Lời Mở Đầu

13 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8885)


ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT

Hoà Thượng Thích Đức Nhuận
Phật Học Viện Quốc Tế California, Hoa Kỳ ấn hành 1998

Lịch sử là ghi chép những hình ảnh, sự kiện và tư tưởng của từng thời đại; đón tìm một tía sáng bất diệt cho tương lai. Mỗi trang sử là một bài thơ hùng tráng, lẫm liệt, đôi khi lại là thất bại khổ đau. có sức mạnh làm rung động tim óc con người không ít. (T.G)

LỜI MỞ ĐẦU

Đây là tập sơ thảo về ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT được viết ra để giảng cho sinh viên "Chứng chỉ năm thứ nhất" của Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, niên khóa 1969 - 1970.

Mục đích của môn học là nhằm giúp cho sinh viên hiểu biết về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam, từ sơ khai đến hiện đại.

. Ngay từ buổi bình minh tự chủ của dân tộc, Đạo Phật đã có những mối duyên liên hệ thắm thiết đến sự tồn vong của dòng sinh mệnh Việt nam: Dân tộc Việt nam, về nhân chủng, có nguồn gốc Mélanesien và Indonesien cùng với các nước Đông Nam Á láng giềng trực tiếp thụ nhận tinh hoa Đạo Phật vốn có chung một truyền thống sinh hoạt văn hóa "nông nghiệp thảo mộc". - Một nền VĂN HOÁ NHÂN BẢN bao dung, trí tuệ và khai phóng, đượm sắc thái hiếu sinh, hiếu hòa, và giải thoát.

Và, như chúng ta đã biết, khi hệ giáo lý Giác Ngộ, Giải thoát và Tự chủ của Đạo Phật được truyền vào Việt Nam thì người Việt đã rất nồng nhiệt hân hoan đón nhận một cách chân tình, coi đó như là Mạch Sống Của Dân Tộc hợp với lối sống tình cảm, tâm linh, đạo đức, suy tư và hành xử của người bản địa.

Do những nhân duyên hội ngộ ấy, Đạo Phật có mặt tại Việt Nam, với chiều sâu và bề dày lịch sử XX thế kỷ, đã cùng với dân tộc phấn đấu giành quyền cho một nước Việt Nam tự chủ, độc lập; đã gây dựng nên một nếp sống "dân phong quốc tục" đẹp làm vẻ vang cho nòi giống Việt. Xuyên qua những đóng góp to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước của Đạo Phật Việt, kể từ các Vương triều: Tiền và Hậu Lý Nam Đế (542 - 603) mở đầu nền tự chủ cho nước nhà; đến nhà Đinh (968 - 980) và Tiền Lê (980 - 1009), Đạo Phật mặc nhiên được triều đình công nhận coi là quốc giáo của toàn dân; sang nhà Lý (1010 - 1225) và tiếp theo nhà Trần (1225 - 1400), Đạo Phật lại càng được phát triển mạnh trong đời sống xã hội. đồng thời mở mang trên khắp mặt sinh hoạt quốc gia, đem an vui hạnh phúc đến với toàn dân; từ bi thương yêu tràn ngập. thì đồng thời nền văn hóa Đại Việt cũng vươn lên tuyệt đỉnh vinh quang!

Với những sự thật lịch sử như đã trình bày, tôi mạo muội đặt tên cho tập tiểu luận: ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT, xin thân tặng toàn thể Phật giáo đồ, những người biết thương yêu tổ quốc Việt Nam và phụng sự chính pháp.

Mùa Sen nở, Phật đản 2527 - TL 1984
Trí Tạng - THÍCH ĐỨC NHUẬN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2016(Xem: 5987)
Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo, Phật tử Việt Nam tiếp nhận ba truyền thống Tu Tập chính yếu, đó là Thiền, Tịnh và Mật; nếu vận dụng tu tập đúng pháp thì có khả năng giải hóa mọi phiền não và được giải thoát. Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 6271)
Có những mất mát không gì bù đắp được, có những sự chia ly diệu kỳ như huyền sử. Kẻ ở cứ mãi nhớ thương, hồi ức đong đầy nơi khóe mắt. Người đi mỉm cười thinh lặng vô ngôn, có chút tiếc nuối mình vẫn chưa làm được gì nhiều cho đạo pháp như lòng hằng mong muốn. Cầu nguyện Hòa Thượng sớm trở lại cõi Ta Bà để giáo hóa chúng sinh. Nước sông Côn, đầm Thị Nại, biển Đề Gi, ngày đó sẽ xanh hơn trong hơn, cá nhởn nhơ bơi lội từng đàn trong giòng nước mát rượi như cam lồ tịnh thủy.Chúng con mãi mãi ngóng đợi trông chờ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5643)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, lòng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đã làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cách nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 7654)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ.
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 6198)
Danh từ Nhân gian Phật giáo xuất hiện lần đầu tại Việt Nam trên Tuần báo Đuốc Tuệ do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tại Hà Nội. Số đầu ra ngày 10/12/1935. Đuốc Tuệ hoạt động được 10 năm thì bị đình bản vì có cuộc cách mạng giành độc lập năm 1945.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 8032)
Từ khi biết đến tác phẩm quý “Thiền sư Khương Tăng Hội” này tôi đã đi rất nhiều chùa để tìm xem ở những đâu có thờ Tổ Khương Tăng Hội. Tiếc thay, tìm mãi mà không thấy. Nơi nơi chỉ thấy thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, một vị tổ người Ấn Độ đã mang Đạo Phật vào Trung Quốc rồi sau này mới lan sang đến Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6475)
Khi học về truyền thống sinh động của thiền tập đạo Bụt, chúng ta đã bắt đầu từ Ấn Độ rồi sang Việt Nam. Khi nói về thiền Việt Nam, chúng ta có cơ hội xét lại thiền tông ở Trung Quốc. Chúng ta làm khác với cách thông thường là từ Ấn Độ đi sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc mới về Việt Nam. Lý do là vì ở Việt Nam chúng ta có thiền phái Tăng Hội, được thiết lập vào thế kỷ thứ 3, tức 300 năm trước ngày tổ Bồ-Đề Đạt-Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa để dạy thiền.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6882)
Bài này viết được là nhờ thu thập công trình nghiên cứu trong luận án Phó Tiến sĩ của Budden Gyoshi (Phật Điển Hành Tư): Buddhism in Vietnam, the Period of Introduction and Development (Murdoch University, 1979).
23 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6246)
Thầy Thích Hạnh Tuấn là một trong những bậc Tăng tài của Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng và của Phật Giáo Việt Nam nói chung trong thời đại ngày nay.