Lời Tựa Tái Bản

04 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8310)

THIỀN SƯ VIỆT NAM

Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh 1992

LỜI TỰA TÁI BẢN QUYỂN THIỀN SƯ VIỆT NAM

Năm 1972 chúng tôi đã cho xuất bản quyển Thiền sư Việt Nam vì nhu cầu dạy cho Tăng, Ni ở Thiền viện Chân Không. Những tư liệu chúng tôi góp nhặt được từ thư viện Đại học Vạn Hạnh. Trong lúc đất nước còn phân chia, sự giao thông bị ngăn cách, nên chúng tôi không biết miền Bắc chùa chiền và di tích lịch sử Phật giáo như thế nào.

Mãi đến năm 1987, chúng tôi được dịp đi ra Bắc và viếng một ít chùa gần Thủ đô, chúng tôi mới thấy một khiếm khuyết lớn lao trong quyển Thiền sư Việt Nam của chúng tôi. Vì ở đây còn bao nhiêu di tích Phật giáo cũng như nhiều vị Thiền sư mà trước kia tôi chưa từng biết. Chúng tôi tự thấy bất an vì việc làm của mình còn rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi thầm nguyện có cơ hội tốt sẽ đi viếng hết những di tích Phật giáo quan trọng ở miền Bắc, để tìm thêm tư liệu còn sót lại mà trước kia chúng tôi không biết.

Được mãn nguyện, năm 1990 đủ duyên chúng tôi ra Bắc ngót hai mươi ngày, chiêm bái các thánh tích và các ngôi cổ tự còn lại, đồng thời sưu tầm một số tư liệu để bổ túc quyển Thiền sư Việt Nam của chúng tôi. Được sự ủng hộ của quí Hòa thượng, Thượng tọa và Đại đức Tăng, Ni ở các chùa miền Bắc nên việc thu thập tư liệu của chúng tôi được kết quả khiêm tốn. Với thời gian hai mươi ngày, chúng tôi không thể thực hiện đầy đủ những điều chúng tôi mong muốn.

Gần đây, lại được các học giả lưu tâm nghiên cứu nền văn hoá Phật giáo Việt Nam, đã in ra nhiều quyển sách có giá trị như: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I - II của Nguyễn Lang, Thơ Văn Lý Trần I - II - III của Viện Văn Học Việt Nam, Tuyển Tập Văn Bia Hà Nội của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm... là những tư liệu quí báu giúp nhiều cho chúng tôi.

Chúng tôi lại được một Phật tử góp sức là Nguyễn Hiền Đức sưu tầm tư liệu các Thiền sư miền Nam để bổ túc phần thiếu sót trước kia chúng tôi chưa từng nói đến. Nhờ đó, tái bản quyển Thiền Sư Việt Nam lần này có phần tạm đủ hơn trước nhiều.

Khi quyển Thiền sư Việt Nam được tái bản là chúng tôi tạm thấy an lòng phần nào, vì trọng trách của mình đã nhẹ bớt. Tuy nhiên như thế chưa gọi là đủ, chúng tôi mong những người sau này sẽ thu nhặt được nhiều tư liệu hơn để viết lại một quyển Thiền sư Việt Nam thật đầy đủ, đó là điều mong ước của chúng tôi.
Chúng tôi xin tri ân những vị đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ trong việc tái bản quyển Thiền sư Việt Nam. Vì công tác khó khăn này, một cá nhân không thể nào làm được.

THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU, Mùa An Cư năm 1991
THÍCH THANH TỪ

Theo Dòng Sự Kiện:
Toàn Tập Minh Châu Hương Hải
Nghiên Cứu Về Thiền Uyển Tập Anh
Nghiên Cứu Trần Nhân Tông
Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục Giảng Giải, HT. Thích Thanh Từ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 8746)
Phật Giáo Việt và Phật Giáo Tàu có mối tương quan tương duyên đặc biệt kéo dài cả ngàn năm. Nhưng thực chất thì Phật Giáo Việt không lệ thuộc Phật Giáo Tàu. Trong quá trình lịch sử, Phật Giáo Việt mở rộng tâm và trí để tiếp thu có gạn lọc và sáng tạo những tinh hoa của Phật Giáo Tàu nói riêng và các trào lưu văn hóa nói chung để làm giàu thêm cho gia tài tâm linh quý báu của mình.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 7659)
Ngày xưa Đức Phật bỏ cung vàng điện ngọc, dầm mưa dãi nắng, ăn đói mặc rách suốt 49 ngày đêm thiền định dưới gốc bồ đề mới tìm ra chân lý giải thoát. Ngày nay có những người xưng là đệ tử Phật gia nhưng hám mùi tiền, tham danh lợi, có cuộc sống đầy đủ tiện nghi không khác chi hàng quyền quý. Đã bước chân vào chốn 'Không Môn' chắc hẳn các vị ấy đều biết câu 'vô thường', 'giả tướng'?
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 4840)
12 Tháng Mười 2014(Xem: 13899)
Tôi lặng người nhìn bức hình Tuệ Sỹ, vẫn gương mặt xương xẩu, vẫn đôi má lỏm sâu, vẫn cặp mắt rực sáng, vẫn gầy còm, chỉ là tóc đã bạc màu, y vàng nghiêm trang, kính cẩn cầm ba nén hương to, quì trước bàn thờ với bức ảnh hiền từ với nụ cười an lạc của Ôn.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 14127)
Đáng lý ra thì ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự được xây dựng quy mô lớn lao theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên La Mã. Nhưng vì sự tranh đấu liên tục của giáo hội lúc bấy giờ nên chưa xây dựng ngôi chùa theo đồ án và rồi sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975 thì có thời gian 10 năm chùa bị hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng… Nay chính quyền thành phố đã hoàn trả thêm 7000 mét vuông và GHPGVN đang xúc tiến xây lại toàn bộ Việt Nam Quốc Tự với kinh phí dự trù 150 tỷ đồng…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15589)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
26 Tháng Chín 2014(Xem: 7256)
Đạo Phật có trên hai mươi lăm bộ phái và 2500 năm lịch sử. Con đường tồn tại và phát triển của đạo Phật cho đến ngày hôm nay về mặt lý thuyết cũng như thực hành là con đường Trung Đạo. Cho nên, trung đạo là chánh đạo. Nghiêng lệch một ly là đi một dặm. Vũ khí thiện xảo nhất của Phật giáo dùng để đối trị với những thế lực đối nghịch – đối nghịch tự thân phát xuất từ bên trong và đối nghịch ngoại cảnh tác dụng từ bên ngoài – là tinh thần Trung Đạo.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 5938)
Thiền phái Trúc Lâm được Hòa thượng Thanh Từ khôi phục lại, đang phát triển rộng ở Việt Nam. Cũng là lúc Việt Nam đang bị giặc ngoại xâm quấy phá. Chợt nghĩ đến thời thịnh trị của các vua Trần. Một dòng họ có đến 5 vị vua đều là phật tử, vừa trị vì đất nước, vừa nghiên cứu nội điển tu hành, vừa khuyến giáo dân chúng hành thập thiện. Có lẽ vì thế mà không có thời đại nào vàng son như thời đại của chư vị, nhất là vào thời của Trần Nhân Tông. Không phải chỉ ở mặt phát triển đất nước mà cả ở việc giữ gìn bờ cõi. Nhưng do đâu có sự thịnh trị đó?