Tưởng Nhớ Ngày Phật Đản Sinh

11 Tháng Tư 201709:30(Xem: 4954)

blank
TƯỞNG NHỚ NGÀY PHẬT ĐẢN SINH
Thích Đạt Ma Phổ Giác

 

phatdansinh7hoasen_0Cách đây hơn 2600 năm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại xứ Ấn Độ cổ xưa, cội nguồn của nền văn minh sông Hằngthế giới. Một sự kiện trọng đại thật là hy hữu và hiếm có, Đức Thế Tôn thị hiện vào cõi đời này để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Ngài đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni vào ngày rằm tháng tư năm 624 trước công nguyên, ngoại thành Ca Tỳ La Vệ, ngày nay là xứ Nepal. Khi Đức Thế Tôn thị hiện đản sanh, tiên nhân A Tư Đà đoán rằng sau này Ngài sẽ trở thành vị Vua Chuyển Luân Thánh Vương và nếu xuất gia học đạo sẽ thành PhậtLịch sử của Đức Thế Tôn có tính siêu việt giống như đoá hoa Vô Ưu mấy ngàn năm mới nở một lần.

Đức Phật nhập thếthị hiện là một vị Đông cung thái tử con vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma-Da, Ngài ở trên đỉnh cao quyền lực phong kiến nhưng chẳng đam mê lạc thú trần gian, quyết định ra đi tìm đạo, thành đạo, trao truyền chánh pháp đến cuối cuộc đời mới an nhiên tự tại ra đi, có báo trước ba tháng. Trước khi xuất gia, Ngài dạo qua bốn cửa thành thấy cảnh già, bệnh, chết và một đạo sĩ. Từ đó, Ngài trầm tư về lẽ sống chết, về thân phận của kiếp người

Đạo Phật có tư tưởng xuất thế gian, nhưng chủ trương tốt đạo đẹp đời để cứu khổ chúng sinh. Trải qua hơn hai ngàn sáu trăm năm lịch sửđạo Phật chưa từng gây ra cuộc Thánh chiến nào cả, vì đạo Phật là đạo của hòa bình, đạo Phật là đạo của con người, vì con ngườithương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì thế, đến ngày 15 tháng 12 năm 1999 Đạo Phật được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công nhận là Tôn giáo Văn hoá Thế giới, còn gọi là Đại lễ Tam hợp: ngày Phật đản sanh, ngày Phật thành đạo và ngày Phật nhập Niết-bàn. Ngày lễ Phật đản của cả thế giới được Liên Hợp Quốc bảo trợ và gọi là Đại lễ Vesak. Đất nước Việt Nam chúng ta được vinh dự tổ chức Đại lễ Vesak 2 lần vào năm 2008 và năm 2014 tại Thủ đô Hà Nội. 

Vui thay Phật ra đời vì lợi ích nhân loại
Vui thay giáo Pháp được giảng dạy rộng khắp
Vui  thay Tăng già hoà hợp trong thanh tịnh               
Vui thay bốn chúng đồng tu trong an bình

Đức Phật ra đời với nét son vàng sáng chói, Ngài đã mở ra trang sử mới cho toàn thể nhân loại sống bằng trái tim yêu thươnghiểu biết trong tinh thần vô ngã, vị thaPhật giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất đã và đang tiếp tục đóng góp rất to lớn cho nhân loại về mặt đạo đứcĐạo Phật đã đáp ứng được các nhu cầu thiết cho nhân loại về các giá trị an lạc, hoà bình, hữu nghị và hợp tác toàn diện với tinh thần ổn định, kế thừa và phát triển trong bình đẳng. Người Phật tử chân chính khi đã thọ năm điều đạo đức, sống tốt đạo đẹp đời mang đậm chất từ bi hỷ xả, đã được nuôi dưỡng trong truyền thống tâm linh Phật giáo, nhờ vậy tránh xa mọi điều tội lỗi mà hay làm các việc thiện lành tốt đẹp.

Sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề Đức Phật tuyên thuyết lần đầu tiên tại vườn Lộc Uyển về chân lý Tứ diệu đế, tức bốn sự thật nhiệm mầu là: Khổ đếTập đếDiệt đế và Đạo đế.

Khổ đế là một sự thật của kiếp nhân sinh. Khổ đau là một sự thật của kiếp người, nguyên nhân dẫn đến đau khổ do si mê tham ái chấp ta là thật. Con người sinh ra phải chịu cảnh sinh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não về hai phương diện vật chấttinh thần. Kế đến là thương yêu xa lìa khổ, oán ghét mà gặp nhau khổ, mong cầu không được như ý khổ, thân này thịnh suy khổ.

Tập đế là nguyên nhân của các sự khổ. Mọi thống khổ con người đang phải gánh chịu nơi thân này, cuộc đời giả tạm này chính là tham, sân, si vì thấy mình là thật. Tham lam chính là nguyên nhân của đau khổ, làm cho con người thiếu sáng suốt nên tìm cách chiếm đoạt dưới mọi hình thức. Người xưa có câu: Một đốm lửa sân có thể thiêu rụi cả rừng công đức. Sân giận oán hờn cũng là nguyên nhân gây ra đau khổ  tạo ra ác nghiệp không có ngày thôi dứt. Si là trạng thái tối tăm mờ mịt hành động trong mê lầm, là nguyên nhân tạo ra nhiều tội lỗi, là nhân đọa vào các loài súc sinh vì không biết tôn tri trật tựphải trái, tốt xấu, đúng sai, không phân biệt chánh tà. Chính si mênguyên nhân sản sinh ra tham ái và sân giận dẫn đến triệt tiêu lẫn nhau. Đức Phật đã nói Tập đế là nguyên nhân của mọi khổ đau, nếu chúng ta tu tập và đoạn trừ được tham sân si thì trong lòng bình an hạnh phúcĐức Phật nói: Tập đế là sự thật, là nguyên nhân tạo ra tất cả nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời này.

Chân lý thứ ba là diệt đế?  Tức là Niết-bàn vô sinh. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hoàn toàn giác ngộ nên sống với tâm sáng suốt của chính mình và an nhiên tự tại trong cuộc đờiĐức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc thầy vĩ đại của nhân loại, người đã truyền bá thông điệp từ bitrí tuệ đến mọi người bằng con đường chuyển hóa thân tâm, giúp cho tha nhân biết cách làm chủ bản thân mà không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác. Ngài đến và đi trong an nhiên tự tại, giúp người thoát khỏi bóng tối vô minh để tìm đến ánh sáng chân lý. Hãy tự mình làm chủ bản thân, hãy tự mình thắp lên với ngọn đuốc chánh pháp, hãy tự mình chuyển hóa thân tâm, nếu chính mình vấp ngã thì chính mình đứng lên đó chính là thực tại nhiệm mầu.

Chân lý thứ tư là đạo đế, là nhân xuất thế gian, là những pháp tu gồm có Tứ Niệm xứTứ Chánh cầnTứ Như ý túcNgũ cănNgũ lựcThất Bồ đề phần và Bát Chính đạo. Để được an trú với tâm Phật sáng suốtchúng ta cần tu chuyển hoá ba nghiệp thân miệng ý trong sạchtu tập giới định tuệ để gột rửa tham sân sivô minh nghiệp chướng trong lòng. Nhờ có Phật ra đời và đã đóng góp cho cuộc đời giảm bớt đau khổ lầm mê mà sống an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Kính thưa chư Tôn đức, kính thưa quý liệt vị khách quý, kính thưa toàn thể quý Phật tử gần xa

Hòa cùng niềm vui nhân loại, cả thế giới đều hân hoan đón mừng đại lễ Vesack là lễ hội văn hóa loài người mang đậm chất đạo đức từ bi, vô ngãvị tha, không thấy ai là kẻ thùđạo Phật là đạo của hòa bình sống thương yêu nhau bằng trái tim có hiểu biết. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện đản sanh, xuất giathành đạo rồi hoằng pháp lợi sinh và an nhiên tự tại nhập Niết-bàn trong nỗi niềm thương tiếc của chư Thiênloài người.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5736)
Mỗi mùa Đản sanh về, hàng Phật tử đều hân hoan kính lễ Đức Từ phụ qua hình dáng một hài nhi bước trên bảy hoa sen, bước cuối cùng dừng lại, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói rằng “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Có nhiều luận giải khác nhau về Phật ngôn này theo các chiều hướng triết luận, tâm luận, bản thể luận, giải thoát luận… mà không phải ai cũng hiểu thấu đáo ngọn ngành.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6206)
Khi đức Thích tôn đản sinh, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất, nói bốn câu kệ. Các kinh điển ghi chép không giống nhau. Có khá nhiều luận giải của các nhà học giả, luận sư, giải thích theo nhiều xu hướng và trường phái khác nhau. Do đó, ở đây chúng tôi thấy không cần thiết phải có thêm một bản chú giải khác. Nên chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài kệ tụng đản sinh tiêu biểu trong các kinh điển, để chúng ta có một cái nhìn khái quát sự kiện đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6696)
Nhân dịp lễ lớn trong “Rằm tháng Tư” sắp tới, xin chia sẻ một số vấn đề đến nhóm các Phật tử nương Nhờ Ơn Phật ([1]) và các bạn hữu gần xa. Không phải chỉ trong một số chúng ta mà hầu hết những người ngoài truyền thống Bắc Tông khắp nơi đều tỏ ra dị ứng với cái từ “ Phật Đản” khi gọi tên dịp lễ này.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6962)
Phật ra đời để truyền ban thông điệp (1)- Chấp “ngã” “nhơn” (2) là căn bản luân hồi- Trong lục đạo theo dục vọng buông trôi- Để muôn kiếp chịu trầm luân khổ lụy
24 Tháng Năm 2015(Xem: 12114)
Bốn biển, năm châu thơm ngát hương trầm- Mừng Đản Sanh, bậc Xuất Trần Vô Thượng Sĩ- NGƯỜI đến từ huyền nhiệm, linh thiêng- Phúc lành vô khả tỷ- Rồi Xuất Gia, Đắc Đạo, Niết Bàn!
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5471)
Hương Tháng Tư- Con vẽ mái chùa cong hồn nghiêng dáng gầy trần thế- nghe phôi thai mầu nhiệm đẫm trang đời- Ước vọng lên khơi- xanh trong vời vợi sông Ngân- mùa an lạc!
23 Tháng Năm 2015(Xem: 5983)
Tuổi thơ tôi là những năm tháng gắn liền với ngôi chùa quê bé nhỏ, tường cũ rêu phong, vì kèo thì mối ăn mọt đục, mái gói in đậm màu thời gian. Chùa dẫu liêu xiêu, tình quê vẫn ấm áp, linh thiêng nơi cõi lòng, là chốn quy ngưỡng của bao thế hệ.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 6048)
Cũng như bao người, tôi may mắn có vị Thầy rất xa và cũng rất gần. Những lời Thầy dạy đã giúp tôi rất nhiều trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nhờ Thầy, tôi vượt qua nhiều đau khổ trong tận cùng, hoán chuyển bao hận thù thành thông cảm, hiểu rồi thương.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 6076)
Lễ hội đèn lồng là một nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sinh. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hàn Quốc, một dịp để những người con Phật kỷ niệm ngày một bậc vĩ nhân đã ra đời. Trong lễ hội này, đã có hơn 50.000 đèn lồng các loại làm rực sáng trung tâm thủ đô Seoul.