Thiều Chửu - "Nhân Vật Phật Giáo Xuất Chúng" - Nguyễn Hải Hoành

09 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 9974)


THIỀU CHỬU

NHÂN VẬT PHẬT GIÁO XUẤT CHÚNG
Nguyễn Hải Hoành


"Ngày nay nhìn lại, thật đáng kinh ngạc về tư tưởng sâu sắc và mạnh mẽ của ông về nhân dân. Đó là một tư tưởng xã hội có tầm cao rất đáng để chúng ta chiêm nghiệm... Tính thời sự vẫn còn nguyên" - nhà văn Nguyên Ngọc viết về Thiều Chửu. 

Học và thực hành Phật Giáo Nhân Gian

blank

Thiều Chửu góp công lớn trong sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ (1934), nhưng khi Hội mời vào Ban Trị sự thì ông lại do dự vì thấy Ban này có mấy vị quan cai trị. Sau cùng ông nhận lời với ý nghĩ có thể lợi dụng Hội này để thực hành cái chí đánh đổ chế độ thối nát của nhà chùa thời đó. [11] 

Nói là làm. Ông kiến nghị lập nhà in. Hội đồng ý và giao ông quản lý nhà in Đuốc Tuệ. Tiếp đó ông được giao phụ trách tài chính của Ban Hưng công chùa Quán Sứ (1938-1942).

Thiều Chửu viết rất nhiều, tuyên truyền Phật Giáo Nhân gian, phê phán tệ mê tín dị đoan trong Phật sự. 

Ông cũng sáng tác thơ ca. Nhà thơ Đinh Công Vĩ hết lời ca ngợi trong bài “Cư sĩ Thiều Chửu với cả một trời thơ”. [12] 
Năm 1943, ông soạn cuốn “Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính”, chủ yếu dùng triết lý Phật Học để giải thích. Coi tập thơ Nôm khuyết danh đó là kinh Phật, Thiều Chửu là người đầu tiên nói nước ta có kinh Phật. 

“Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX” xuất bản năm 1952 – tác phẩm cuối cùng, viết bằng máu và nước mắt, như lời học giả Vũ Tuấn Sán [15], thể hiện quan điểm của một Phật Tử chân chính, tiên tiến, yêu nước, kiên quyết vạch mặt một số tăng sĩ vùng địch chiếm mưu mô thần bí hóa đạo Phật, qua đó làm nhụt tinh thần kháng chiến của dân tộc. 

Ông kêu gọi Tăng sĩ đoàn kết trong một tổ chức Phật Giáo thống nhất; Lao động tự nuôi thân bằng các nghề làm ruộng, công nghệ, giáo dục, y tế; Học và thực hành Phật Giáo Nhân Gian; Góp tài lực cải thiện đời sống nhân dân.

Ngót 30 năm cầm bút, Thiều Chửu để lại 93 tác phẩm viết và dịch [13]. Đáng chú ý là tác phẩm “Phép nuôi con” (1926) và “Tự điển Hán Việt” xuất bản năm 1942.

Học giả Lê Mạnh Thát nói: "Những người Việt học Hán văn không thể không cúi đầu tri ân công trình văn hóa bất hủ này". [14] Mới đây một nhóm người Việt ở Pháp biên soạn lại thành “Tự điển Hán Việt Thiều Chửu điện tử” và phổ biến miễn phí trên http://www.viethoc.org.

Nguyện làm Phật sự

Thiều Chửu từng khước từ làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội trong Chính phủ Cách mạng lâm thời để nguyện một đời làm Phật sự. [17]

Hồi làm hiệu thuốc ở Ngã Tư Sở, ông dành ba buổi tối mỗi tuần đến chùa Sở (tức chùa Phúc Khánh) dạy các nhà sư học chữ Hán. Thời gian ở hiệu sách Hòa Ký và nhà in Đuốc Tuệ, tối nào ông cũng dạy chữ Hán, Quốc ngữ, cách trí, sử ký, địa dư cho đồng nghiệp. 

Ông cùng học giả Nguyễn Văn Tố và mấy người nữa đồng sáng lập Hội Truyền bá Quốc Ngữ và hăng hái làm mọi việc Hội phân công. Hồi tản cư kháng chiến, tới đâu ông cũng mở trường dạy chữ cho trẻ em và người lớn.

Thiều Chửu còn giảng dạy triết lý Phật học cho nhiều người. Một số học trò ông sau trở thành những vị chân tu uy tín cao như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, sau là Pháp chủ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Giáo sư Trần Việt Quang sau là đại tá quân đội và Ni sư Đàm Ánh - một nhà từ thiện có tiếng.

Ông từng dự đoán, khi khoa học phát triển cao, "các tôn giáo có lập trường thần bí tất sẽ bị đào thải. Thế giới ngày nay không ai không tin khoa học... Lập trường của Phật Giáo trăm phần trăm đúng với cái đích của nhân loại tiến hóa tột bực sẽ tới, lẽ tự nhiên Phật Giáo sẽ không bị đào thải, trái lại càng rực rỡ quang vinh." [19] 

Ông nói, vì các Phật Tử ngày nay làm sai hẳn nguyên tắc của Phật nên đạo Phật "nhất định sẽ bị đào thải nếu ta không mau trở lại cái bản lai diện mục của Phật Giáo". Như vậy ông là một trong số rất ít người cùng thời hiểu được đạo Phật có bản chất khoa học. 

"Phải tận hiếu với nhân dân"

Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét: Thiều Chửu theo đạo Phật với động cơ vì dân. Ông viết bằng chữ hoa câu “Phải tận hiếu với nhân dân. Nhân dân là cha mẹ bao kiếp, là chư Phật vị lai” ngay trang đầu sách “Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX”; ông coi nhân dân là lực lượng duy nhất có thể cải tạo thứ Phật Giáo đã bị tha hóa, và họ chỉ có thể làm được việc đó khi Tăng sĩ trả chùa cho dân... 

"Ngày nay nhìn lại, thật đáng kinh ngạc về tư tưởng sâu sắc và mạnh mẽ đến dường ấy của ông về nhân dân. Đó là một tư tưởng xã hội có tầm cao rất đáng để chúng ta chiêm nghiệm... Tính thời sự của nó hầu như vẫn còn nguyên" [22].

Học giả Vũ Khiêu đánh giá Thiều Chửu là một con người chân chính, một nhà trí thức lớn của dân tộc, và kính tặng đôi câu đối "Nửa kiếp trầm luân, bác cổ thông kim, lòng bốn bể; Trăm năm phù thế, cứu dân báo quốc, phép muôn đời". 

Học giả Vũ Tuấn Sán nhìn nhận Thiều Chửu "là một hiện tượng khá đặc biệt trong giới trí thức ở thế kỷ XX, một người sống cuộc đời thanh cao, hoàn toàn vì lý tưởng". 

Còn Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam thì viết rằng: "Thiều Chửu là nhân vật Phật giáo xuất chúng thế kỷ XX". 

Đại đức Thích Đồng Bổn cũng ngợi ca ông là "bậc Nho sĩ, Đại sĩ, Chí sĩ, rạng danh Tiết sĩ". Sách “Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX" tập I viết: Thiều Chửu là "một Phật Tử xứng đáng tiêu biểu cho hàng cư sĩ trong đạo Phật có công lớn trong lịch sử chấn hưng Phật Giáo miền Bắc" [23].

"Thiên cổ kỳ oan"

Tiếc thay, do sai lầm của đội cải cách ruộng đất nơi ông và đoàn Tế Sinh tạm trú là ấp Đồng Tâm, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, ông bị quy là địa chủ và bị đội "xỉa xói mắng nhiếc luôn ba bốn giờ, vu cho đủ các tội ác, dùng những lời nói rất khinh bỉ hà khắc, chỉ khác với đấu tố là chưa phải quỳ thôi." [24]

Một tháng sau, rạng sáng ngày 15 tháng 7 năm 1954 tức 16 tháng 6 Giáp Ngọ (một ngày sau giỗ cụ Cử Cầu và 12 ngày trước ký kết Hiệp định Geneva), Thiểu Chửu bí mật tự giải thoát đời mình trên dòng sông Cầu chỗ đập Thác Huống. 

Cái chết “Thiên cổ kỳ oan”, vì nước vì dân, không oán hận, không cầu minh oan, chỉ có Bồ Tát mới làm được ấy" (lời học giả Lê Mạnh Thát) [25] đã gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa phương và giới Phật Tử cả nước. 

Ít lâu sau, đội cải cách hạ thành phần ông xuống trung nông. Nhưng ở cái thời kỳ ngạt thở “Nhất Đội nhì Trời”, vụ tự vẫn kinh hoàng đó đã bị lợi dụng để phủ bóng đen lên quá khứ sáng ngời của ông, vì thế không ai dám nhắc đến ông nữa. 

Giữa thập niên 60, bài vị và ảnh ông tại chùa Quán Sứ bị bỏ đi không một lời giải thích. Tới đầu thế kỷ XXI vẫn còn có người ngại minh oan cho Thiều Chửu!

Ni sư Đàm Ánh kể Thiều Chửu có dặn đừng vớt xác ông, nhưng các hậu duệ và học trò không ai nỡ làm thế. Sau hòa bình lập lại, họ trân trọng rước hài cốt ông về Hà Nội mai táng. Hiện nay mộ ông đặt tại nghĩa trang Thanh Tước, số mộ 170-C3. 

Tháng 6-2002, các hậu duệ ông cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và tạp chí Tia Sáng (Bộ Khoa học Công nghệ) đã tổ chức “Sinh hoạt lịch sử tưởng niệm 100 năm sinh nhà văn hóa Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.

Trước khi về với tổ tiên, Thiều Chửu thức trắng đêm viết thư tuyệt mệnh gửi Hồ Chủ Tịch, thư dặn dò các học trò mình phấn đấu theo Kháng chiến chống Pháp đến cùng, và viết lời kết bản Tự Bạch (cũng gửi Hồ Chủ Tịch) như sau: 

"Cái án “mạc tu hữu” (tức vu cáo, ông viết chữ Nho) mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến còn có lẽ; ai ngờ đời nay chính bản thân tôi lại bị, thì tôi còn biết van vỉ làm sao được nữa".

Nguyễn Hải Hoành 
(http://www.tuanvietnam.net/vn/nhanvattrongngay/6417/index.aspx)

Ghi chú:

[11] [12] [13] [14] Nguyễn Đại Đồng, ibid.
[15] Vũ Tuấn Sán: Những người lao động sáng tạo của thế kỷ, Nxb Lao động, Hà Nội 2000
[16] Thiều Chửu: Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2002
[17] Chương Thâu và Hồ Anh Hải, ibid.
[18] Thiều Chửu: Phật học vấn đáp, Nhà in Đuốc Tuệ, Hà Nội 1946
[19] Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX, ibid.
[20] Collected famous quotes from A. Einstein: http://rescomp.stanford.edu/ cheshire/ Einstein quotes.htm) và http://dongtac.net/spip.php?rubrique7
[21] Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Tạp chí Tia Sáng và Nxb Trẻ, 2001
[22] [23] Nguyễn Đại Đồng, ibid.
[24] Tự Bạch, ibid.
[25] Nguyễn Đại Đồng, ibid. 

Xem thêm:
Bồ Tát đời thường và dòng chảy tư tưởng Phật học, Nguyễn Hải Hoành 

10-11-2009 08:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 8717)
Phật Giáo Việt và Phật Giáo Tàu có mối tương quan tương duyên đặc biệt kéo dài cả ngàn năm. Nhưng thực chất thì Phật Giáo Việt không lệ thuộc Phật Giáo Tàu. Trong quá trình lịch sử, Phật Giáo Việt mở rộng tâm và trí để tiếp thu có gạn lọc và sáng tạo những tinh hoa của Phật Giáo Tàu nói riêng và các trào lưu văn hóa nói chung để làm giàu thêm cho gia tài tâm linh quý báu của mình.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 7620)
Ngày xưa Đức Phật bỏ cung vàng điện ngọc, dầm mưa dãi nắng, ăn đói mặc rách suốt 49 ngày đêm thiền định dưới gốc bồ đề mới tìm ra chân lý giải thoát. Ngày nay có những người xưng là đệ tử Phật gia nhưng hám mùi tiền, tham danh lợi, có cuộc sống đầy đủ tiện nghi không khác chi hàng quyền quý. Đã bước chân vào chốn 'Không Môn' chắc hẳn các vị ấy đều biết câu 'vô thường', 'giả tướng'?
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 4814)
12 Tháng Mười 2014(Xem: 13846)
Tôi lặng người nhìn bức hình Tuệ Sỹ, vẫn gương mặt xương xẩu, vẫn đôi má lỏm sâu, vẫn cặp mắt rực sáng, vẫn gầy còm, chỉ là tóc đã bạc màu, y vàng nghiêm trang, kính cẩn cầm ba nén hương to, quì trước bàn thờ với bức ảnh hiền từ với nụ cười an lạc của Ôn.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 14082)
Đáng lý ra thì ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự được xây dựng quy mô lớn lao theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên La Mã. Nhưng vì sự tranh đấu liên tục của giáo hội lúc bấy giờ nên chưa xây dựng ngôi chùa theo đồ án và rồi sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975 thì có thời gian 10 năm chùa bị hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng… Nay chính quyền thành phố đã hoàn trả thêm 7000 mét vuông và GHPGVN đang xúc tiến xây lại toàn bộ Việt Nam Quốc Tự với kinh phí dự trù 150 tỷ đồng…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15506)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
26 Tháng Chín 2014(Xem: 7225)
Đạo Phật có trên hai mươi lăm bộ phái và 2500 năm lịch sử. Con đường tồn tại và phát triển của đạo Phật cho đến ngày hôm nay về mặt lý thuyết cũng như thực hành là con đường Trung Đạo. Cho nên, trung đạo là chánh đạo. Nghiêng lệch một ly là đi một dặm. Vũ khí thiện xảo nhất của Phật giáo dùng để đối trị với những thế lực đối nghịch – đối nghịch tự thân phát xuất từ bên trong và đối nghịch ngoại cảnh tác dụng từ bên ngoài – là tinh thần Trung Đạo.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 5910)
Thiền phái Trúc Lâm được Hòa thượng Thanh Từ khôi phục lại, đang phát triển rộng ở Việt Nam. Cũng là lúc Việt Nam đang bị giặc ngoại xâm quấy phá. Chợt nghĩ đến thời thịnh trị của các vua Trần. Một dòng họ có đến 5 vị vua đều là phật tử, vừa trị vì đất nước, vừa nghiên cứu nội điển tu hành, vừa khuyến giáo dân chúng hành thập thiện. Có lẽ vì thế mà không có thời đại nào vàng son như thời đại của chư vị, nhất là vào thời của Trần Nhân Tông. Không phải chỉ ở mặt phát triển đất nước mà cả ở việc giữ gìn bờ cõi. Nhưng do đâu có sự thịnh trị đó?