07-(b)về Văn Học (2)

21 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 6334)

NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN CỦA ĐẠO PHẬT

CHO DÂN TỘC, DƯỚI TRIỀU LÝ (1010 - 1225)
Hòa Thượng. Thích Đức Nhuận



Thiền sư NGỘ ẤN:

 

Diệu tính hư vô bất khả phan,

Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.

Ngọc phần sơn thượng sắùc thường nhuận,

Liên phát lô trung thấp vị can.

 

Dịch:

Chân Như Diệu Tính". vô ngôn thuyết,

Chỉ ngộ Chân Như mới hiểu thôi,

Trên núi ngọc thiêu màu tỏa sáng

Trong lò sen nở sắc khoe tươi.

 

  • ·Thiền sư VIÊN CHIẾU:

 

Ly hạ trùng dương cúc,

Chi đầu thục khí oanh

Trú tắc kim ô chiếu,

Dạ lai ngọc thố minh.

 

 

Dịch:

Dưới giậu, cúc thu nở

Đầu cành chim xuân ca,

Ngày ngày mặt trời chiếu,

Đêm đến trăng hiện ra.

 

  • ·Thiền sư MÃN GIÁC:

 

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

 

Dịch:

Xuân đi, trăm hoa rụng

Xuân đến nở. trăm hoa.

Trước mắt, đời chuyển biến!

Đầu xanh tuyết điểm pha.

Đừng nghĩ:

Xuân tàn hoa rụng hết

Bên thềm, mai nở trắng... đêm qua!

 

  • ·Đoàn Văn Khâm truy tặng thiền sư CHÂN KHÔNG

 

Hạnh cao triều dã chấn thanh phong,

Tích trụ như vân mộ tập long.

Nhân vũ hốt kinh băng tuệ đống

Đạo lâm trường thán yển trinh tùng!

Phần oanh bích thảo thiêm tân tháp.

Thủy trám thanh sơn nhận cựu dung.

Tịch tịch thiền quan thùy cánh khấu,

Kinh qua sầu thính mộ thiền chung.

 

Đoàn Thăng dịch:

Tiếng lừng ngoài nội với trong triều,

Môn đệ rồng mây quấn quít theo

Thương xót nhà nhân cây cột đổ,

Ngậm ngùi vườn đạo gốc tùng xiêu.

Non xanh tưởng thấy chân dung cũ

Tháp mới bên mồ cỏ biếc leo.

Vắng vẻ cửa Thiền ai kẻ gõ,

Qua đây buồn lắng tiếng chuông chiều.

(TVLT, Tì)

 

  • ·Thiền sư KHÔNG LỘ:

 

Trạch đắc long xà địa khả cư,

Dã tình chung nhật lạc vô dư.

Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh,

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

 

Kiều Thu Hoạch dịch:

Kiểu đất long xà chọn được nơi

Tình quê lai láng chẳng hề vơi

Có khi xông thẳng lên đầu núi

Một tiếng kêu vang, lạnh cả trời.

(TVLT TI )

 

Nguyễn Lang dịch:

Chọn nơi địa thế đẹp sông hồ

Vui với tình quê quên sớm trưa

Có lúc trèo lên đầu chóp núi.

Kêu dài một tiếng lạnh hư vô.

(VNPGSL TI)

 

  • ·Đoàn Văn Khâm vãn Thiền sư QUẢNG TRÍ:

 

Lâm loan bạch thủ độn kinh thành,

Phất tụ cao sơn viễn cánh hinh

Kỷ nguyện tịnh cân xu trượng tịch,

Hốt văn di lý yếm thiền quynh.

Trai đình u điểu không đề nguyệt,

Mộ tháp thùy nhân vị tác minh.

Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt,

Viện tiền sơn thủy thị chân hình.

 

Ngô Tất Tố dịch:

Lánh chợ vào rừng, tóc bạc phơ

Non cao giũ áo ngát hương thừa.

Trùm khăn những muốn hầu bên chiếu,

Treo dép đà nghe khép cửa chùa.

Trăng dọi sân trai, chim khắc khoải,

Tháp không bia chữ, mộ thờ ơ.

Bạn thiền thôi cũng đừng thương xót!

Non nước ngoài am, đó dáng xưa.

(VHĐL, TI)

 

  • ·Thiền sư KHÁNH HỶ:

 

Lao sinh hưu vấn sắc kiêm không,

Học đạo vô qua phỏng tổ tông.

Thiên ngoại mịch tâm nan định thể,

Nhân gian thực quế khởi thành tùng.

Càn khôn tận thị mao đầu thượng,

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.

Đại dụng hiện tiền, quyền tại thủ,

Thùy tri phàm thánh dữ tây đông?

 

Đồ Nam Tử dịch:

Cõi trần chi kể sắc cùng không,

Học đạo thì theo phép tổ tông.

Tâm ngoài trời dễ tìm đâu thấy,

Quế cung trăng há xuống đây trồng.

Nhật nguyệt thu vào trong hạt cải,

Kiền khôn hiện giữa lỗ chân lông.

Đại dụng sao cho tay nắm chắc.

Nào ai thánh trí, ai phàm dong.

(Ng. S. Đuốc Tuệ)

 

Đào Phương Bình dịch:

Kiếp trần khoan nói sắc cùng không,

Học đạo gì hơn hỏi tổ tông.

Tâm kiếm ngoài trời không định thể,

Quế trồng cõi tục há đâm bông,

Mảy lông chứa cả kiền không rộng

Hạt cải thu gồm nhật nguyệt trong.

Trước mắt, nắm ngay công dụng lớn,

Ai hay phàm thánh với Tây Đông.

(VTLT, TI)

 

  • ·Thiền sư KHÔNG LỘ:

 

Vạn Lý thanh giang vạn lý thiên,

Nhất thôn tang giá nhất thôn yên.

Ngư ông thùy trước vô nhân hóan,

Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền.

 

Kiều Thu Hoạch dịch:

Trời xanh nước biếc muôn trùng,

Một thôn sương khói, một vùng dâu đay

Ông chài ngủ tít ai hay,

Quá trưa tỉnh dậy, tuyết bay đầy thuyền.

(TVLT, TI)

 

  • ·Thiền sư QUẢNG NGHIÊM:

 

Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ,

Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.

Nam nhi tự hữu xung thiên chí,

Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.

 

Dịch:

Lìa tịch diệt, bàn câu tịch diệt,

Chứng vô sinh hãy thuyết vô sinh.

Tài trai tự chủ tròn thiên chí;

Khoan. vọng Như Lai - thẳng lộ trình.

 

  • ·Thiền sư MINH TRÍ:

 

Tùng phong thủy nguyệt minh,

Vô ảnh diệc vô hình

Sắc thân giá cá thị,

Không không tầm hưởng thanh.

 

Nam Trân dịch:

Gió cành thông, lòng sông trăng sáng,

Bóng cũng không, hình dáng cũng không.

Sắc thân, thân sắc đều không,

Như tìm tiếng dội trong vòng hư vô.

(TVLT, TI)

 

  • ·ThiỀN Sư THƯỜNG CHIẾU;

 

Đạo bản vô nhan sắc,

Tân tiên nhật nhật khoa.

Đại thiên sa giới ngoại

Hà xứ bất vi gia.

 

Dịch:

Đạo vốn không nhan sắc,

Ngày phô vẻ gấm hoa.

Cả đại thiên sa giới,

Đâu chẳng là quê nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 8709)
Phật Giáo Việt và Phật Giáo Tàu có mối tương quan tương duyên đặc biệt kéo dài cả ngàn năm. Nhưng thực chất thì Phật Giáo Việt không lệ thuộc Phật Giáo Tàu. Trong quá trình lịch sử, Phật Giáo Việt mở rộng tâm và trí để tiếp thu có gạn lọc và sáng tạo những tinh hoa của Phật Giáo Tàu nói riêng và các trào lưu văn hóa nói chung để làm giàu thêm cho gia tài tâm linh quý báu của mình.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 7591)
Ngày xưa Đức Phật bỏ cung vàng điện ngọc, dầm mưa dãi nắng, ăn đói mặc rách suốt 49 ngày đêm thiền định dưới gốc bồ đề mới tìm ra chân lý giải thoát. Ngày nay có những người xưng là đệ tử Phật gia nhưng hám mùi tiền, tham danh lợi, có cuộc sống đầy đủ tiện nghi không khác chi hàng quyền quý. Đã bước chân vào chốn 'Không Môn' chắc hẳn các vị ấy đều biết câu 'vô thường', 'giả tướng'?
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 4784)
12 Tháng Mười 2014(Xem: 13794)
Tôi lặng người nhìn bức hình Tuệ Sỹ, vẫn gương mặt xương xẩu, vẫn đôi má lỏm sâu, vẫn cặp mắt rực sáng, vẫn gầy còm, chỉ là tóc đã bạc màu, y vàng nghiêm trang, kính cẩn cầm ba nén hương to, quì trước bàn thờ với bức ảnh hiền từ với nụ cười an lạc của Ôn.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 14054)
Đáng lý ra thì ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự được xây dựng quy mô lớn lao theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên La Mã. Nhưng vì sự tranh đấu liên tục của giáo hội lúc bấy giờ nên chưa xây dựng ngôi chùa theo đồ án và rồi sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975 thì có thời gian 10 năm chùa bị hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng… Nay chính quyền thành phố đã hoàn trả thêm 7000 mét vuông và GHPGVN đang xúc tiến xây lại toàn bộ Việt Nam Quốc Tự với kinh phí dự trù 150 tỷ đồng…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15472)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
26 Tháng Chín 2014(Xem: 7202)
Đạo Phật có trên hai mươi lăm bộ phái và 2500 năm lịch sử. Con đường tồn tại và phát triển của đạo Phật cho đến ngày hôm nay về mặt lý thuyết cũng như thực hành là con đường Trung Đạo. Cho nên, trung đạo là chánh đạo. Nghiêng lệch một ly là đi một dặm. Vũ khí thiện xảo nhất của Phật giáo dùng để đối trị với những thế lực đối nghịch – đối nghịch tự thân phát xuất từ bên trong và đối nghịch ngoại cảnh tác dụng từ bên ngoài – là tinh thần Trung Đạo.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 5894)
Thiền phái Trúc Lâm được Hòa thượng Thanh Từ khôi phục lại, đang phát triển rộng ở Việt Nam. Cũng là lúc Việt Nam đang bị giặc ngoại xâm quấy phá. Chợt nghĩ đến thời thịnh trị của các vua Trần. Một dòng họ có đến 5 vị vua đều là phật tử, vừa trị vì đất nước, vừa nghiên cứu nội điển tu hành, vừa khuyến giáo dân chúng hành thập thiện. Có lẽ vì thế mà không có thời đại nào vàng son như thời đại của chư vị, nhất là vào thời của Trần Nhân Tông. Không phải chỉ ở mặt phát triển đất nước mà cả ở việc giữ gìn bờ cõi. Nhưng do đâu có sự thịnh trị đó?