội. Số đầu ra ngày 10/12/1935. Đuốc Tuệ hoạt động được 10 năm thì bị đình bản vì có cuộc cách mạng giành độc lập năm 1945.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 8057)
Từ khi biết đến tác phẩm quý “Thiền sư Khương Tăng Hội” này tôi đã đi rất nhiều chùa để tìm xem ở những đâu có thờ Tổ Khương Tăng Hội. Tiếc thay, tìm mãi mà không thấy. Nơi nơi chỉ thấy thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, một vị tổ người Ấn Độ đã mang Đạo Phật vào Trung Quốc rồi sau này mới lan sang đến Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6485)
Khi học về truyền thống sinh động của thiền tập đạo Bụt, chúng ta đã bắt đầu từ Ấn Độ rồi sang Việt Nam. Khi nói về thiền Việt Nam, chúng ta có cơ hội xét lại thiền tông ở Trung Quốc. Chúng ta làm khác với cách thông thường là từ Ấn Độ đi sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc mới về Việt Nam. Lý do là vì ở Việt Nam chúng ta có thiền phái Tăng Hội, được thiết lập vào thế kỷ thứ 3, tức 300 năm trước ngày tổ Bồ-Đề Đạt-Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa để dạy thiền.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6890)
Bài này viết được là nhờ thu thập công trình nghiên cứu trong luận án Phó Tiến sĩ của Budden Gyoshi (Phật Điển Hành Tư): Buddhism in Vietnam, the Period of Introduction and Development (Murdoch University, 1979).
23 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6262)
Thầy Thích Hạnh Tuấn là một trong những bậc Tăng tài của Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng và của Phật Giáo Việt Nam nói chung trong thời đại ngày nay.